Kiến thức về cọc khoan nhồi không chỉ giúp những người làm việc trong ngành, mà còn có thể giúp các chủ thầu có thể đưa ra quyết định phù hợp. Cùng bTaskee tìm hiểu về cọc khoan nhồi nhé.
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là loại bê tông cốt thép được đổ trực tiếp lên các lỗ có trên nền đất. Những lỗ khoan sẵn đó có thể tạo bằng nhiều cách và phương pháp như: Đào thủ công, sử dụng các loại máy hiện đại chuyên dùng để khoan lỗ, ống thiết bị dùng để tạo lỗ…
Cọc khoan nhồi là loại móng có cọc sâu với đường kính phổ biến từ 60 đến 300 cm, thường thì kích cỡ đường kính này sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại công trình.
Loại cọc khoan nhồi có đường kính bé hơn 80 cm được xem là loại cọc nhỏ. Ngược lại loại cọc lớn hơn 80 cm sẽ được quy ước thuộc loại cọc lớn.
Ưu điểm và nhược điểm của cọc khoan nhồi
Ưu điểm của cọc khoan nhồi
- Cọc khoan nhồi có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian khá nhiều. Bạn có thể rút ngắn được công đoạn đúc cọc vì thế sẽ không còn các khâu như xây dựng bãi đúc, lắp dựng ván khuôn…
- Tại mỗi loại địa hình khác nhau, bạn hoàn toàn có thể thay đổi kích cỡ cho phù hợp.
- Số cọc trên móng hoàn toàn có thể giảm được, vì vậy bạn có thể tận dụng hết khả năng của các phần vật liệu.
- Bên cạnh đó, việc thi công cọc khoan nhồi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh và không gây ra tiếng ồn khó chịu.
- Từ mẫu đất được đào lên, bạn có thể kiểm tra được trực quan địa chất và điều này giúp đánh giá chính xác hơn về điều kiện của đất.
Nhược điểm
- Việc có thể thi công cọc khoan nhồi hay không cần dựa vào thời tiết ngày hôm đó thế nào.
- Môi trường thi công dễ gây ra ngập lún, lầy lội và làm ảnh hưởng đến môi trường, còn có thể làm hao tổn chi phí cho các lần thí nghiệm cọc.
- Cọc nằm sâu trong lòng đất, vì vậy một số hiện tượng khó khăn có thể xảy ra như: Thân cọc có thể bị rửa trôi, có hiện tượng giống như co thắt cọc, thu hẹp về cục bộ,…Bê tông xung quanh thân cọc có thể bị rửa trôi khi gặp mạch nước ngầm.
- Sau khi thi công, đỉnh cọc thường nằm trên mặt đất nên khó có thể kéo dài phần thân cọc lên phía trên. Vì thế bạn phải làm thêm bệ móng, sẽ không thuận lợi trong việc thi công các loại móng cọc bệ cao.
Một số loại cọc khoan nhồi phổ biến
Hiện nay cọc khoan nhồi cũng có một số loại rất phổ biến. Hãy để bTaskee điểm qua một số loại dưới đây mà bạn có thể biết nhé.
- Loại cọc khoan nhồi thông thường: Loại cọc này thường được thi công với phương pháp khoan gầu hoặc khoan rửa ngược để tạo ra các lỗ cho cọc.
- Cọc khoan nhồi Barrette: Loại cọc này thường sử dụng phương pháp khoan gầu để tạo lỗ, chúng thường có tiết diện là hình chữ nhật, hình chữ thập, hoặc hình chữ I, hình chữ H,…
- Cọc khoan nhồi có phần đáy mở rộng: Loại này đa số sẽ có đường kính lớn hơn phần thân cọc, sức chịu tải trọng của loại này thường lớn hơn 5 đến 10% so với những loại cọc thông thường khác.
- Cọc khoan nhồi có phần cói rửa và phần bơm vữa xi măng: Đây là loại cọc được cho là hiện đại nhất hiện nay, chúng có sức chịu đựng lên đến 200% – 300% và bạn hoàn toàn có thể sử dụng hết tối đa độ bền của phần bê tông cọc.
Ứng dụng của việc thi công móng cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi hiện đang là phương pháp được các chủ thầu chọn sử dụng nhiều nhất trong các công trình. Chúng sở hữu nhiều ưu thế đặc biệt như sau:
- Xây dựng nhà ở, các công trình xây dựng 2-3 tầng, các công trình xây dựng cao tầng.
