Cơm tấm là món ăn quen thuộc, ngày càng được nhiều thực khách đón nhận nhờ hương vị thơm ngon, hấp dẫn cùng hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bạn đã biết cơm tấm bao nhiêu calo và ăn như thế nào để tránh thừa cân, béo phì chưa? Cùng bTaskee tìm hiểu ngay nhé!
100g cơm tấm bao nhiêu calo?
Cơm tấm hay còn được gọi là cơm sườn được chế biến từ đa dạng nguyên liệu như cơm trắng, sườn lượn, trứng ốp la, dưa chua, hành lá phi thơm,…
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết lượng calo trong 100gr cơm tấm với với các loại thực phẩm khác được đưa ra bởi Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế (2017):
Thực phẩm | Lượng calo/100 gram |
Cơm sườn | 680 – 800 |
Cơm chiên trứng | 700 – 900 |
Phở | 143 |
Bánh bao nhân thịt | 219 |
Bánh mì | 249 |
Mì sợi | 349 |
Thành phần dinh dưỡng trong cơm tấm
Thông thường, thành phần dinh dưỡng của thực phẩm sẽ được tính toán trên dựa theo công thức:
Protein x 4 kcal + Lipid x 4 kcal + Glucid x 9 kcal.
Bạn có thể tham khảo bảng dinh dưỡng dưới đây:
Nhóm chất dinh dưỡng | Hàm lượng | Vai trò |
Protein | 20,7gram | – Hỗ trợ tăng cơ và mô. – Chuyển hóa vitamin và chất khoáng. – Cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. |
Lipid | 13,3gram | – Là thành phần cấu tạo nên tế bào. – Là dung môi hòa tan các loại vitamin A, D, E, K. – Tăng khẩu vị và giá trị dinh dưỡng cho món ăn. – Giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn. |
Glucid | 81,6 gram | Giúp chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. |
Canxi | 126,5mg | Hỗ trợ cơ xương khớp phát triển chắc khỏe. |
Sắt | 2,96mg | Bổ máu. |
Lợi ích của việc ăn cơm tấm
Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn cơm tấm:
- Cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động của cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng sắt, canxi, vitamin và một số khoáng chất thiết yếu khác.
- Cải thiện hệ tim mạch, không sản sinh các cholesterol xấu trong máu, giúp quá trình hoạt động của tim mạch diễn ra hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ tăng cường hệ thần kinh nhờ các loại vitamin B1, B3, B6 và B12.
- Hỗ trợ tạo cơ nhờ hàm lượng protein dồi dào.
- Hỗ trợ cải thiện lượng đường huyết trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhờ hàm lượng chất xơ và vitamin có trong rau xanh.
>> Xem thêm: Bỏ túi cách ăn cơm cháy không lo thừa cân, béo phì
Ăn cơm tấm có béo (mập) không?
Với hàm lượng calo lớn, khoảng 600 – 800 calo/100 gram, việc ăn cơm tấm hàng ngày có thể gây thừa cân, béo phì.
Ăn cơm tấm nhiều có tốt không?
Như đã biết, cơm tấm đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe người ăn. Tuy nhiên, món ăn này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại bởi cách chế biến và một số thành phần nguyên liệu phụ.
Cụ thể, sườn cốt lết trong cơm tấm thường được tẩm ướp nhiều gia vị như dầu ăn, muối, mắm, mì chính,… và nướng trên than hoa ở nhiệt độ 500 – 600 độ C. Cách chế biến này sẽ khiến mỡ chảy xuống than và bốc nên, tạo ra hợp chất có thể gây ung thư.
Vì vậy, ăn cơm tấm nhiều có thể gây hại cho sức khỏe, dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, mỡ máu,…
Bạn muốn chiêu đãi các thành viên trong gia đình bằng món cơm tấm thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhưng công việc bận rộn không cho phép bạn làm điều đó. Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong sẽ giúp bạn có chuẩn bị những bữa ăn hấp dẫn và dinh dưỡng tại nhà.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Hướng dẫn ăn cơm tấm mà không lo tăng cân
Để ăn cơm tấm không lo tăng cân, bạn nên áp dụng một số cách sau:
- Chia một suất cơm tấm thành 3 bữa theo tỷ lệ 1:2:2 để hạn chế lượng calo nạp vào mỗi bữa.
- Lựa chọn cơm sườn được chế biến đơn giản, không tẩm ướp nhiều gia vị và dầu mỡ.
- Bổ sung rau xanh như súp lơ, xà lách, ăn kèm với cơm sườn, giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn.
