Trong mọi căn bếp nghệ là một thực phẩm thiết yếu luôn hiện diện trên kệ gia vị. Ngoài màu vàng rực rỡ tạo hương sắc cho món ăn, củ nghệ còn biết đến là chìa khóa chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Bài viết này sẽ khám phá hàm lượng dinh dưỡng của nghệ, nó có thể có lợi cho sức khỏe như thế nào, cũng như một số tác dụng phụ tiêu cực của nó.
Củ nghệ là gì?
Nghệ được coi là một loại dược phẩm, một loại gia vị đặc trưng được sử dụng chính tại đất nước Ấn Độ trong nhiều thập kỷ. Sau này khi khoa học phát triển, các chuyên gia đã phát hiện rằng curcumin là thành phần chính hoạt động trong nghệ vàng, và nó có các đặc tính sinh học mạnh mẽ.
Tại Y học Ấn Độ, họ thường dùng nghệ điều trị các căn bệnh như đau và viêm mãn tính. Trong khi, Y học phương Tây đang nghiên cứu thêm về công dụng chữa bệnh của nghệ.
Bởi vì công năng tuyệt vời của chúng. Ngày nay, các công ty dược đã sản xuất nghệ thành nhiều loại sản phẩm như viên nang, trà, tinh bột bán sẵn trên thị trường.
Giá trị dinh dưỡng trong củ nghệ
Curcumin
Đầu tiên phải kể đến curcumin chứa trong củ nghệ, đây là hoạt chất chính đã đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng nhất
Thành phần tích cực này đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh và thậm chí có thể hỗ trợ chữa lành vết thương nhờ tác dụng kháng khuẩn của nó.
Hơn nữa, curcumin đều được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, curcumin đặc biệt có thể làm giảm các dấu hiệu viêm như yếu tố hoại tử khối u.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Vitamin và khoáng chất
Bên cạnh curcumin, trong củ nghệ cũng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất tương đối khác. Theo dữ liệu Nutrition. Số lượng trên 1 muỗng canh (7g):
- Calo 100kj
- Protein 6.3 kJ
- Chất béo 23.4 kJ
- Carbohydrate 4.4 g
- Chất xơ 1.4g
Lợi ích sức khỏe của củ nghệ
Ngoài việc là một loại gia vị tạo độ thơm ngon cho thức ăn, ẩn chứa bên trong nó còn là một loại thuốc chữa được bách bệnh.
Đặc tính chống viêm
Viêm được biết là phản ứng bảo vệ bình thường của cơ thể trước các tổn thương. Nếu ở tình trạng cấp tính thì không sao, nhưng nó trở thành mãn tính thì sẽ tấn công các mô chính của cơ thể.
Trong bài báo cáo năm 2015, hoạt chất curcumin trong củ nghệ vàng được ghi nhận có hoạt động chống viêm mạnh khi được sử dụng như một phương thuốc để phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính.
Thật không may, curcumin không hấp thụ tốt vào máu và việc dùng nó trong cà ri mỗi tháng một lần không chắc sẽ mang lại cho bạn những lợi ích chống viêm và chống oxy hóa như mong muốn.
Ngăn ngừa ung thư
Viêm cũng là một trong những nguyên nhân phát triển của khối u. Theo nguồn chống lại ung thư, thành phần curcumin nằm trong củ nghệ có tác dụng phòng ngừa phát triển của nhiều loại ung thư như ung thư vú, tuyến tụy, dạ dày,…
Nó hoạt động bằng cách phá vỡ sự hình thành các tế bào ung thư ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ tế bào, can thiệp vào các đường truyền tín hiệu của tế bào và thậm chí khiến các tế bào ung thư đó chết.
Mặc dù chưa có thử nghiệm lâm sàng nào trên người, nhưng đây là dấu hiệu tốt đáng mong đợi cho việc điều trị căn bệnh ung thư.
Sử dụng curcumin kết hợp với hạt tiêu đen sẽ phát huy công dụng của củ nghệ tốt hơn. Bởi vì bên trong tiêu đen có một chất gọi là piperine, nó giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất.
Bảo vệ tim mạch
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng. Tỷ lệ người tử vong do căn bệnh này ngày một tăng, trung bình 4 người trưởng thành, có ít nhất 1 người mắc bệnh.
Theo một nguồn báo cáo từ NIH, curcumin có công dụng giúp bảo vệ chống lại sự mất chức năng do tuổi tác và giảm khả năng phát triển bệnh tim. Các chuyên gia đã mời tổng cộng 32 phụ nữ sau mãn kinh và chia thành 3 nhóm khác nhau.
