Dâu tây là một loại trái cây mang hương vị và màu sắc hấp dẫn được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, dâu tây còn đem đến nhiều lợi ích thần kỳ cho sức khỏe chúng ta. Cùng bTaskee tìm hiểu về những công dụng và lưu ý khi dùng loại quả này nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của dâu tây
Nguồn gốc, đặc điểm
Dâu tây (tên khoa học: Fragaria) là một loại thực vật hạt kín thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Loại quả này có xuất xứ từ châu Mỹ; sau đó các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo để tạo thành giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay.
Cây dâu tây sinh trưởng và phát triển ở những vùng có khí hậu ôn đới. Tại Việt Nam, chúng được trồng nhiều ở Đà Lạt.
Dâu tây là loài thực vật thân thảo có phần thân ngắn. Lá dâu có phần cuống dài và mọc gần nhau. Phần rìa lá hình răng cưa và trên bề mặt có nhiều lông tơ.
Hoa của cây dâu tây thường có màu trắng sữa, nhụy hoa màu vàng. Cánh hoa hình tròn và hơi mỏng. Hoa dâu thuộc họ lưỡng tính; nhờ đó cây có thể tự thụ phấn giúp tăng năng suất thông qua lai tạo.
Có một sự thật thú vị mà có lẽ nhiều bạn chưa biết về quả dâu : quả dâu căng mọng mà chúng ta ăn thực chất không phải là phần quả thật mà chỉ là quả giả. Theo sinh học, phần quả thật của dâu chính là những hạt dâu nằm ở bên ngoài phần quả giả.
Trái dâu tây khi sống sẽ có màu xanh, khi chín quả sẽ phình to và có màu đỏ hoặc hồng. Đặc điểm chung của hầu hết các giống dâu đó là vị chua nhẹ, ngọt thanh và rất mọng nước.
Dâu tây thường được ăn sống trực tiếp hoặc chế biến thành các món sinh tố, salad, làm bánh, mứt…
Thành phần dinh dưỡng của dâu tây
Tuy có kích thước nhỏ bé nhưng dâu tây lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trung bình trong 100g dâu tây chứa:
- Năng lượng: 32kcal
- Chất xơ: 2g
- Protein: 0,67g
- Vitamin C: 58,8mg
- Vitamin A: 12 IU
- Canxi: 16mg
- Kali: 153mg
Ăn dâu tây có tác dụng gì? Mách bạn 7 công dụng thần kỳ của dâu tây
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng dây tây có tác dụng tăng cường cholesterol tốt HDL, bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa cholesterol xấu LDL (tiền thân của việc làm cứng động mạch) và cải thiện tuần hoàn và tăng cường chức năng tiểu cầu trong máu.
Công trình nghiên cứu về dâu tây của NCBI cũng đã chứng minh rằng loại quả này có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng chống oxy hóa trong huyết tương và chống lại quá trình tan máu do oxy hóa của hồng cầu.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Dâu tây là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Chất xơ hòa tan có trong dâu tây có vai trò như một loại chất nhầy giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.
Trong khi đó chất xơ không hòa tan giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa tốt bằng cách nuôi dưỡng và bảo vệ những lợi khuẩn trong đường ruột.
Làm đẹp da
Ăn nhiều các loại quả mọng, đặc biệt là dâu tây có tác dụng làm giảm nếp nhăn trên da, vì chất chống oxy hóa của chúng giúp kiểm soát các gốc tự do, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương da góp phần gây lão hóa.
Đặc biệt, các nghiên cứu đã chứng minh rằng hợp chất axit ellagic được tìm thấy trong dâu tây còn có thể bảo vệ da bằng cách ngăn chặn việc sản xuất các enzyme phân hủy collagen ở da dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
Ngăn ngừa các chứng viêm mãn tính
Trong dâu tây chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa các chứng viêm mãn tính.
Đặc biệt ở những người bị viêm xương khớp, các loại quả mọng tiêu biểu là dâu tây đã được chứng minh giúp giảm đau, kháng viêm và cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Dâu tây là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nên các bệnh nhân tiểu đường có thể cân nhắc sử dụng loại trái cây này để bổ sung các khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Đặc biệt, theo NCBI, ăn dâu tây thường xuyên giúp làm chậm quá trình giảm mức tăng đột biến của glucose và cải thiện độ nhạy insulin. Từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu, có thể hỗ trợ điều trị các chứng bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Các chất chống oxy hóa trong dâu tây, đặc biệt là axit ellagic và ellagitannin có tác dụng chống ung thư. Nhờ vào khả năng trung hòa các các gốc tự do của chúng, tế bào được bảo vệ và không xảy ra hiện tượng đột biến để dẫn đến ung thư.