- Ăn chậm, nhai kỹ, để tình bột từ cơm sườn kết hợp với enzim trong nước bọt chuyển hóa thành dạng đường.
- Tập thể dục thường xuyên để đốt cháy calo và mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.
Thời điểm lý tưởng để thưởng thức cơm tấm
Cơm tấm cung cấp hàm lượng calo lớn với nhiều nhóm dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, hệ tiêu hóa cần ít nhất từ 4 -5 tiếng để chuyển hóa hết toàn bộ năng lượng.
Vì vậy, thời gian thích hợp nhất để ăn cơm tấm là vào buổi trưa hoặc xế chiều (từ 17 – 18 giờ). Sau 20 giờ, bạn không nên ăn loại thực phẩm này, bởi khi cơ thể nghỉ ngơi, ít vận động, chúng rất dễ gây tích tụ mỡ và tăng cân.
Bí kíp nấu các món cơm tấm thơm ngon tại nhà
Dưới đây là cách nấu cơm tấm thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng tại nhà, bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 400g sườn heo, 2 củ hành tím, 3 tép tỏi, 1/2 quả cà rốt, 1/2 quả hành tây, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê dầu ăn, 1/2 thìa cà phê dầu mè.
- Bước 2: Sơ chế: Rửa sạch – bóc vỏ – cắt khúc các nguyên liệu chính (sườn, hành tím, cà rốt, hành tây).
- Bước 3: Cho hành tím, tỏi băm vào chảo và xào thơm với dầu ăn. Sau đó cho thêm sườn và đảo đều đến khi chúng chín vàng. Cuối cùng, cho thêm cà rốt, hành tây vào đảo thêm trong 2 phút.
- Bước 4: Cho 10 – 20ml nước vào chảo đun sôi nhỏ lửa đến khi sườn sánh lại, có độ mềm nhất định thì tắt bếp.
- Bước 5: Cuối cùng, đặt sườn lên trên cơm, thêm rau sống, nước mắm chua ngọt, dưa chua và thưởng thức.
>> Xem thêm: Lưu ngay cách ăn cơm nhiều mà không lo thừa cân, béo phì
Lưu ý khi thưởng thức cơm tấm
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi thưởng thức cơm sườn giúp bạn ngon miệng và hạn chế nguy cơ thừa năng lượng:
- Nên thưởng thức cơm tấm ngay khi còn nóng để cảm nhận hương vị ngon hơn.
- Ăn chậm nuốt kỹ trong khi thưởng thức.
- Hãy vừa ăn cơm và uống cùng với 1 ly nước để mang lại cảm giác no.
- Sau khi ăn, không nên chạy nhảy hoặc hoạt động mạnh, để cơ thể dễ tiêu cơm và hạn chế đầy bụng.
Câu hỏi thường gặp
- Đối tượng nào không nên ăn cơm sườn?
Những đối tượng sau đây không nên ăn cơm sườn, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn:
– Người béo phì hoặc tiền béo phì: Bởi cơm sườn chứa nhiều chất béo và calo.
– Người bị huyết áp cao: Bởi trong cơm sườn có một lượng lớn gia vị, đặc biệt là muối.
– Người nhiễm mỡ máu: Cơm sườn cung cấp chất béo và protein cho cơ thể khá lớn, trong khi đây là yếu tố gây ra bệnh lý này. - Tần suất ăn cơm sườn hợp lý, tránh gây béo phì?
Bạn nên ăn cơm sườn từ 2 – 3 bữa/tuần là hợp lý. Cùng với đó, hãy tính toán lượng calo trong mỗi bữa để cân nhắc giảm lượng cơm và sườn.
- 1 dĩa cơm sườn trứng bao nhiêu calo?
Thông thường, một dĩa cơm sườn trứng sẽ chứa khoảng 527 calo thông qua các nguyên liệu cơ bản như cơm, sườn, trứng, dưa chuột, cà rốt,….
Trên đây là những thông tin cơ bản, giải đáp thắc mắc của nhiều người về việc cơm tấm bao nhiêu calo? Ăn nhiều có gây tăng cân không? Đừng quên bỏ túi những mẹo ăn uống hữu ích của bTaskee để thoải mái thưởng thức món ăn yêu thích mà không lo thừa cân, béo phì nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Bỏ túi top các mâm cơm chay thanh đạm, tốt cho sức khỏe tại nhà.
- Gợi ý thực đơn cơm nát cho bé tại nhà.
Hình ảnh: Pinterest.