Cluster Headache là gì? Đây là cụm từ thường gặp trong y khoa, có thể xảy đến ở mọi độ tuổi. Dạng đau đầu này thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước nên nhiều người sẽ không biết cách xử lý khi gặp phải. Vậy dấu hiệu là gì và khắc phục như thế nào?
Cluster headache là gì?
Cluster Headache được hiểu là đau đầu cụm hay đau đầu từng chùm (hay đau đầu từng cơn). Đây là những cơn đau dữ dội ở một bên đầu, phổ biến là khu vực xung quanh mắt.
Tình trạng này thuộc nhóm đau đầu thứ phát, được hiểu là triệu chứng của một bệnh khác chứ không phải xuất phát từ bên trong não. Tuy không phổ biến nhưng theo các chuyên gia, loại đau đầu này rất nghiêm trọng.
Cơn đau đầu này thường xuất hiện theo chu kỳ, tức là vào cùng thời điểm trong một ngày. Do đó, chúng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh trong một thời gian dài.
Đặc biệt, Cluster Headache có thể khiến bệnh nhân thức dậy sau 1 – 2 tiếng sau khi đã chìm vào giấc ngủ. Vào ban đêm, cơn nhức đầu thường nghiêm trọng, có cảm giác dữ dội hơn so với ban ngày.
Loại đau đầu này đe dọa sức khỏe của mọi người ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là từ 20 – 40 tuổi (thanh thiếu niên và người trung niên). Để giảm ảnh hưởng và khắc phục, mọi người cần hiểu rõ về cách điều trị và giảm nguy cơ tái phát.
Các loại đau đầu theo cụm
Thông thường, chứng đau đầu theo cụm sẽ được phân thành 2 loại cơ bản là đau đầu cụm mãn tính và đau đầu cụm từng đợt có đặc điểm cụ thể như sau:
Đau đầu cụm từng đợt
Tần suất xảy ra thường xuyên, thời gian diễn ra từ khoảng một tuần đến 1 năm. Sau đó sẽ cách hơn 1 tháng không đau.
Đau đầu cụm mãn tính
Thời gian xảy ra là trong khoảng hơn 1 năm. Sau đó sẽ cách dưới 1 tháng không đau.
Triệu chứng đau đầu từng cơn (Cluster Headache)
Đau đầu cụm không có dấu hiệu báo trước, thường bắt đầu nhanh chóng. Sau 5 – 10 phút, cơn đau đầu sẽ trở nên nghiêm trọng và thời gian diễn ra từ 30 phút – 2 giờ/lần, tần suất khoảng 1 – 8 lần/ngày.
Vậy triệu chứng đau đầu từng cơn là gì? Là cảm giác rất dữ dội, vừa có cảm giác buốt, nhói và rát tại các vùng như thái dương, xung quanh mắt và má. Trong một số trường hợp, người bệnh còn cảm thấy đau ở một số bộ phận khác như vai, cổ,…
Mỗi lần tái phát, cơn đau có xu hướng ảnh hưởng trong cùng 1 phía và đi kèm là một số triệu chứng ở các khu vực cùng phía với cơn đau như:
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi;
- Đỏ, sưng và chảy nước mắt;
- Da nhợt nhạt;
- Mặt đổ nhiều mồ hôi;
- Sụp, sưng mí mắt;
- Cơ thể mệt mỏi;…
Trong đó, triệu chứng quan trọng nhất để có thể phân biệt đau đầu cụm so với các loại thông thường là tình trạng rối loạn thị giác. Trước khi cơn đau xuất hiện, một số người bệnh sẽ nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy.
Đặc điểm đau đầu cụm theo chu kỳ
Vài tuần đến vài tháng là thời gian kéo dài của 1 chu kỳ đau đầu cụm. Thời gian diễn ra và ngày bắt đầu các chu kỳ có tính nhất quán. Cụ thể: 1 người bị đau đầu chùm theo mùa xuân sẽ lặp lại chu kỳ đau đầu sau vào mùa xuân năm tới.
Sau mỗi chu kỳ, bệnh sẽ chuyển đến giai đoạn thuyên giảm, không đau nữa. Trạng thái bình thường này có thể kéo dài tới 12 tháng trước khi cơn đau đầu quay trở lại.
