Sử dụng máy lạnh đã lâu, liệu bạn đã bao giờ thắc mắc một dàn lạnh điều hòa có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao chưa? Nếu đã từng, hãy cùng bTaskee khám phá chi tiết về bộ phận này nhé!
Dàn lạnh điều hòa là gì?
Dàn lạnh điều hòa là một bộ phận được làm bằng nhôm hoặc đồng tản nhiệt, bên trong chứa các ống đồng và dung môi làm lạnh. Bộ phận này sẽ hấp thụ không khí từ bên ngoài thông qua quạt gió, làm lạnh và lọc sạch rồi đưa ra bên ngoài.
Dàn lạnh được bao bọc bởi một lớp vỏ nhựa để tăng sự thẩm mỹ cho thiết bị, tùy thuộc vào mỗi hãng điều hòa sẽ có những kiểu dáng dàn lạnh khác nhau. Nhưng cơ chế và cấu tạo là tương tự nhau theo từng chủng loại!
Cấu tạo dàn lạnh điều hòa bao gồm những gì?
Dàn lạnh điều hòa gồm 7 bộ phận quan trọng cấu tạo nên:
- Dàn đồng tản nhiệt.
- Vỏ nhựa.
- Cánh quạt dàn lạnh.
- Bo mạch điều khiển.
- Quạt vẫy.
- Tấm lưới lọc bụi.
- Quạt dàn lạnh.
Nguyên lý hoạt động dàn lạnh của điều hòa
Khi mới bật điều hòa, quạt dàn lạnh sẽ chạy đèn tín hiệu. Lúc này nhiệt độ phòng vẫn cao hơn nhiệt độ bạn đã cài đặt trong remote. Vì vậy cảm biến nhiệt sẽ cảm nhận được và báo tín hiệu về bộ phận điều khiển.
Tiếp đến, vi mạch sẽ cấp điện cục nóng, giúp block và quạt cục nóng hoạt động, môi chất lạnh lúc này đang ở dạng hơi sẽ đi qua ống mao. Khi này, môi chất do phải chịu sự chênh lệch áp suất nên chuyển từ dạng hơi sang dạng lỏng.
Sau đó, môi chất lạnh được đi vào dàn lạnh, quạt cục lạnh sẽ hút hơi lạnh và thổi ra ngoài.
Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi nhiệt độ phòng đã đạt đến mức như cài đặt. Lúc này, cảm biến nhiệt và bo mạch sẽ ngắt điện cung cấp cho cục nóng, quạt block để dừng hoạt động.
Chức năng quan trọng của dàn lạnh điều hòa
Có thể nói, dàn lạnh là một bộ phận có chức năng quan trọng bậc nhất của điều hòa, đó là làm mát không khí. Nhiệt độ phòng sẽ được làm mát, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn, tránh bị oi bức, nóng nực.
Khi qua van tiết lưu, môi chất lạnh trong ống đồng chuyển sang nhiệt độ rất thấp. Vì vậy môi chất lạnh khi đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt ở môi trường xung quanh dàn lạnh, khiến nhiệt độ được làm thấp xuống.
Vệ sinh dàn lạnh điều hòa tại nhà như thế nào?
Dàn lạnh điều hòa cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hiệu suất hoạt động. Cách vệ sinh dàn lạnh tại nhà đơn giản được thực hiện như sau:
Bước 1: Tắt máy lạnh, ngắt nguồn điện điều hòa.
Bước 2:
- Tháo lưới lọc và lớp vỏ dàn lạnh: Máy lạnh sẽ có những chốt ở bên hông hoặc bên trên, bạn chỉ cần gạt những chốt này là đã có thể mở được nắp điều hòa để lấy tấm lưới lọc ra trước.
- Tiếp đến, sử dụng tua vít để tháo các con ốc xung quanh vỏ máy lạnh để tiến hành tháo bung cả bộ phận này đem ra ngoài.
Bước 3: Vệ sinh lưới lọc và vỏ nhựa: Khi đã tháo rời ra được những bộ phận này, việc vệ sinh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể rửa dưới vòi nước với xà phòng rồi dựng lên cho ráo nước.
Bước 4: Vệ sinh dàn lạnh trên tường: Bạn tiến hành lấy cọ, khăn ẩm cùng chất tẩy rửa chuyên dụng (nếu có) để tiến hành lau sạch dàn đồng, miệng gió và mọi ngóc ngách có thể làm sạch được.
Bước 5: Lắp lại các bộ phận: Khi hoàn thành bước 4 thì các tấm lưới lọc cũng như vỏ máy cũng đã ráo khô. Việc bạn cần làm là lắp ráp lại như vị trí ban đầu. Sau cùng là lau chùi sơ lại toàn bộ và dọn dẹp là xong!
