Cúng Lễ Vu Lan: Mâm Cúng, Cách Cúng, Thời Gian Cúng Và Văn Khấn

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cúng lễ vu lan
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cúng lễ Vu Lan là dịp thể hiện lòng thành kính với cha mẹ, tổ tiên. Bài viết của bTaskee hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị mâm cúng, nghi lễ, và các lưu ý quan trọng trong ngày Vu Lan sắp tới.

Chuẩn Bị Mâm Cúng Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Mâm Cúng Phật

Mâm cúng Phật là mâm cúng chay bao gồm các món chay truyền thống như xôi, chay, bánh bao chay, canh rau, gỏi rau củ, miến trộn… hoặc mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả thường chọn những trái cây biểu trưng như quýt, táo, cam, chuối, xoài… để bày tỏ lòng thành kính.

Mâm cúng chay bày trí đẹp mắt dâng cúng Phật trong lễ Vu Lan.
Mâm cúng chay bày trí đẹp mắt dâng cúng Phật trong lễ Vu Lan.

Mâm Cúng Thần Linh, Gia Tiên

Mâm cúng thần linh là mâm cúng mặn truyền thống với đầy đủ các món ăn như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm… 

Đối với mâm cúng gia tiên, tùy theo phong tục từng gia đình, vùng miền mà có thể chuẩn bị cúng chay hoặc mặn. Bên cạnh đó, vàng mã như tiền vàng, áo giấy, nhà giấy cũng được chuẩn bị để thể hiện lòng thành kính và mong muốn gửi những điều tốt đẹp đến tổ tiên. Ngoài ra, hoa tươi, nhang, nến là những lễ vật không thể thiếu trong bất kỳ nghi lễ nào, tạo không khí trang nghiêm và thành kính.

Mâm cúng thần linh, gia tiên thường là mâm cúng mặn truyền thống.
Mâm cúng thần linh, gia tiên thường là mâm cúng mặn truyền thống.

Mâm Cúng Chúng Sinh

Mâm cúng lễ Vu Lan chúng sinh thường bao gồm nhiều lễ vật như sau:

  • Gạo, muối (1 đĩa) để rải bốn phương tám hướng sau khi cúng
  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) 
  • Mâm ngũ quả
  • Đường thẻ (12 viên), bánh kẹo
  • Tiền lẻ và tiền vàng mã 
  • 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ), 3 cây nhang và 2 ngọn nến
  • Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
Mâm cúng lễ Vu Lan cho chúng sinh được đặt ngoài trời.
Mâm cúng lễ Vu Lan cho chúng sinh được đặt ngoài trời.

>> Xem thêm: Lễ Vu Lan Là Ngày Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Vu Lan Báo Hiếu Ra Sao?

Hướng Dẫn Cách Cúng Lễ Vu Lan Đúng Nghi Thức Nhất

Chọn Thời Điểm Cúng Lễ Vu Lan

Mặc dù ngày Vu Lan báo hiếu là ngày rằm tháng 7 âm lịch, mọi người có thể cúng lễ Vu Lan trước ngày 15/7 bởi điều quan trọng nhất là lòng thành kính của người thực hiện. Dưới đây là gợi ý những giờ Hoàng Đạo để bạn tham khảo:

  • Cúng thần linh: Có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào trong tháng, đặc biệt là vào rằm. Thời gian thích hợp là từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
  • Cúng tổ tiên: Nên thực hiện vào ngày 13/7 âm lịch từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
  • Cúng vong linh (cô hồn): Nên thực hiện vào chiều hoặc tối trước 12 giờ trưa ngày 15/7 âm lịch.
Thời điểm thích hợp để tổ chức lễ Vu Lan là vào đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch.
Thời điểm thích hợp để tổ chức lễ Vu Lan là vào đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Cách Bày Trí Mâm Cúng

Sau khi chuẩn bị chu đáo  mâm cúng, bước tiếp theo là  bày trí bàn thờ thật trang trọng. Bàn thờ Phật thường được đặt ở vị trí cao nhất, trung tâm của không gian thờ cúng. Tại đây, bát hương được đặt ở vị trí trung tâm, xung quanh là hoa tươi, nến, hương và mâm lễ. Lọ hoa đặt bên trái bàn thờ (hướng Đông), đĩa hoa quả được đặt ở bên phải (hướng Tây).

Mâm lễ cần được bày trí gọn gàng, các món ăn nên được sắp xếp hài hòa và đẹp mắt. Một bàn thờ được chuẩn bị trang nghiêm không chỉ thể hiện lòng tâm thành của gia chủ mà còn tạo không gian linh thiêng cho buổi lễ Vu Lan báo hiếu.

Bày trí mâm cúng chu đáo thể hiện lòng thành kính trong lễ Vu Lan.
Bày trí mâm cúng chu đáo thể hiện lòng thành kính trong lễ Vu Lan.

Văn Khấn Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Sau khi bày trí mâm cúng, chủ lễ thắp 3 nén nhang và bắt đầu đọc lời khấn để tiến hành cúng lễ Vu Lan. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bài văn khấn đối với từng nghi lễ:

Khấn Phật Và Thần Linh

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7… Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội.

Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo. Do vậy kính dâng lễ bạc, giải tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cúng Gia Tiên

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Dị, Tỷ Muội Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…. chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Tụng Kinh Vu Lan

Để thực hiện tụng kinh Vu lan báo hiếu đầy đủ nhất, bạn có thể tham khảo video dưới đây:

Video tụng kinh Vu lan báo hiếu:

Nguồn: THANH TỊNH PHÁP

3 Lưu Ý Quan Trọng Khi Cúng Vu Lan Để Buổi Lễ Được Trọn Vẹn Ý Nghĩa

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ đầy đủ và thực hiện nghi thức cúng bái trang nghiêm, để lễ Vu Lan thêm phần ý nghĩa, bạn nên chú trọng đến 3 điều sau: 

  • Hãy tôn trọng truyền thống và nghi lễ của gia đình: Việc duy trì những phong tục tập quán lễ Vu Lan không chỉ thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên mà còn góp phần gìn giữ bản sắc truyền thống tốt đẹp. 
  • Cần cân nhắc với những điều kiêng kỵ trong ngày Vu Lan: Nhiều người tin rằng Vu Lan không nên sát sinh, làm điều xấu hay tổ chức tiệc cưới hỏi, khai trương… Do đó hãy cân nhắc thêm đến những yếu tố này nếu gia đình bạn cũng có niềm tin tương tự. 
  • Hãy nuôi dưỡng lòng biết ơn và từ bi trong tâm. Hãy dành thời gian quan tâm, trò chuyện cùng cha mẹ và thực hành những việc làm tốt để lan tỏa yêu thương đến mọi người.
Hãy nuôi dưỡng lòng biết ơn và dành thời gian với cha mẹ trong lễ Vu Lan.
Hãy nuôi dưỡng lòng biết ơn và dành thời gian với cha mẹ trong lễ Vu Lan.

** Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

Trên đây là hướng dẫn chi tiết nghi thức cúng lễ Vu Lan chỉn chu nhất. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn chuẩn bị mâm cúng lễ thật đầy đủ và thực hiện cúng lễ Vu Lan với lòng thành kính, tôn trọng. Đừng quên bày tỏ sự biết ơn đến cho mẹ và lan tỏa yêu thương trong mùa lễ này!

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services