Mèo cái sắp sinh sẽ trở nên yếu ớt hơn và cần sự trợ giúp của chủ nhân để vượt cạn an toàn. Vậy nên bạn cần nuôi dưỡng và chăm sóc mèo cái hết sức cẩn thật trong suốt thời gian mang thai và sinh nở. Dưới đây bTaskee giúp bạn nhận biết các dấu hiệu mèo sắp đẻ để có cách chăm sóc mèo hợp lý.
Các dấu hiệu mèo sắp đẻ dễ nhận biết
Ăn ít hơn hoặc bỏ ăn
Một trong những dấu hiệu mèo sắp đẻ điển hình là thường ăn ít vì mèo con trong tử cung của mèo mẹ gây chèn ép vào dạ dày. Thậm chí trong 24 giờ trước trước khi sinh, tử cung của mèo bị co thắt gây đau đớn, mệt mỏi và lo lắng. Do đó mèo sẽ tạm thời mất cảm giác thèm ăn từ đó chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa.
Mèo có trạng thái làm ổ
Trong 2 tuần cuối thai kỳ, mèo tự nhận thức được mình sẽ chuyển dạ. Từ đó sẽ đi quanh nhà tìm ổ để sinh con và chuẩn bị chỗ cho con ở. Đây là tập tính và bản năng làm mẹ của loài mèo.
Vì mèo là động vật nhạy cảm nên nó sẽ chọn làm ổ ở khu vực kín đáo, yên tĩnh, vắng người và ấm cúng như tủ quần áo, gầm giường, gầm bàn,…. Bạn có thể sẽ bắt gặp mèo của mình tha vải vụn, rơm rạ và bông mềm về để lót ổ.
Để giảm bớt gánh nặng việc nhà và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc mèo sắp đẻ. Hãy đặt dịch vụ giúp việc nhà của bTaskee. Với sự chuyên nghiệp, tận tâm, bTaskee sẽ mang đến cho bạn không gian sống thoáng mát, sạch sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch các dịch vụ tiện ích gia đình ngay!
Thay đổi các hoạt động hằng ngày
Chúng ta sẽ nhìn thấy những sự thay đổi đột ngột và rõ rệt trong hành vi của mèo mẹ:
- Trước khi đẻ, mèo thường thích trốn và tìm một nơi yên tĩnh trong nhà, ngại tiếp xúc với người. Đôi khi bạn tưởng chừng như chúng đã đi mất, nhưng thật ra chúng chỉ đang ẩn nấp ở một góc nào đó.
- Mèo có thể thở gấp gáp và hổn hển bất cứ lúc nào, đặc biệt là sau khi đi bộ. Vì cơn đau và hàng loạt sự sa sút trạng thái tinh thần như lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi và uể oải do áp lực của đàn mèo con tác dụng lên tử cung và thành bụng làm thể chất nhanh chóng suy kiệt sau khi hoạt động.
- Thi thoảng phát ra tiếng kêu ngắn, nhỏ và kèm tiếng rít.
- Mèo có thể rên rỉ, kêu gào vì đau nhằm thu hút sự chú ý và yêu cầu sự giúp đỡ từ chủ nhân.
- Mèo cũng có thể đột ngột đeo bám và quấn quýt với chủ để được giúp đỡ và vuốt ve trấn an khi cảm thấy khó chịu trong cơ thể.
- Mèo hay liếm bầu ngực và cơ quan sinh dục nhằm tạo môi trường lành mạnh cho con chào đời và bú sữa đảm bảo vệ sinh.
- Ngay trước khi lâm bồn, mèo di chuyển và hoạt động nhẹ nhàng nhưng có phần bối rối.
Cơ quan sinh dục và núm vú thay đổi
Sự thay đổi cơ quan sinh dục cũng là một trong các dấu hiệu của mèo sắp đẻ:
- Vú mèo căng trướng và tiết chất đặc như kem, chất lỏng này gọi là sữa non. Nếu vú mèo dính vảy trắng nhỏ thì đó chính là sữa mèo đông đặc lại.
- Mỗi núm vú có một mùi đặc trưng riêng để các cá thể mèo con ghi nhớ và tìm lại sau lần bú đầu tiên.
>> Tham khảo thêm: Cách Dạy Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Dễ Thành Công
Thể chất thay đổi
Lúc sắp đẻ, mèo có một vài sự thay đổi nhất định về thể chất:
- Mèo trở nên mệt mỏi hơn, lười di chuyển, kêu gào và thở hổn hển.
- Khi đi bụng mèo sẽ võng xuống. Mèo sẽ khá giống một con lừa con, lưng hơi gù và phần bụng hai bên phình lên, có chỗ nhô hẳn ra và cứng hơn bình thường. Bụng gò lên không đều do nước ối chảy dần ra ngoài. Đồng thời, tay, chân và cổ của mèo sẽ to hơn bình thường.