Bệnh này có cường độ giảm đau rất nhanh, có thể kết thúc ngay sau khi vừa bắt đầu. Sau mỗi chu kỳ, cơ thể của bạn sẽ cảm thấy kiệt sức.
Bạn đang loay hoay không biết tìm người chăm sóc người bệnh ở đâu? Đừng lo lắng nhé, chỉ cần 60s để đặt lịch và trải nghiệm dịch vụ chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp của bTaskee!
Tải app bTaskee để trải nghiệm các dịch vụ chất lượng!
Phân biệt đau nửa đầu và đau đầu theo cụm
Tuy đều gây ra những cơn đau dữ dội nhưng đau đầu theo cụm và đau nửa đầu có sự khác nhau về thời gian đau và vị trí bị ảnh hưởng, cụ thể:
Đau đầu theo cụm | Đau nửa đầu |
Kéo dài trong một thời gian ngắn, trong khoảng từ 30 – 45 phút hoặc vài giờ. | Kéo dài đến 72 giờ |
Bắt đầu, kết thúc đột ngột | Bắt đầu từ từ |
Cơn đau tập trung ở khu vực quanh mắt | Cơn đau rộng khắp nửa đầu |
Không xuất phát từ các nguyên nhân như thực phẩm, căng thẳng, rối loạn nội tiết,… | Nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố như: thực phẩm, căng thẳng, rối loạn nội tiết,… |
Không có dấu hiệu báo trước | Các dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn đau bắt đầu như: thay đổi tâm trạng, thèm ăn một loại thực phẩm nào đó,… Ngoài ra, một số người có thể bị rối loạn thị giác |
Xảy ra kèm theo hiện tượng chảy nước mũi, nghẹt mũi và chảy nước mắt | Xảy ra kèm theo hiện tượng buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng xung quanh |
Khi nằm xuống, cơn đau sẽ dữ dội hơn | Cơn đau giảm bớt khi nằm xuống |
Nguyên nhân gây đau đầu cụm
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu theo chu kỳ có thể là do vùng dưới đồi (một vùng nhỏ của não chịu trách nhiệm điều chỉnh giấc ngủ, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và giải phóng hormone) xuất hiện hiện tượng bất thường.
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến Cluster Headache còn có thể là do các hóa chất Histamin (có tác dụng chống lại các dị tật gây dị ứng) hoặc Serotonin (chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng) bị giải phóng quá nhiều.
Ngoài ra, khi có sự thúc đẩy của một trong những yếu tố được liệt kê dưới đây, đau đầu chùm cũng có thể xảy ra:
- Giới tính: Phụ nữ thường ít bị đau đầu cụm hơn đàn ông.
- Tuổi tác: Đau đầu từng cơn kéo dài đau đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp đều nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40, 50 tuổi.
- Hút thuốc, uống rượu: Cluster Headache xảy ra nhiều hơn ở những người hút thuốc hoặc uống nhiều rượu.
- Di truyền: Những người có cha mẹ hoặc anh chị em bị đau đầu chùm có tỷ lệ mắc cao hơn.
Cho đến hiện tại, nguyên nhân chính xác của căn bệnh này vẫn chưa được y học xác nhận. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khi mắc chứng đau đầu chùm có nghĩa là đồng hồ sinh học của bạn đang có vấn đề, đặc biệt là vùng dưới đồi.
Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và đưa ra hướng giải quyết phù hợp, giúp hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của bệnh gây ra.
>> Xem thêm: Hướng dẫn bài tập cổ cho dân văn phòng giảm đau nhức
Chẩn đoán đau đầu cụm
Dựa theo các biểu hiện của cơn đau và mô tả của người bệnh, các chẩn đoán sẽ được đưa ra. Vì vậy, để có thể dự đoán kết quả chính xác nhất, bác sĩ thường hỏi bệnh nhân những câu hỏi sau:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc của cơn đau.
- Vị trí đau.
- Mức độ nghiêm trọng.
- Các triệu chứng liên quan.