Kết quả sau 8 tuần thử nghiệm chỉ ra rằng nhóm tiêu thụ nghệ và tập luyện thể dục nhịp điệu có khả năng cải thiện sự suy giảm chức năng nội mô liên quan đến tuổi tác.
Bên cạnh đó, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định xem liệu curcumin có phải là một chiến lược điều trị lâu dài an toàn và hiệu quả cho những người bị bệnh tim hay không.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Chữa lành làn da
Như đã nêu công dụng chống viêm, chống oxy hóa ở nên. Do đó, củ nghệ cũng có tác dụng trị hiệu quả cho nhiều tình trạng da, bao gồm mụn trứng cá, nám da và bệnh vẩy nến.
Theo thông tin từ NCBI, củ nghệ đã được đề xuất như một lựa chọn điều trị hợp lệ và an toàn cho bệnh vẩy nến. Một trong số bằng chứng hỗ trợ hiệu quả điều trị của nó là đặc tính chống oxy hóa, có thể làm giảm stress oxy hóa của các tổn thương vảy nến.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm các nghiên cứu có đối chứng khác trước khi khuyến nghị dùng nghệ dạng uống như một phương pháp điều trị hợp lệ cho bệnh vẩy nến.
Giảm triệu chứng của bệnh viêm xương khớp
Nhờ đặc tính chống viêm mạnh, củ nghệ là một lựa chọn điều trị lâu dài an toàn và hiệu quả cho những người bị viêm xương khớp.
Theo một bài đánh giá, các chuyên gia đã mời người bị bệnh liên quan viêm xương khớp tham gia. Kết quả thu về được, các hợp chất củ nghệ có lợi như một chất bổ sung cho việc kiểm soát bệnh viêm xương khớp.
Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong đã được chứng minh góp phần giúp giảm đau và viêm phát triển ở những người bị bệnh viêm khớp.
Tác dụng phụ khi dùng củ nghệ
Chỉ vì một cái gì đó là “tự nhiên” không có nghĩa là nó không có tác dụng phụ khi dùng hoặc an toàn để trộn với thuốc của bạn. Vậy nên, cần tìm hiểu thêm hoặc lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ trước khi thêm một chất bổ sung mới vào chế độ.
Chướng bụng
Trong quá trình củ vàng nghệ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nó có thể gây ra kích ứng khi dùng số lượng nhiều. Một số bệnh nhân đang tham gia thử nghiệm sử dụng củ nghệ điều trị ung thư đã phải bỏ cuộc bởi vì nó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của họ.
Lý giải về tác dụng phụ này, các chuyên gia giải thích rằng do nghệ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị hơn. Trong khi điều này giúp ích cho tiêu hóa của một số người, ngược lại nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.
Làm loãng máu
Củ nghệ vàng là một trong các sản phẩm thảo dược có khả năng làm tăng nguy cơ loãng máu hoặc làm tăng tác dụng của liệu pháp warfarin. Do đó, những người đang sử thuốc loãng máu như warfarin nên hạn chế tiêu thụ nghệ nhiều.
Đặc biệt lưu ý, Người bệnh tiểu đường đang uống thuốc để giảm lượng đường trong máu không nên dùng nghệ vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu tới mức nguy hiểm tiềm ẩn.
Câu hỏi thường gặp:
Nghệ được biết làm loãng máu. Do đó, những người cần làm phẫu thuật nên ngưng tiêu thụ nghệ trong khoảng hai tuần trước khi phẫu thuật vì củ nghệ có khả năng ngăn ngừa đông máu.
Câu trả lời là không. Việc tiêu thụ quá nhiều nghệ có thể gây ra bệnh dạ dày, mất nước và táo bón.
Nghệ mọc mầm không có độc tố nhưng chúng đã mất hết chất dinh dưỡng. Nguyên nhân là khi nghệ mọc mầm, toàn bộ các chất dinh dưỡng có trong củ nghệ sẽ tập trùng nuôi mầm mới.
Các bài viết rau củ liên quan khác:
- Củ Dền: Tác Dụng Sức Khỏe Và Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng
- 8 Tác Dụng Của Đậu Bắp Đối Với Sức Khỏe Mà Bạn Nên Biết
- Cách Làm Mứt Nghệ Vàng Ươm Thơm Ngon Ngày Tết
Hình ảnh: Canva