Đậu phộng (hay lạc) là một loại thực phẩm được ưa chuộng rộng rãi tại Việt Nam. Nó trở thành một loại nguyên liệu đặc trưng và không thể thiếu trong rất nhiều món ăn như gỏi, nộm, xôi, chè,… Cùng bTaskee tìm hiểu về những công dụng và lưu ý khi dùng loại đậu này nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của đậu phộng
Nguồn gốc và đặc điểm của đậu phộng
Đậu phộng là một loại cây thân thảo họ đậu, có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ.
Vào thế kỷ 17, các thương nhân Bồ Đào Nha mang đậu phộng sang giới thiệu tại Trung Quốc và từ đó giống cây này lan rộng ra khắp Châu Á.
Hoa đậu phộng dạng có màu vàng hình dáng tương đồng với các loại hoa họ đậu khác; cuống hoa dài 2 – 4 cm. Một sự thật thú vị là sau khi thụ phấn, quả đậu thường cắm vào đất rồi phát triển.
Do mọc ở dưới đất nên người ta hay thường gọi đậu phộng là củ, nhưng thực chất nó lại là một dạng quả phát triển từ hoa.
Quả đậu hình trụ thuôn, khi chín lớp vỏ dày cứng có màu nâu sạm chứa từ 1 đến 4 hạt. Hạt đậu phộng sau khi được tách vỏ thường được chế biến đơn giản thành các món ăn hấp dẫn hoặc ép lấy dầu.
Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng
Đậu phộng là nột loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trung bình trog 100g đậu phộng chứa:
- Năng lượng: 567kcal
- Chất xơ: 8,5g
- Chất béo: 49,2g
- Protein: 25,8g
- Vitamin E: 8,33mg
- Niacin: 12,1mg
- Folate: 240 µg
- Thiamin: 0,64mg
- Magie: 168mg
- Photpho: 376mg
- Kali: 705mg
Ăn đậu có tốt không? Mách bạn 6 công dụng của đậu phộng
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trong đậu phộng chứa một hàm lượng lớn chất béo không bão hòa ở dạng đơn và đa chức. Các loại chất béo bão hòa này giúp điều hòa huyết áp và chống lại chứng rối loạn nhịp tim
Ngoài ra các hợp chất niacin và A-xít Oleic được tìm thấy trong đậu phộng có tác dụng giảm cholesterol “xấu” (LDL) và đồng thời làm tăng mức cholesterol “tốt” (HDL) trong máu. Nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh động mạch vành và đột quỵ
Trên thực tế, các bài nghiên cứu của PubMed cũng chứng minh rằng một chế độ ăn uống có bổ sung đậu phộng giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý liên quan đến tim mạch
Giúp giảm cân lành mạnh
Hạt đậu phộng chứa nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu. Ngoài ra, tuy chứa nhiều chất béo nhưng đậu phộng lại chứa một hàm lượng chất béo tốt (chất béo không bão hòa) giúp bạn thay thế được các loại chất béo không tốt cho sức khỏe khác.
Một nghiên cứu nhỏ kéo dài 6 tháng ở những phụ nữ khỏe mạnh cho thấy rằng khi các nguồn chất béo khác trong chế độ ăn ít chất béo được thay thế bằng đậu phộng, họ đã giảm được 6,6 pound (3 kg).
Ngăn ngừa sỏi mật
Hai cuộc thí nghiệm của NCBI về tác dụng của các loại hạt trong việc ngăn ngừa sỏi thận ở nam và nữ đã cho thấy một chế độ ăn lành mạnh có bổ sung thêm lạc giúp là giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
Các nhà khoa học đã lý giải nguyên nhân là vì hầu hết các loại sỏi được hình thành là vì lượng cholesterol cao, ăn lạc giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Ngăn ngừa ung thư
Lạc là một nguồn cung dồi dào các chất oxy hóa không thua kém các loại trái cây. Các chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa các gốc tự do và bảo vệ tế bào. Nhờ đó các tế bào sẽ phát triển, phân hóa bình thường và không xảy ra sự đột biến dẫn đến ung thư.
Trong số hàng loạt các loại chất chống oxy hóa trong lạc, tiêu biểu phải kể đến Resveratrol. Resveratrol được tìm thấy nhiều nhất trong rượu vang đỏ; đây là một chất chống oxy hóa mạnh được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.
Tốt cho phụ nữ có thai
Trong đậu phộng (lạc) chứa nhiều Vitamin B9 (folate) và axit folic. Theo PubMed đây là hai dưỡng chất cần bổ sung trong thai kỳ nhằm giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là não và cột sống đang phát triển của thai nhi.
