Dầu tràm có nhiều tác dụng trong cuộc sống. Dầu có mùi hương dễ chịu, an toàn với trẻ nhỏ và người trưởng thành. Dầu tràm còn những tác dụng tuyệt vời nào nữa, hãy cùng bTaskee tìm hiểu các công dụng của dầu tràm nhé!
Công dụng của dầu tràm trong đời sống
Dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió, và được nhiều chuyên gia về sức khỏe khuyên dùng. Đặc biệt, tinh dầu tràm còn an toàn, giúp kháng khuẩn và giữ ấm cho cơ thể. Những tác dụng dầu tràm đem lại như sau:
Làm đẹp da, trị mụn
Công dụng của dầu tràm trong làm đẹp được ứng dụng rất nhiều. Khi bạn chấm dầu tràm lên những vùng da bị mụn sẽ giúp giảm sưng đỏ và không để lại thâm sẹo.
Vì tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn cao giúp giảm sự lây lan của vi khuẩn trên da. Nhờ đó, có thể hạn chế tình trạng mụn lây lan từ vùng này sang vùng khác.
Loại tinh dầu này có khả năng tái sinh tế bào bị lão hóa, làm lành nhanh các vết thương do mụn để. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm để xông mặt giúp lỗ chân lông được thông thoáng, giảm tình trạng viêm mụn.
Trị ho
Dầu tràm có khả năng giúp tiêu đờm, đường hô hấp được thông thoáng. Bạn có thể thấy dầu tràm cũng là thành phần trong nhiều loại thảo dược trị ho, cảm lạnh.
Tuy nhiên, trường hợp bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp thì dầu tràm chỉ có tác dụng giảm cơn ho, không thể trị khỏi hoàn toàn.
Bạn có thể áp dụng những cách sau để phát huy tác dụng của tinh dầu tràm tốt nhất:
- Dùng dầu tràm xoa lên lòng bàn chân, ngực và lưng giúp giữ ấm cho cơ thể và nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng ho, viêm mũi do cảm lạnh.
- Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm và sử dụng để tắm. Các tinh chất sẽ bám lên da giúp giữ ấm, kháng khuẩn và tránh gió hiệu quả.
Lưu ý: Không bôi dầu lên mũi, da mặt hay để dính vào mắt trẻ. Đây là những vùng nhạy cảm dễ gây tổn thương.
Làm sạch da đầu, ngăn rụng tóc
Theo nghiên cứu tinh dầu tràm được đăng trên Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình dầu tràm có chứa chất α-Terpineol.
Ngoài khả năng kháng khuẩn, tinh chất này còn hỗ trợ khơi thông các nang tóc, ngăn ngừa vi khuẩn và bệnh nấm da đầu. Dầu tràm còn giữ độ ẩm cho tóc luôn bồng bềnh, tránh được tình trạng da đầu khô gây gàu khó chịu.
Bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh chất dầu tràm kết hợp với dầu gội để sử dụng. Sau vài lần bạn sẽ thấy được hiệu quả và hương thơm của cây tràm trà lưu giữ trên tóc.
Hỗ trợ điều trị viêm xoang
Dịch nhầy trong mũi sẽ được mềm ra khi dùng dầu tràm giúp quá trình đào thải dễ hơn. Nhờ đó, mũi sẽ luôn được sạch sẽ, thông thoáng và cải thiện tình trạng viêm xoang tốt hơn.
Nếu bạn quá mệt mỏi, khó chịu vì viêm xoang không thể dọn dẹp nhà cửa có thể đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ bTaskee. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi, mọi việc còn lại đã có chị Ong bTaskee lo chu đáo.
Tải app bTaskee để trải nghiệm những dịch vụ gia đình hàng đầu Việt Nam
Điều trị nấm trên da
Những bệnh nấm ngoài da như: Nấm kẽ chân, bàn tay, nấm da đầu có thể dùng trực tiếp dầu tràm lên vùng da nhiễm bệnh.
Bạn cũng có thể kết hợp với các liệu pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy theo tình trạng nấm lây lan mà có liều lượng và cách dùng khác nhau.
Trong quá trình trị nấm, tinh dầu tràm sẽ giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do vi khuẩn gây ra.
Giảm đau xương khớp
Ngoài những công dụng tuyệt vời trên, dầu tràm còn giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, giảm mỏi cơ.
Kết hợp tinh dầu tràm với xoa bóp trên những vùng xương, cơ bị đau giúp tăng lưu thông máu và trao đổi chất. Nhờ đó, những triệu chứng đau xương khớp sẽ được thuyên giảm.
Nếu bạn dị ứng với dầu trầm thì không nên sử dụng vì có thể gây kích ứng da.
Kháng khuẩn, giúp vết thương nhanh lành
Công dụng tuyệt vời nhất của dầu tràm chính là khả năng kháng khuẩn mạnh. Bạn có thể dùng dầu tràm để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn trên da.
Những vết bầm trên da có thể dùng tràm trà thoa đều. Sau 1 – 2 ngày sử dụng vết thâm tím sẽ nhanh chóng tan biến.
Giảm sưng đau do bị côn trùng đốt
Khi trẻ bị côn trùng cắn gây sưng đỏ hay ngứa chúng ta có thể thoa một ít tinh dầu tràm lên vết cắn giúp giảm sưng đau.
Bạn có thể sử dụng dầu tràm để ngăn côn trùng đến gần bằng cách thoa dầu tràm pha loãng lên vùng tay, chân… Đặc biệt, những nơi hay bị côn trùng đốt bạn nên lưu ý thoa tinh dầu để xua đuổi côn trùng chúng.
Lưu ý khi sử dụng các loại dầu tràm
- Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và làm theo chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng tinh dầu tràm trên những vùng da nhạy cảm như: Mắt, da mặt…
- Sử dụng với liều lượng hợp lý tùy vào độ tuổi và độ nặng nhẹ của bệnh.
- Kiểm tra phản ứng của cơ thể trước khi dùng xem có dị ứng vào các thành phần của tinh dầu không.
- Chọn mua sản phẩm ở các nhà thuốc uy tín để đảm bảo an toàn chất lượng.
Công dụng của dầu tràm rất nhiều nhưng chủ yếu vẫn là khả năng kháng khuẩn cao. Bạn nên để sẵn một chai tinh dầu tràm trong nhà để cần sử dụng trong các trường hợp cần thiết nhé!
Xem thêm về tinh dầu tràm
- 10 loại tinh dầu giúp bạn thư giãn, ngủ ngon
- Có thể bạn quan tâm cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà
- Các Loại Tinh Dầu Đuổi Muỗi Và Côn Trùng Hiệu Quả Trong Ngày Hè
Hình ảnh: Freepik + Google