Sau khi trao đổi với bệnh nhân để nắm bắt các thông tin trên, bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng các phương pháp chẩn đoán khoa học để có thể xác định rõ hơn nguyên nhân, bao gồm:
- Kiểm tra thần kinh: Bác sĩ sẽ sử dụng một loạt các quy trình để đánh giá chức năng não, cụ thể: kiểm tra phản xạ thần kinh, các giác quan,… để phát hiện các dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
- Kiểm tra hình ảnh: Trong trường hợp tình trạng bệnh quá phức tạp, chưa thể đưa ra kết luận dựa vào phương pháp trên, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI) hay chụp cắt lớp để loại trừ các nguyên nhân như khối u hoặc chứng phình động mạch.
Điều trị đau đầu cụm (Cluster Headache)
Chứng đau đầu chùm hầu như không có cách chữa trị dứt điểm và thuốc giảm đau không kê toa thường được sử dụng không hiệu quả trong điều trị loại đau đầu này vì chúng có tác dụng quá chậm so với tiến triển của cơn đau.
Do đó, mục tiêu chủ yếu của việc điều trị đau đầu từng cơn bên trái hay đau đầu từng cơn bên phải chủ yếu là giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau, rút ngắn thời gian và ngăn ngừa các cơn đau đầu mới. Một số cách điều trị được thực hiện như:
- Thở oxy tinh khiết qua mặt nạ: Việc này có thể giúp giảm đau đầu đáng kể, có hiệu quả sau 15 phút kể từ khi áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng oxy tinh khiết vì việc lạm dụng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như: tổn thương phế nang, gây ức chế trung tâm hô hấp, viêm phổi, thở chậm,…
- Tiêm Sumatriptan (Triptan): Thuốc này có tác dụng giảm nhanh các cơn đau đầu từng cơn trên đỉnh đầu và cả đau nửa đầu cấp tính. Nếu có tiền sử cao huyết áp hoặc tiêm mạch, bạn nên thông báo trước với bác sĩ vì dùng thuốc có thể nguy hiểm.
- Tiêm Octreotide: So với Triptans, Octreotide kém hiệu quả hơn trong việc giảm đau nhanh.
Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể tiêm Dihydroergotamine hoặc sử dụng thuốc gây tê cục bộ. Những cách điều trị này thường làm giảm cơn đau đầu trong vòng 15 đến 30 phút.
Khi thuốc không hiệu quả hoặc bệnh nhân không thể dung nạp thuốc, biện pháp cuối cùng để điều trị là phẫu thuật. Phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến nhất đối với chứng đau đầu chùm là cắt bỏ một phần của dây thần kinh sinh ba – dây thần kinh chức năng ở khu vực phía sau và xung quanh mắt.
Tuy nhiên, cách này khá nguy hiểm vì chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình thực hiện cũng có thể dẫn đến hậu quả mất cảm giác ở mặt hoặc yếu cơ hàm. Do đó, trước khi phẫu thuật, bạn cần lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho bản thân.
>> Xem thêm: Bệnh văn phòng là gì? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
**Lưu ý: Thông tin trong nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng chữa bệnh. Nếu bạn đang mắc phải chứng Cluster Headache thì hãy liên hệ với các trung tâm y tế để được tư vấn cụ thể!
Câu hỏi thường gặp
- Làm thế nào để giảm tình trạng Cluster Headache?
Các biện pháp cụ thể để giảm nhẹ mức độ đau và các đợt bùng phát, người bệnh cần thực hiện một số thao tác như: thay đổi lối sống lành mạnh, tránh các tác nhân thúc đẩy như hóa chất hay không tập luyện quá sức, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, sử dụng thuốc,…
- Các loại thuốc nào được sử dụng để ức chế cơn đau?
Một số loại thuốc được sử dụng để ức chế cơn đau như: thuốc chẹn kênh Canxi (Verapamil), thuốc kháng viêm Corticosteroid, Lithium Carbonate, thuốc chặn đường dẫn truyền thần kinh,…
Vậy Cluster Headache là gì? Cho đến thời điểm hiện tại, cách thức phòng ngừa và điều trị dứt điểm đau đầu từng cơn vẫn chưa có. Tuy nhiên, nếu duy trì một lối sống khoa học và kết hợp các lời khuyên trên, bạn có thể giảm thiểu tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt đau đầu tái phát.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì giúp nhanh chóng khỏi bệnh?
- Bệnh teo não: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Hình ảnh: Canva