Quýt là một loại trái cây đã vô cùng thân thuộc với đời sống của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những lợi ích sức khỏe thần kỳ mà loại quả này đem lại. Mời bạn cùng bTaskee tìm hiểu về 6 công dụng của quả quýt, những lưu ý khi dùng và cách phân biệt quýt Trung Quốc và quýt Việt Nam và các nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của quả quýt
Nguồn gốc và đặc điểm của quả quýt
Cây quýt (tên khoa học là Citrus reticulata Blanco) là một loài cây nhiệt đới thuộc chi Cam (Citrus). Giống cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, sau đó được lan trồng khắp nơi để lấy quả.
Ở Việt Nam nhiều chủng loại quýt được nhập khẩu và lai ghép tạo thành các giống quýt đặc sản cho từng vùng.
Trái quýt khi chín có màu xanh hoặc cam nhẵn bóng; phần thịt mọng nước và có vị ngọt mát. Quýt thường được ăn như một loại trái cây tráng miệng bình thường hoặc chế biến thành thành các loại nước ép, trà thanh nhiệt, mứt,….
Hiện nay trên thị trường bày bán rộng rãi và đa dạng các giống quýt, phổ biến nhất là: quýt hồng (quýt tiều), quýt đường, quýt xanh, quýt Thái, quýt hôi, quýt chum,… Mỗi một loại có hình dạng, kích thước và hương vị thơm ngon khác nhau, tạo nên nét đặc trưng cho từng giống quýt.
Thành phần dinh dưỡng trong quả quýt
Quả quýt tuy có kích thước nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ thì trong 100g quýt tươi có:
- Năng lượng: 53 kcal.
- Đường: 10.6g
- Protein: 0.81 g
- Chất xơ: 1,8 g
- Chất béo: 0,31g
- Vitamin C: 26,7mg
- Vitamin A: 34µg
- Kali: 166mg
Ăn quýt có tác dụng gì? Mách bạn 6 công dụng từ quả quýt
Giàu chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gỗ tự do và bảo vệ tế bào. nhờ đó giúp cơ thể ngăn ngừa một số chứng bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tim mạch,…
Quả quýt là loại trái cây chứa đa dạng các chất chống oxy hóa, đặc biệt là flavonoid.
Cụ thể theo nghiên cứu, hoạt chất flavonoid có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư là bằng cách ngăn chặn các gen có thể phát triển của ung thư và vô hiệu hóa các hợp chất thúc đẩy ung thư.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Với hàm lượng vitamin C cao, quýt là một loại trái cây lành mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Các nghiên cứu của NCBI, vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch; từ đó giúp cơ thể chống lại tác hại của quá trình oxy hóa. Nó cũng thúc đẩy quá trình tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
Ngoài ra các bài nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc bổ sung vitamin C liều cao có thể rút ngắn thời gian chữa lành vết thương, nhờ đó giảm thời gian hồi phục cho các bệnh nhân sau phẫu thuật.
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Trái cây họ cam, quýt đặc biệt giàu chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan khi vào cơ thể sẽ tạo thành dạng gel và giúp hệ đường ruột hoạt động một cách trôi chảy.
Ngoài ra, trong quýt cũng chứa một lượng đáng kể chất xơ không hòa tan. Các chất xơ không hòa tan này giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó làm tăng cường sức khỏe của hệ đường ruột.
Nuôi dưỡng và bảo vệ làn da và mái tóc
Ngoài là nguồn bổ sung dồi dào các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, trái quýt còn cung cấp thêm một hàm lượng lớn các vitamin, đặc biệt vitamin A và vitamin C. Hai loại vitamin này có tác dụng giúp da tươi sáng, chống lão hóa, giảm mụn và chữa lành các vết thương trên da.
Bên cạnh đó, quả quýt còn chứa một lượng vitamin B12 giúp giảm rụng tóc, kích thích quá trình mọc tóc nhanh hơn. Vitamin C trong quả quýt còn có tác dụng tổng hợp collagen và hấp thụ chất sắt tốt hơn giúp tóc luôn bồng bềnh và chắc khỏe.
Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Một thí nghiệm khoa học với quy mô mẫu lớn của NCBI đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây họ cam quýt có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Một trong những nguyên nhân hình thành sỏi thận là do nồng độ citrate thấp trong nước tiểu. Đặc biệt, các nhà khoa học đã chứng minh rằng thường xuyên tiêu thụ trái cây họ cam quýt có thể tăng mức độ citrate của bạn. Nhờ đó, trái quýt giúp ngăn ngừa chứng bệnh sỏi thận.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Hàm lượng flavonoid có trong trái quýt giúp làm giảm mức cholesterol và triglyceride trong máu. Nhờ đó, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Những lưu ý khi sử dụng quýt
Không nên ăn quýt khi đói: Tương tự như cam, chanh trong quýt có chứa một hàm lượng axit có thể gây tổn thương, viêm loét dạ dày và đường ruột nếu ta ăn quýt khi đói.
Vì vậy, không nên ăn quýt trước bữa sáng hoặc khi bụng đang đói bạn nhé!
Bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa nên hạn chế ăn quýt: Như bạn có thể biết, trái quýt chứa acid citric với hàm lượng tương đối cao. Khi vào cơ thể, chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat. Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++ và cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin. Từ đó cản trở quá trình đông máu, gây làm ảnh hưởng trầm trọng đến tiến độ hồi phục của các bệnh nhân vừa phẫu thuật đường ruột.
Người đang bị ho không nên ăn quýt: Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng phần thịt quýt lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Trong thịt quýt có chứa celluite khiến cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Không nên ăn chung quýt với củ cải: Củ cải sau khi vào cơ thể sẽ tạo thành sulfate; sau đó sulfate sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành Thiocyanate (một hoạt chất gây ức chế tổng hợp hócmôn tuyến giáp).
Nếu ngay lúc này mà ăn quýt, hoạt chất Flavonoid trong quýt sẽ bị phân giải trong dạ dày và chuyển thành hydroxy axit và axit ferulic.
Hai chất này (hydroxy axit và axit ferulic) sẽ tăng cường tác dụng ức chế của Thiocyanate đối với tuyết giáp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tuyến giáp.
Cách phân biệt quýt Trung Quốc và quýt Việt Nam
Tiêu chí | Quýt Việt Nam | Quýt Trung Quốc |
Vỏ | Vỏ mỏng, không bị “xọp” Thường bị nám vì có đốm mờ, màu mỡ gà. | Vỏ dày, hay bị “xộp”Có vẻ ngoài đẹp đẽ, vàng ươm, láng bóng. |
Dáng quả | Quả tròn và thường nhỏ, các quả có kích thước không đều nhau. | Quả dẹt hơn, kích thước lớn và đồng đều nhau |
Hương vị | Có vị ngọt thanh nhẹ, hơi chua chua và thơm tự nhiên. | Ngọt hắc, vị rất đậm. Nếu ăn trúng những quả để lâu thì còn có vị hơi đắng và mùi hăng hóa chất. |
>>> Tham khảo thêm bài viết: 5 Cách Chọn Quýt Ngọt Thơm, Đúng Chuẩn.
Hi vọng những thông tin kiến thức tổng hợp trên có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về công dụng của quả quýt và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hãy bổ sung quýt vào thực đơn hằng ngày để tăng cường sức khỏe cho gia đình bạn nhé!
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Quả Lê: Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng
- Quả Chanh: Tác Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng
- Rau Bina Là Gì? 10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Rau Bina
Hình ảnh: Canva