- Các công trình xây dựng công nghiệp và có sự kết cấu cao, có tải trọng lớn: Xây dựng nhà xưởng, xây dựng các nhà máy,…
- Xây dựng cảng sông, xây dựng cảng biển, xây dựng các cầu vượt sông, xây dựng cầu vượt biển,…
Quy trình thi công cọc khoan nhồi
Công tác chuẩn bị phần móng, nền móng, tim cọc và đài cọc
Việc đầu tiên cần thực hiện đó chính là chuẩn bị phần móng, định vị được, và xác định được vị trí của các trục. Để phần này được xảy ra thuận lại, hãy cực cẩn thận từ khi ra bản vẽ cho đến khi làm hoàn thiện bạn nhé.
Xác định và định vị các trục thật chi tiết ở trung gian, hãy đưa các trục ra ngoài của phạm vi thi công công trình. Đồng thời cố định cột mốc với bê tông và thực hiện phương pháp chôn sâu nó xuống mặt đất.
Phần tim cọc cần được đóng và cọc tiêu thép với D = 14cm, có chiều dài cọc khoảng 1,5m, tạo hình vuông góc với nhau.
Thi công tạo lỗ và hạ ống vách
Xác định rõ về tác dụng của ống vách, chúng sẽ là phần giúp định vị, dẫn đường cho máy khoan tiến vào, tránh phần sập trên hố, giữ sự ổn định cho bề mặt của hố khoan, bảo vệ tránh cho đất đá hay những thứ khác có thể rơi vào miệng hố.
Ngoài ra chúng còn có công dụng để làm sàn đỡ tạm, cũng như để dễ dàng thao tác buộc hoặc nối, dựng lắp cốt thép.
Quá trình hạ ống vách sẽ cần đến máy rung, tiếp tục rung hạ ống vách với mức sai số là 30mm ở tâm móng. Cuối cùng hãy nhớ kiểm tra độ thẳng đứng của ống vách bằng cách dùng thước nivo cho áp sát vào vách thành nhé.
Tiếp theo sau quá trình hạ ống, bạn sẽ cần thực hiện các bước tạo lỗ. Hãy để mũi khoan chạm đến chỗ cuối cùng nơi đáy hố thì mới tiến hành hoạt động máy khoan, với tốc độ từ chậm đến nhanh dần. Đặc biệt, bạn nên dùng tốc độ không quá nhanh để tăng momen quay nhé.
Nạo vét phần đáy hố đã khoan
Vì lớp mùn có thể mang đến sự ảnh hưởng đến khả năng làm việc hiệu quả sau này của móng cọc, nên hãy kiểm tra độ sâu của phần mùn dưới đáy khoan cần vét.
Khi tiến hành nạo vét bạn có thể sử dụng phương pháp dùng gầu hình trụ. Sau khi có thể hoàn thành điều này, các bước thi công tiếp theo mới được thực hiện.
Thổi rửa, làm sạch đáy hố đã khoan
Bạn có thể dùng cẩu để đưa ống thổi rửa có đáy đường kính là F90 và được nối nhau bằng ren xuống chỗ đáy hố khoan. Thời gian thổi rửa kéo dài từ 20 đến 30 phút và duy trì với áp suất 7at.
Sau khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút, hãy thử kiểm tra xem phần dung dịch ở dưới đáy hố đã đạt yêu cầu hay chưa.
Đổ lớp lót bê tông cho công trình thi công
Sau khi đã vét lỗ khoan tầm 3 giờ đồng hồ, hãy tiến hành đổ lớp lót bê tông bạn nhé. Sử dụng nút bằng bao tải có vữa xi măng nhão cho lớp lót đầu tiên.
Tuy nhiên trong bước thi công này bạn nên đảm bảo rằng lớp lót bê tông sẽ không tiếp xúc trực tiếp với bất cứ thứ gì khác cho đến khi nó được khô hoàn toàn.
Lấp đầu phần cọc nhồi
Đầu tiên, bạn hãy tháo ra toàn bộ giá đỡ ở phần trên. Tiếp theo bạn hãy cắt những thanh thép đã treo trên lồng thép. Cuối cùng lấp lại bằng đá 1×2 và đá 4×6, rồi lấp lại mặt bằng với đất tự nhiên.