Tùy theo tần suất sử dụng máy lạnh mà bạn có thể tự vệ sinh tại nhà từ 3-6 tháng. Ngoài ra, khi thiết bị có dấu hiệu như điều hòa chảy nước, không lạnh, chỉ ra gió…thì hãy lập tức kiểm tra và vệ sinh ngay!
Nếu bạn quá bận rộn hoặc không có kinh nghiệm trong việc vệ sinh điều hòa, hãy đặt ngay dịch vụ vệ sinh máy lạnh bTaskee để được trợ giúp. Đội ngũ chuyên gia Ong Cam sẽ giúp chiếc máy lạnh của bạn sạch sâu nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
Tải app bTaskee và trải nghiệm ngay dịch vụ tiện ích, chuyên nghiệp!
Một số nguyên nhân khiến dàn lạnh điều hòa bị lỗi và cách khắc phục
Dây tín hiệu kết nối với dàn lạnh bị đứt
Dây tín hiệu kết nối có tác dụng truyền tín hiệu từ dàn nóng đến dàn lạnh. Nếu bộ phận này bị đứt hỏng, dàn lạnh sẽ không thể nhận được “lệnh hoạt động”, dẫn đến các vấn đề trục trặc.
Dây tín hiệu bị đứt có thể là do các nguyên nhân sau:
- Lắp đặt không đúng cách khiến dây bị căng, xoắn, bị chèn ép dẫn đến đứt gãy.
- Điều hòa bị di chuyển, va đập nhiều gây xoắn, đứt dây tín hiệu.
- Bụi bẩn bám vào dây, gây chập cháy hoặc đứt.
- Bị côn trùng, chuột cắn đứt.
- Sau thời gian sử dụng dài, dây tín hiệu bị hư hỏng.
Bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường xem dây tín hiệu có bị đứt hỏng hay không. Nếu có hãy liên hệ cùng đội ngũ thợ sửa chữa chuyên nghiệp để tiến hành thay mới.
Quạt dàn lạnh điều hòa hỏng
Quạt dàn lạnh có chức năng thổi không khí lạnh ra ngoài. Bộ phận này bị hỏng có thể là do các nguyên nhân dưới đây:
- Khi lắp đặt, dàn lạnh bị rung lắc mạnh dẫn đến hư hỏng động cơ quạt.
- Điều hòa phải hoạt động quá tải, quá công suất dẫn đến hư động cơ quạt.
- Không vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn báo vào quạt khiến hiệu suất hoạt động giảm.
- Quạt dàn lạnh bị hư hỏng theo thời gian.
Lúc này, cần liên hệ với thợ sửa chữa để tiến hành thay quạt mới cho dàn lạnh.
Board mạch máy lạnh bị hư
Board mạch có cấu tạo khá phức tạp, điều khiển tất cả hoạt động của máy. Có nhiều nguyên nhân khiến bo mạch bị hư:
- Lắp đặt không đúng cách khiến board mạch bị chập cháy, hở mạch, linh kiện bị lỗi.
- Điều hòa hoạt động quá tải, board hoạt động quá công suất.
- Bụi bẩn bám vào bo mạch, gây lỗi hỏng hoặc giảm hiệu suất hoạt động.
- Côn trùng, chuột gián cắn phá.
Không thể tự sửa chữa board mạch hư tại nhà, cần liên hệ đội thợ sửa chữa chuyên nghiệp.
Không vệ sinh lưới lọc bụi
Không vệ sinh lưới lọc bụi có thể khiến hiệu suất làm lạnh giảm, tăng nguy cơ hỏng hóc máy lạnh. Ngoài ra, điều này có thể khiến máy phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động hoặc bị chảy nước. Lưới lọc bụi bám bẩn cũng khiến chất lượng không khí từ điều hòa thổi ra kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Lâu dần sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động cũng như trải nghiệm sử dụng điều hòa. Vì vậy cần vệ sinh thường xuyên máy lạnh bạn nhé.
Trên đây là những thông tin chi tiết về dàn lạnh điều hòa mà các bạn có thể tham khảo. Nắm rõ hiểu biết về bộ phận này có thể giúp quá trình sử dụng máy lạnh thuận tiện và hiệu quả hơn. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích, giúp máy lạnh của bạn hoạt động trơn tru hơn, ít xảy ra lỗi hỏng.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Giải Mã Chi Tiết Chế Độ Patrol Của Điều Hòa Panasonic (Hay Lọc Bụi Tự Động)
- Bẫy Dầu Điều Hòa Là Gì Và Cách Làm Bẫy Dầu Tại Nhà
- Máy Lạnh 1 Ngựa Là Gì? Cách Chọn Máy Lạnh 1 HP