Ngoài ra, các bài nghiên cứu khoa học học đã chứng minh dâu tây có khả năng ức chế sự hình thành khối u ác tính đối với những bệnh nhân ung thư miệng hoặc các bệnh nhân ung thư gan.
Hỗ trợ giảm cân an toàn
Dâu tây chứa rất ít calo và nhiều chất xơ. Do đó, loại quả này thường được bổ sung vào thực đơn giảm cân lành mạnh.
Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ chất xơ hòa tan làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, dẫn đến giảm cảm giác đói và tăng cảm giác no. Điều này có thể làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể, giúp bạn quản lý cân nặng dễ dàng hơn.
Những lưu ý khi dùng dâu tây
Có thể gây dị ứng đối với một số người:
Tuy là một loại trái cây thơm ngon nhưng có nhiều người lại bị dị ứng với loại trái cây này. Một số triệu chứng dị ứng khi dị ứng: nổi mẩn, khó thở, chóng mặt ,buồn nôn, tiêu chảy,…Vì nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vọng. Một số triệu chứng nặng: sưng lưỡi, không thở được, huyết áp tụt, mê sảng.
Nếu là lần đầu ăn loại quả này bạn nên dùng với một lượng vừa phải. Khi có các dấu hiệu dị ứng bạn phải tới bệnh viện để kịp thời xử lý.
Một số người nên hạn chế khi dùng dâu tây:
Người đau dạ dày
Trong dâu tây có chứa một hàm lượng axit và những hạt nhỏ khi ăn vào cơ thể có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Do đó những người bị đau dạ dày hoặc đang đói thì không nên ăn dâu tây.
Người mắc bệnh máu không đông
Những người mắc bệnh máu không đông khi ăn dâu phải tuyệt đối lưu ý. Ăn quá nhiều dâu có thể xảy ra tình trạng chảy máu trong và tăng nguy cơ bị bầm trên cơ thể.
Người vừa mới phẫu thuật
Như đã đề cập ở trên, ăn dâu nhiều sẽ dẫn đến tình trạng máu không đông. Vì vậy người vừa mới phẫu thuật nên hạn chế ăn trong thời điểm này. Tốt nhất, bạn nên kiêng ăn dâu tây trong hai tuần kể từ khi phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe nhé.
Cách chọn và bảo quản dâu tây tươi lâu
Cách chọn dâu tây: Chọn những quả dâu tây có phần cuống xanh tươi, phần vỏ đều màu, căng mọng nước. Khi ngửi có mùi hương đặc trưng thoang thoảng, không gắt như mùi thuốc trừ sâu.
Đặc biệt, bạn có thể dựa vào đặc điểm phần hạt trên lớp vỏ để chọn dâu. Hãy chọn những quả dâu tây có khoảng cách giữa các hạt cách xa nhau. Đó là những quả dâu tây đã chín mọng.
Xem chi tiết 6 Cách Chọn Dâu Tây Tươi Ngon, Đúng Chuẩn
Cách bảo quản dâu tây: Dâu tây sau khi mua về bạn nên rửa sạch lại với nước. Sau đó, dùng khăn thấm khô quả rồi bỏ chúng vào bì ni-lông. Cuối cùng, bảo quản dâu tây tại ngăn mát hoặc ngăn đông của tủ lạnh nếu bạn muốn giữ được lâu hơn.
Câu hỏi thường gặp
- Dâu tây bao nhiêu calo?
Theo USDA, trung bình trong 100g dâu tây chỉ chứa 32 kcal. Ngoài ra, dâu tây lại chứa nhiều chất xơ. Do đó, đấy là một loại thực phẩm lành mạnh rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn giảm cân.
- Mỗi ngày nên ăn mấy trái dâu tây?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng mỗi ngày bạn nên khoảng 8 trái dâu tây. Tuy ăn dâu tây đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng bạn nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm hại đến sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm công dụng của các loại hoa quả khác:
Quả Kiwi (Dương Đào): Thành Phần Dinh Dưỡng Và Công Dụng
Mách Bạn 6 Công Dụng Hay Và Cách Bảo Quản Rong Nho
Công Dụng Dưa Lưới Và Bí Quyết Chọn Các Loại Dưa Ngon
Hình ảnh: Canva