Củ dền, loại củ được biết đến giàu Carbs, vitamin và khoáng chất. Các loại chất này có thể chống loại một số bệnh phổ biến như bệnh tim mạch, ung thư, giãn tĩnh mạch,… Trong bài viết này, bTaskee sẽ nêu rõ chức năng và lưu ý khi sử dụng của củ dền.
Nguồn gốc củ dền?
Củ dền bắt nguồn từ thế kỷ 19, người Hy Lạp được cho rằng là những người đầu tiên phát hiện và trồng củ này, họ thường dùng loại củ đỏ này làm chế biến thức ăn, làm thuốc và làm rượu.
Theo thời gian, củ dền còn được làm đường sucrose cho mục đích thương mại vì đây loại rau củ chứa hàm lượng đường cao.
Củ dền thuộc dòng họ với củ cải trắng nhưng mỗi loại mang giá trị dinh dưỡng khác nhau. Ngoài ra, củ dền có hai loại là củ dền đỏ và củ dền vàng. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam củ dền đỏ được tiêu thụ nhiều hơn.
Các chất dinh dưỡng trong củ dền
Carbohydrates
Carbohydrates bao gồm đường, tinh bột và chất xơ, tác dụng của chất này trong củ dền là yếu tố cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Theo số liệu của Nutrition, một nửa củ dền đỏ chứa 9,6 gam Carbohydrates( 2,8 gam chất xơ + 6,8 gam đường).
Chất xơ trong Carbohydrates này rất “tốt” vì nó hỗ trợ quá tiêu hóa khỏe mạnh, ngừa táo bón. Ngược lại, hàm lượng đường được coi là “xấu” vì chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng mạnh sau bữa ăn.
Do đó, dựa trên con số hàm lượng trên, người tiêu dùng cần cân bằng giá trị dinh dưỡng tổng thể trong chế độ ăn uống.
Vitamin và khoáng chất
Củ dền đỏ có nguồn dinh dưỡng dồi dào của nhiều loại vitamin và khoáng chất:
- Vitamin C: đóng vai trò trong chức năng miễn dịch của cơ thể
- Folate: được sử dụng để ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ
- Magie: cơ thể yêu cầu chất này để có hoạt động bình thường. Nó thường được sử dụng cho bệnh nhân xương yếu hoặc giòn
- Kali: tạo ra điện năng kích thích các tế bào trong cơ thể thực hiện hoạt động của chúng
Nitrat vô cơ có trong củ dền
Nitrat vô cơ là một trong số hợp chất thực vật chính trong củ dền đỏ. Chất này có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp, tăng cường cơ tim và bảo vệ nội mô khi bị tổn thương.
Tại các bệnh viện, khi bệnh nhân được phát hiện có dấu hiệu bệnh tim mạch, các bác sĩ sẽ cân nhắc bổ sung Nitrat hoặc chế độ ăn uống giàu Nitrat cho bệnh án.
Lợi ích sức khỏe từ củ dền
Tạo màn chắn cho hệ miễn dịch
Vào những ngày cuối năm, khi nhiệt độ và thay đổi đột ngột thường khiến trẻ em và người lớn dễ bị cảm hơn. Tuy nhiên, trong thời điểm đó nếu tăng cường hệ thống miễn dịch thì vẫn có thể ngăn chặn virus xâm nhập.
Vậy nên, người tiêu dùng hãy bắt đầu nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình bằng cách bổ sung củ dền vào chế độ ăn cuối năm. Tác dụng của củ dền là thêm vitamin C và sắt nhằm tạo ra màu đỏ khỏe mạnh tế bào máu trong cơ thể và chiến đấu chống lại virus.
Bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách chế biến củ dền luộc, xào hoặc trộn nó.
Đặc tính chống lại ung thư
Theo Karen Collins, một cố vấn dinh dưỡng tại AICR cho biết rằng củ dền được coi là một loại vũ khí chống lại ông thư của chúng ta. Ngoài việc chống lại ung thư da và phổi nhờ sắc tố betacyanin thu được trong loại củ đỏ này, các nhà nghiên cứu cũng đang sử dụng điều trị ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Kết quả nghiên cứu cho ra là betalain trong củ dền có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư phổi, dạ dày và vú.
Thải độc cơ thể
Công dụng củ dền không chỉ đào thải độc toàn bộ cơ thể, mà trong chiết xuất củ còn giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi các tế bào của cơ thể. Thông qua việc nghiên cứu, củ dền là một trong những thức uống chống oxy hóa mạnh nhất trong tất cả các loại nước ép rau và trái cây.
Các chất độc bị phá vỡ liên kết với các phân tử khác để chúng có thể được đào thải ra khỏi cơ thể của bạn. Điều này giúp thanh lọc máu và gan của bạn.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Chống lại chứng viêm
Tại sao củ dền đỏ có tác dụng kháng viêm? bởi vì betaine trong củ giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của môi trường. Ngoài betaine, sự đa năng của chất dinh dưỡng Choline cũng không kém phần quan trọng trong củ dền đỏ, nó duy trì cấu trúc của màng tế bào, hỗ trợ hấp thụ chất béo và giảm viêm mãn tính.
Bạn có thể tận dụng khả năng chống viêm bên trong loại thực phẩm này bằng cách chế biến nước ép củ dền.
Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch thường gây đau đớn và khó chịu cho người mắc bệnh này. Nếu không kiểm soát hoặc chữa bệnh sớm tình trạng bệnh sẽ dẫn đến ngày càng nặng.
Tin tốt là siêu thực phẩm củ dền có tác dụng ngăn ngừa bệnh này, nhờ chứa betacyanin, nó có thể làm giảm mức độ axit amin làm hỏng mạch máu.
Những điều cần chú ý khi sử dụng củ dền
Oxalate
Oxalat là loại axit hữu cơ có tự nhiên trong thực vật. Khi được tiêu thụ đến ruột già hoặc thận, chất này sẽ được đào thải thành thể rắn hoặc nước tiểu. Tuy nhiên, hàm lượng cao oxalat liên kết với canxi sẽ dẫn đến làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người.
Hàm lượng oxalate cao được tìm thấy trong phần rễ và lá dền. Do đó, cần sự cân bằng trong chế độ ăn uống để duy trì sức khỏe.
FODMAPs
FODMAP là carbohydrate chuỗi ngắn gây ra khó tiêu hóa và do đó có thể dễ dàng bị vi khuẩn lên men, sau đó gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy và táo bón.
Củ dền đỏ nằm trong danh sách rau củ chứa nhiều FODMAPs. Vậy nên tuân theo chế độ ăn ít FODMAP sẽ làm giảm các triệu chứng này.
Củ dền kỵ với lê và sữa
Đầu tiên, Không chỉ riêng phần củ dền, mà phần rễ và lá cũng kỵ với quả lê. Nếu bạn ăn kết hợp hai loại này với nhau sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, củ dền kỵ với sữa. Đặc biệt các bà mẹ chăm con, họ thường pha chung hai loại này để tăng cường sức khỏe cho con, nhưng họ không biết rằng trong củ dền có hàm lượng Nitrat rất cao (>2500), điều này gây ra ngộ độc cho trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong.
Kết luận
Tóm lại có thể kết luận là củ dền là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng gồm Nitrat, vitamin và khoáng chất. Những chất này vô cùng hữu ích để chiến đấu lại các bệnh thường gặp ngày nay như ung thư, nhiễm trùng và cảm.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng nên đặc biệt chú ý đến hàm lượng sử dụng cũng như sự kết hợp với loại thực phẩm khác nhằm đảm bảo giá trị dinh dưỡng củ dền đem lại.
Câu hỏi thường gặp:
Câu trả lời là không bởi vì 3 lý do sau. Thứ nhất, củ dền sẽ không còn chứa dinh dưỡng như ban đầu. Thứ hai, nguy cơ chứa nắm độc hại làm nguy hiểm đến sức khỏe. Cuối cùng, khi đem đi nấu sẽ tạo vị đắng gây ra mất ngon cho bữa ăn.
Ngoài việc nấu chín, củ dền còn có thể ăn sống như làm nước ép, làm rau trộn. Mặc dù giá trị dinh dưỡng có sự thay đổi chút ít nhưng chúng vẫn đảm bảo nâng cao sức khỏe
Như đã nêu trên, củ dền sẽ kỵ nới lê vì nó sẽ gây ra buồn nôn. Củ dền còn kỵ với sữa vì trong dền có hàm lượng Nitrat cao, điều này dẫn đến ngộ độc.
Xem thêm các bài viết rau củ liên quan khác:
- Ăn Cà Rốt Có Tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Tác Dụng Của Khoai Lang: Ăn Nhiều Khoai Có Tốt Không?
- Tác Dụng Kỳ Diệu Của Gừng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Hình ảnh: Canva