Rút phần ống vách, kiểm nghiệm và bảo dưỡng công trình
Để thực hiện bước cuối cùng trong quy trình thi công cọc khoan nhồi này, bạn chỉ cần cẩn thận rút phần ống vách ra một cách từ từ.
Và để ngăn chặn những sự cố không may có thể xảy ra khi chuyển sang các công đoạn tiếp theo của công trình, bạn nên kiểm nghiệm lại toàn bộ công tác thi công và tuân thủ theo đúng quy định.
Trong trường hợp xảy ra sự cố phát sinh thì bạn có thể làm việc lại với bên bộ phận thiết kế kịp thời. Nếu chất lượng của cọc đã đạt yêu cầu theo bản thiết kế thì bạn hãy triển khai các hạng mục tiếp theo.
Sự cố trong quá trình thi công có thể gặp phải
Bất kể thi công công trình nào cũng sẽ gặp một vài sự cố không như ý muốn. Và khi thi công cọc khoan nhồi cũng vậy, một số sự cố xảy ra trong các công đoạn tạo dựng cọc khoan nhồi thường gặp như:
- Sự cố nghiêng lệch hố khoan.
- Sự cố sập thành hố khoan.
- Sự cố ống vách bị kẹt không thể rút lên.
- Sự cố sụt lở thành hố khoan.
Tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi
Áp dụng đúng tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi là điều rất quan trọng, các cọc khoan nhồi được nghiệm thu sẽ có đường kính bằng hoặc lớn hơn 60cm.
Một số trường hợp đặc biệt như các hang tơ hoặc mái đá nghiêng, các công trình này được thi công trên những điều kiện đặc biệt sẽ có những tiêu chuẩn riêng.
Nếu trong hố khoan có quá nhiều đất đá cứng hay các vật liệu thô khác thì bạn nên làm sạch trước khi tiến hành đổ bê tông.
Trường hợp bạn đào phải hố khoan ở gần mạch nước ngầm thì hãy dùng máy bơm để hút sạch lượng nước ở trong hố. Có như vậy khi đổ bê tông sẽ vững chắc hơn, đảm bảo cọc khoan nhồi được chất lượng.
Câu hỏi thường gặp
- Sử dụng cọc khoan nhồi trên nhiều loại đất có được không?
Đây được xem là công cụ có khả năng sử dụng được ở trên mọi loại đất, có thể vượt qua nhiều tảng đá, đất cứng bằng cách dùng khoan chồng hay máy phá đá. Cọc khoan nhồi còn giúp bạn giảm được số cọc trong móng và bố trí cốt thép phù hợp hơn.
- Sự cố thường gặp nhất trong công việc thi công cọc khoan nhồi?
Sự cố thường gặp nhiều nhất trong công việc thi công cọc khoan nhồi đó chính là sự cố nghiêng lệch hố khoan. Bên cạnh đó, một số tình trạng bạn sẽ gặp phải như không hạ được ống chồng đến độ cao thích hợp, sập thành vách lỗ khoan, lồng thép bị ngập trong đất…
- Các biện pháp nhằm đề phòng sự sạt lở ở thành hố cọc khoan nhồi?
Để tránh gặp phải tình trạng sạt lở ở thành hố cọc khoan nhồi, khi thi công bạn cần chọn thiết bị đảm bảo được năng lực cho việc khoan cọc. Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên rung lắc ống trước lúc đổ bê tông và sau khi kết thúc làm việc lỗ để xem có rút được ống lên hay không. Nếu phát hiện ra lưỡi nhọn bị mài mòn thì bổ sung bằng cách hàn chồng lên.
Cọc khoan nhồi được sử dụng nhiều trong các công trình vì thế mà chất lượng cọc cũng như quy trình thi công cọc bạn nên quản lý chặt chẽ. Chính vì thế mà bTaskee muốn gửi những thông tin liên quan đến cọc khoan nhồi và một số lưu ý khi tiến hành thi công đã được bTaskee gửi đến ở bài viết này.
Xem thêm nội dung tương tự:
Cọc khoan nhồi là gì? Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là gì? Chi tiết về cọc khoan nhồi chuẩn nhất
So sánh cọc ép và cọc khoan nhồi
Hình ảnh: Canva +Lethycorp