Khoai Mì: Công Dụng Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Khoai mì
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Khoai mì (củ sắn) là loại cây cung cấp nhiều chất xơ và và tinh bột. Hôm nay cùng bTaskee khám phá những lợi ích có trong loại cây này nhé!

Tổng quan về khoai mì

Củ sắn rất giàu tinh bột và carbs. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là nguồn cung cấp năng lượng cho nhiều người dân ở hầu hết các quốc gia.

Cây khoai mì được trồng ở nhiều quốc gia
Cây khoai mì được trồng ở nhiều quốc gia

Với hơn 80 quốc gia trồng, củ sắn dần trở thành nguyên liệu chính bữa ăn. Tại Việt Nam, khoai được dùng để ăn trực tiếp bằng nhiều cách như luộc, hấp, nướng,… 

Ngoài ra, chúng còn được nghiền thành bột, được gọi với tên quen thuộc là bột khoai mì hoặc bột năng. Đây cũng là một trong những loại tinh bột thương mại lớn trên thị trường toàn cầu, xếp hạng thứ hai sau tinh bột ngô. 

Thành phần dinh dưỡng 100gram khoai mì (theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kì)

Thành phần dinh dưỡng trong 100gram khoai mì
Thành phần dinh dưỡng trong 100gram khoai mì (Nguồn: usda)

Củ sắn đặc biệt giàu vitamin C, hỗ trợ sản xuất collagen và tăng cường khả năng miễn dịch. Bạn không nên ăn khoai mì sống vì có độc, không tốt cho sức khỏe.

Những công dụng của khoai mì

Nguồn lương thực chính

Vì khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt cao, củ sắn được trồng ở hơn 80 quốc gia, chế biến thành thức ăn cho hơn 800 triệu người dân trên toàn thế giới. 

Tổng hợp công dụng của củ sắn
Tổng hợp công dụng của củ sắn

Ngoài những phương thức nấu ăn quen thuộc, khoai mì còn được sử dụng chế biến nhiều thực phẩm khác, bao gồm bánh, bánh quai vạc, bánh in,… và đặc biệt là trân châu – topping thần thánh có trong những món ngọt.

Ngoài việc sử dụng làm lương thực, củ sắn còn được dùng làm thức ăn cho động vật, sản xuất thuốc, ván ép, cồn sinh học dùng làm nhiên liệu,… 

Củ sắn là một trong những nguồn lương thực quen thuộc
Củ sắn là một trong những nguồn lương thực quen thuộc

Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào

Theo thông tin từ bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, thì Vitamin C có trong củ sắn tương đương với 20% giá trị dinh dưỡng hằng ngày. Đây là một con số cao hơn nhiều loại rau củ khác. 

vitamin C
Cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể giúp bạn tăng cường sức khỏe

Vitamin C hoạt động như một chất chống Oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện các vấn đề về da, do đó rất có lợi cho sức khỏe.

Có tinh bột đề kháng 

Khoai mì có nhiều tinh bột đề kháng – loại tinh bột bột hỗ trợ quá trình tiêu hóa và có những đặc tính tương tự như chất xơ hòa tan. 

Chúng sẽ cung cấp vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. 

Bên cạnh đó, chúng có chúng làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, vì có nguồn năng lượng cao nên không có nhiều tác dụng trong việc giảm cân.

Khoai mì có tinh bột đề kháng tốt cho sức khỏe
Khoai mì có tinh bột đề kháng tốt cho sức khỏe

Ngừa đái tháo đường và chống rối loạn mỡ máu

Trong khoai mì được tìm thấy có alcaloid thực vật. Hoạt chất này có giá trị y học cao trong việc điều trị các bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng xác định trong củ sắn ít chất béo, rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

phòng ngừa đái tháo đường và chống rối loạn mỡ máu
Khoai mì được chứng minh là có thể phòng ngừa đái tháo đường và chống rối loạn mỡ máu

Ngoài tác dụng kể trên, củ sắn còn được được tìm thấy có nhiều chất xơ. Do đó chúng được đánh giá cao về mặt giá trị dược lý, khi có khả năng chống rối loạn mỡ máu.

Bạn muốn nấu những món ngon nhưng quá bận rộn? Chỉ với vài thao tác đơn giản trên app bTaskee, đội ngũ cộng tác viên sẽ giúp bạn đi chợ tìm mua những thực phẩm chất lượng nhất và giao đến tận nơi. Việc gì khó, có ngay bTaskee.

Tải ngay bTaskee tại đây

Tác dụng kháng viêm

Khoai mì chứa nhiều hợp chất có tính kháng viêm, trong đó đáng chú ý là chalcone.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chalcone có thể giảm sưng tấy, đau và viêm, giúp phục hồi và bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do viêm.

kháng viêm
Khoai mì có những thành phần kháng viêm đáng kinh ngạc

Ngoài ra, khoai mì cũng chứa các hợp chất polyphenol, flavonoid và carotenoid, tất cả đều có tính kháng viêm và chống oxy hóa. 

Chúng có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giúp giảm nguy cơ các bệnh viêm nhiễm và các bệnh lý khác liên quan đến sự viêm.

Những lưu ý khi sử dụng khoai mì

Hàm lượng calo trong khoai mì

Khoai mì có hàm lượng kcal cao. Khi so sánh cùng 100gram, củ sắn chứa 160 kcal, khoai lang chứa 91 kcal, khoai tây 79kcal. 

Khoai mì cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể
Khoai mì cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể

Vì hàm lượng calo cao nên củ sắn được chọn làm lương thực chính. Tuy nhiên, cũng chính điều này làm củ sắn không được khuyến khích cho những người đang sử dụng để giảm cân. 

Bạn cũng nên ăn hạn chế ăn khoai mì nếu không muốn tăng cân theo thời gian

Các loại độc tố cần chú ý

Sắn sống có chứa các chất hóa học được gọi là cyanogenic glycoside. Nếu ăn phải, chúng có thể giải phóng xyanua – một chất độc có liên quan đến suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh, tê liệt, tổn thương các cơ quan và thậm chí tử vong.

Việc ngâm và nấu chín củ mì trước khi ăn làm giảm hàm lượng các hóa chất độc hại. Ngoài ra, kết hợp ăn kèm với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giàu protein, có thể giúp loại bỏ xyanua trong củ mì hiệu quả.

Không nên ăn khoai mì sống vì có thể gây ngộ độc
Không nên ăn khoai mì sống vì có thể gây ngộ độc

Có khả năng gây dị ứng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoai mì có thể gây dị ứng với một số người. Các triệu chứng bao gồm:

dị ứng
Bạn không nên ăn khoai mì nếu bị dị ứng
  • Triệu chứng da: đỏ, ngứa, nổi mẩn, phát ban
  • Phản ứng hô hấp: khó thở, sổ mũi, ho
  • Phản ứng tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy

Lưu ý: Nếu bạn nghi ngờ mình có dị ứng với khoai mì, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Câu hỏi thường gặp

  1. Ăn khoai mì có nổi mụn không?

    Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra việc ăn khoai mì làm nổi mụn hay giúp điều trị mụn. Tuy nhiên, ăn nhiều khoai mì không tốt cho sức khỏe nên bạn nên sử dụng nguồn lương thực này vừa phải nhé.

  2. Cách nấu nào giúp hạn chế ngộ độc từ khoai mì?

    Theo bộ nông nghiệp Hoa Kì, bạn nên ngâm sắn trong nước để giảm bớt độc tính. Còn trong phương thức dân gian, ông bà ta thường xác định rõ ràng loại khoai mì.
    Không được ăn khoai mì cao sản, dễ bị ngộ độc. Khoai có màu sắc lạ (đốm xanh, vàng) hoặc quá trắng cũng không nên sử dụng. Lột vỏ, ngâm qua với nước sạch và có thể thay nước 2 – 3 lần khi nấu.

  3. Bà bầu ăn khoai mì có sao không?

    Do có độc tính nên khoai mì không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai, dễ gây sẩy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
    Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ em chưa đủ khỏe mạnh, các mẹ không nên cho bé ăn khoai mì, tránh gây ngộ độc. Nếu phải ăn, hãy cho bé ăn no trước khi dùng và kèm theo chế độ ăn giàu protein.

Vậy là bTaskee đã tổng hợp những thông tin cần thiết về khoai mì và cách sử dụng an toàn. Mong rằng bài viết này đã cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn.

Xem thêm bài viết khác

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services