Ngoài ra trong đậu phộng còn chứa biotin giúp hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi
Tuy nhiên, những bà bầu dị ứng với đậu phộng cũng không nên sử dụng các sản phẩm từ đậu phộng để tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Tốt cho da và tóc
Đậu phộng là một loại thực phẩm giàu Biotin và vitamin E. Những loại hợp chất này có tác dụng bảo vệ bà trẻ hóa làn da, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.
Những lưu ý khi dùng lạc
Không nên ăn quá nhiều lạc trong một ngày:
Các chất dinh dưỡng trong lạc có thể làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng. Do đó mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 30gr ( tương đương 53 hạt) lạc.
Nên lựa kỹ lại lạc trước khi chế biến:
Lạc nếu không biết bảo quản sẽ rất dễ bị mốc. Trong đậu mốc có chứa nhiều chất gây ung thư hoặc có thể ngộ độc nên trước khi sử dụng phải chú ý loại bỏ các hạt mốc, hỏng.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để chọn lựa, sơ chế và chế biến các món ăn từ lạc thì có thể tham khảo thêm dịch vụ đi chợ hoặc nấu ăn của bTaskee. Chỉ với một vài thao tác đơn giản trên app bTaskee là bạn đã có ngay một bữa ăn ngon và an toàn cho gia đình.
Tải app bTaskee tại đây
Một số người nên hạn chế ăn đậu phộng:
Người mắc bệnh gút
Bệnh gút xảy ra là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa purine dẫn đến làm tăng lượng a-xít uric trong máu.
Lạc là một loại thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ làm giảm sự bài tiết a xít uric qua nước tiểu, khiến bệnh càng thêm trầm trọng. Do đó, người bị bệnh gút nên hạn chế ăn lạc.
Người bị bệnh mỡ máu
Ngoài chất béo bão hòa, trong đậu phộng còn chứa 1 lượng lớn chất béo bão hòa khiến tăng nồng độ cholesterol trong máu. Do đó có thể gây ra bệnh mạch vành và tăng nồng độ mỡ trong máu.
Người cắt túi mật
Khi nạp thức ăn vào cơ thể, túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật vào dạ dày để giúp tiêu hóa thức ăn.
Các loại thực phẩm giàu chất béo sẽ gây kích thích mạnh lên túi mật để tiết ra nhiều dịch để tiêu hóa những thức ăn này. Đối với người đã cắt túi mật thì không thể tiết ra dịch, do đó gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo trong đậu phộng.
Người bị viêm loét dạ dày hoặc có hệ tiêu hóa kém
Như đã đề cập ở trên lạc là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại rất khó để tiêu hóa. Do đó, nếu những người có hệ tiêu hóa kém không nên hạn chế sử dụng lạc. Ngoài ra, lạc có tính nóng rất dễ khiến họ bị chướng bụng và tiêu chảy.
Các chọn và bảo quả đậu phộng
Cách chọn: Chọn những hạt đậu phộng sáng bóng, to tròn và không bị lép hay sâu, mọt.
Cách bảo quản: Đậu phộng sau khi phơi khô và bóc vỏ bạn có thể bỏ vào túi ni-lông, lọ hoặc túi zip rồi bảo quản ở nơi khô ráo hoặc ngăn mát tủ lạnh.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số cách bảo quản đậu phộng hay tại bài viết: Cách Bảo Quản Đậu Phộng Để Được Lâu Tại Nhà.
Hình ảnh: Canva
Câu hỏi thường gặp
- Đậu phộng là củ hay quả?
Sau khi thụ phấn, quả đậu thường cắm vào đất rồi phát triển. Do mọc ở dưới đất nên người ta hay thường gọi đậu phộng là củ, nhưng thực chất nó lại là một dạng quả phát triển từ hoa.
- Đậu phộng bao nhiêu calo?
Theo dữ liệu của USDA, trung bình trong 100g đậu phộng chứa đến 567kcal. Chính vì vậy, nếu bạn muốn giảm cân thì nên sử dụng loại thực phẩm này một cách phù hợp.
Hi vọng qua những thông tin của bài viết có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về công dụng của quả nho và những lưu ý khi sử dụng. Hãy thường xuyên sử dụng đậu phộng một cách hợp lý để tăng cường sức khỏe cho gia đình bạn nhé!
Xem thêm thông tin dinh dưỡng rau củ quả khác:
Công Dụng Của Quả Đào Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng