Hướng Dẫn Cách Cúng Trung Thu Rằm Tháng 8 Đầy Đủ Và Ý Nghĩa

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cúng trung thu
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mâm cúng Trung thu mang đậm ý nghĩa tâm linh trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên, cầu mong bình an và may mắn cho gia đình. Để lễ cúng được trọn vẹn, cần chú trọng đến mâm cúng, ngày giờ tốt và bài văn khấn sao cho phù hợp. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu để có một mùa Trung thu trọn vẹn ý nghĩa!

Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cúng Trung Thu Và Cách Bày Biện Sao Cho Chuẩn

Tùy vào phong tục tập quán, lối sống của mỗi gia đình mà mâm cúng Trung thu và mâm cúng trông trăng có sự thay đổi sao cho phù hợp.

Mâm Cúng Gia Tiên

Theo tập quán, mâm cúng Trung thu không cần quá cầu kỳ, nhưng vẫn phải chuẩn bị chu đáo để thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn.

Mâm cúng rằm Trung thu ở bàn thờ gia tiên gia đình có thể chuẩn bị giống với những mâm cúng khác trong năm với các món như:

  • Hộp bánh Trung thu và các loại bánh kẹo khác
  • Xôi (gấc, đỗ, cốm)
  • Trầu cau
  • Hoa tươi
  • Mâm ngũ quả
  • Giấy tiền vàng, hương, đèn, nến
  • 1 chén rượu, 1 trà, 1 nước, đĩa gạo, muối.

Mâm cúng chay hay mặn phụ thuộc vào truyền thống gia đình và tín ngưỡng cá nhân.

**Lưu ý: Khi sắp xếp mâm ngũ quả cúng rằm Trung thu, gia chủ nên để quả cứng xuống dưới, các loại quả mềm dễ nứt vỡ để lên trên để tháp trái cây được cứng cáp và đẹp hơn. Nếu cần thiết hãy dùng băng dính cố định trái cây với nhau để mâm ngũ quả được chắc chắn nhất.

Mâm cỗ Trung thu là lời cảm tạ chân thành của con cháu đến ông bà tổ tiên. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mâm cỗ Trung thu là lời cảm tạ chân thành của con cháu đến ông bà tổ tiên. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mâm cúng tươm tất thể hiện lòng tôn kính. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mâm cúng tươm tất thể hiện lòng tôn kính. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Mâm Cúng Trông Trăng

Thông thường, mâm cúng trông trăng không cần bày lên bàn thờ

mà chỉ cần đặt lên một chiếc bàn rộng, đặt trong nhà hoặc ngoài sân tùy theo từng nhà. Các loại đồ cúng trong mâm gồm có:

  • Các loại trái cây: Chuối, bưởi (sự tốt lành), quả hồng (sự thịnh vượng), quả na (sinh sôi và phát triển), quả lựu (sự may mắn).
  • Bánh Trung thu: Hộp 4 cái với đa dạng các loại khác nhau nếu có thể.
  • Đèn lồng
  • Các loại bánh kẹo khác theo phong tục.

**Lưu ý: Để mâm cỗ trông trăng được đầy đủ và cân bằng âm dương thì gia chủ nên chọn các loại hoa quả có đủ 3 màu vàng, xanh, đỏ.

Lòng thành kính dâng lên tổ tiên thông qua mâm cỗ Trung thu. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Lòng thành kính dâng lên tổ tiên thông qua mâm cỗ Trung thu. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mâm cỗ Trung thu giữ gìn nét đẹp truyền thống. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mâm cỗ Trung thu giữ gìn nét đẹp truyền thống. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Chọn Ngày Giờ Đẹp Để Cúng Trung Thu Rằm Tháng Tám

Ngày 15/8 âm lịch năm 2024 có các khung giờ đẹp như sau để cúng Trung thu rằm tháng Tám:

  • Giờ Mão (5 giờ – 7 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn.
  • Giờ Thìn (7 giờ – 9 giờ): giờ Hoàng Đạo, Tứ đại cát thời.
  • Giờ Tỵ (9 giờ – 11 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, Phúc tinh quý nhân.
  • Giờ Mùi (13 giờ – 15 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn.
  • Giờ Dậu (17 giờ – 19 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.

Ngoài ra, gia chủ có thể chọn thêm một số khung giờ khác theo tuổi và mệnh của mình để tăng cường sự may mắn.

>> Bạn có biết: Cách Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Cho 3 Miền Chuẩn Nhất

Chuẩn Bị Bài Văn Khấn Trung Thu Theo Phong Tục

Văn Khấn Rằm Tháng Tám Cúng Gia Tiên

Sau đây là bài cúng gia tiên theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam thuộc NXB Văn hóa Thông tin được sử dụng nhiều trong dịp lễ Rằm tháng 8.

“Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:……..tên…….., ngụ tại………địa chỉ………

Hôm nay là ngày Rằm tháng 8, gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

Văn Khấn Rằm Tháng Tám Cúng Thổ Công, Thần Linh

Sau khi chuẩn bị bàn vị, đồ cúng Thần Linh, Thần Tài, Thổ Công và thực hiện nghi lễ truyền thống, hãy thành khẩn đọc bài văn khấn Rằm tháng 8 dưới đây:

“Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……..tên…….., ngụ tại………địa chỉ………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. 

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc lại 3 lần kèm 3 lạy)”

Hướng Dẫn Thực Hiện Nghi Lễ 4 Bước Cúng Trung Thu Chuẩn Nhất

Khi đã chuẩn bị tươm tất các lễ vật và văn khấn, tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng Trung thu theo 4 bước sau đây: 

  • Bước 1: Bố trí mâm ngũ quả Trung thu vào đúng vị trí
  • Bước 2: Thắp hương
  • Bước 3: Thành kính đọc văn khấn cúng Trung thu
  • Bước 4: Đốt giấy tiền vàng bạc (nếu có)

Sau khi hoàn thành nghi lễ, hãy chờ hương tàn rồi mới hạ lễ. Lễ vật sau khi cúng có thể chia cho các thành viên trong gia đình hoặc trẻ nhỏ để hưởng phúc lộc. Hoạt động này thường được gọi là phá cỗ Trung thu.

Mỗi trái cây trên mâm cỗ đều gửi gắm những lời chúc tốt đẹp, cầu mong bình an và may mắn cho gia đình. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mỗi trái cây trên mâm cỗ đều gửi gắm những lời chúc tốt đẹp, cầu mong bình an và may mắn cho gia đình. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3 Lưu Ý Quan Trọng Khi Cúng Trung Thu Mà Gia Chủ Nhất Định Phải Nhớ

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ đầy đủ và thực hiện nghi thức cúng bái trang nghiêm, để nghi lễ cúng Trung thu thêm phần ý nghĩa, bạn nên chú trọng đến 3 điều sau:

  • Cách sắp xếp bàn thờ: Bàn thờ nên được đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà, thường là phòng khách hoặc phòng thờ riêng. Nếu cúng trăng thì mâm cúng nên được đặt ngoài trời hướng về phía trăng, nơi có không gian thoáng đãng. Lễ vật trên bàn thờ cần được sắp xếp cân đối gọn gàng. Bánh trung thu, hoa quả, trà, và nến cần được đặt ở vị trí chính diện. Hương, nến cần thắp sáng để tạo không khí trang nghiêm, linh thiêng.
  • Đối với lễ vật sau khi cúng: Sau khi hương đã tàn có thể chia cho các thành viên trong gia đình. Không được bỏ lễ vật, hãy dùng trong gia đình hoặc chia sẻ với hàng xóm, người thân để lan tỏa phước lành.
  • Những điều cấm kỵ khi cúng Trung thu: Tránh cúng vào giờ xấu; không sử dụng lễ vật hỏng, héo; cần chuẩn bị tươm tất để thể hiện lòng thành kính; đảm bảo trẻ nhỏ không đùa nghịch lễ vật để giữ sự trang nghiêm trong nghi lễ.

** Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Mâm cúng Trung thu đơn giản nhưng tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mâm cúng Trung thu đơn giản nhưng tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Câu Hỏi Liên Quan

Cúng Trung Thu Có Ý Nghĩa Gì? Vì Sao Trung Thu Phải Cúng?

Việc cúng Trung thu nhằm tôn vinh giá trị truyền thống, tưởng nhớ tổ tiên. Nghi lễ này còn là dịp để cầu mong may mắn và bình an cho gia đình.

Có Nên Cúng Trung Thu Vào Ban Đêm Không?

Có, vì ánh trăng rằm tỏa sáng sẽ tạo nên không khí trang nghiêm và linh thiêng. Thời điểm này cũng tượng trưng cho sự đoàn viên của gia đình tựa như hình tròn của vầng trăng.

Khi Cúng Trung Thu Có Cần Đốt Giấy Tiền Vàng Bạc Không?

Không bắt buộc phải đốt giấy tiền vàng bạc. Tùy vào quan niệm và truyền thống của gia đình, bạn có thể đốt hoặc không đốt giấy tiền vàng bạc. Một số người chọn đốt để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, nhưng quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của gia đình khi thực hiện nghi lễ.

Trên đây là hướng dẫn cụ thể lễ nghi cúng Trung thu rằm tháng Tám chi tiết nhất. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn chuẩn bị mâm lễ thật tỉ mỉ và ý nghĩa, thực hiện nghi lễ Trung thu với lòng thành tâm và kính trọng.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services