>> Xem thêm: Hiện Tượng Mèo Kêu Ban Đêm Và Cách Điều Trị Mèo Kêu Gào
Thân nhiệt giảm
Trong 24 giờ trước khi đẻ, nhiệt độ mèo sẽ giảm xuống từ 1 đến 2 độ, còn 36,9 – 37,9 độ. Trong 2 giờ trước khi mèo sinh, nhiệt độ trực tràng giảm liền 2 độ. Sự giảm nhiệt có thể được nhận biết thông qua sự tiếp xúc với mèo và không ảnh hưởng gì xấu với sức khỏe của nó.
Xuất hiện cơn co thắt ở bụng và có dịch lạ
Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, bụng mèo sẽ co thắt để đẩy các cá thể mèo sơ sinh xuống qua ống sinh. Các cơn co thắt ban đầu nhẹ nhàng nhưng sẽ mạnh dần theo thời gian. Càng gần thời điểm sinh con, các cơn co thắt càng diễn ra liên tục.
Cần chuẩn bị những gì khi mèo sắp đẻ?
Dưới đây là những lời khuyên bổ ích về công việc trợ giúp mèo sinh đẻ:
- Đưa mèo đến bệnh viện thú ý để các bác sĩ thăm khám cho mèo và có những lời khuyên để bạn chăm sóc cho mèo một cách tốt nhất.
- Khi mèo mang thai khoảng 42 ngày, nên cho mèo mẹ ăn thức ăn cho mèo con để đề phòng mèo mẹ gặp vấn đề tiêu hoá không mong muốn cuối thai kỳ.
- Đảm bảo cung cấp chế độ ăn uống cân đối, bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, kẽm,… tránh cho mèo bầu ăn các loại thực phẩm cay và kích thích.
- Mua ổ riêng cho mèo hoặc dùng bìa carton hay hộp xốp làm ổ cho mèo. Nên lót ổ bằng một miếng vải khô, trơn và mỏng để giữ ấm cho mèo mẹ và mèo con.
- Chuẩn bị các thiết bị sưởi ấm và giấy thấm khăn thấm nếu mèo đẻ vào các thời kỳ lạnh trong năm.
- Tỉa lông vú mèo giúp lông không dính bẩn. Mèo sẽ ít tốn thời gian làm sạch lông và thuận tiện cho con bú hơn.
- Chuẩn bị sữa bột cho mèo mẹ uống lấy sức sau sinh đẻ.
>> Tham khảo thêm: Làm Thế Nào Để Mèo Không Cào Ghế Sofa? Giải Pháp Là Gì?
Một số kinh nghiệm đỡ đẻ cho mèo
Hầu hết các con mèo tự sinh nở do bản năng tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, có những con mèo gặp khó khăn trong việc sinh con như mèo khó đẻ, mới sinh lứa đầu hoặc có thể là mèo thân thiết với bạn. Vì vậy, dưới đây là một số kinh nghiệm để tham khảo:
- Khi nhận thấy dấu hiệu mèo sắp đẻ, hãy quan sát cách mèo phản ứng. Nếu mèo tự bảo vệ ổ đẻ và cố gắng tránh sự can thiệp từ người khác, hãy để nó bình yên. Tuy nhiên, nếu mèo vẫn đuổi theo bạn và phát ra tiếng kêu, hãy bế nó nhẹ nhàng và dẫn vào ổ đẻ mà bạn đã chuẩn bị trước đó. Điều này giúp đảm bảo an toàn và sự đảm bảo cho mèo.
- Nên đứng xa và quan sát mèo trong yên lặng. Nếu gây ra tiếng động hoặc phá rối thì mèo mẹ sẽ bỏ đi chỗ khác để sinh ngay. Điều này rất nguy hiểm đối với mèo mẹ.
- Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần thiết bao gồm khăn lau, dung dịch vệ sinh và 1 chậu nước ấm.
- Nếu mèo mẹ không phá màng ối và liếm sạch màng ối cho con, hãy dùng khăn ấm nhẹ nhàng xé màng ối và lau sạch cho mèo con. Chú ý làm nhanh và ưu tiên lau mũi miệng cho mèo con trước để mèo con không bị ngạt.
- Nếu mèo mẹ không cắn đứt dây rốn hoặc cắn dây rốn quá sát mèo con, hãy dùng chỉ nha khoa buộc một đoạn cách rốn vài centimet rồi cắt phần sau chỗ buộc. Lưu ý đeo bao tay y tế và kháng khuẩn các dụng cụ trước khi làm việc.
- Nếu mèo con sinh ra không thở và hạ nhiệt, nhanh chóng dùng khăn ấm bọc chúng lại và chà xát để giữ ấm và kích cho mèo con thở.
- Sau khi mèo sinh xong, bạn nên kiểm tra mèo mẹ có để sót lại nhau thai hay không. Nếu có bạn nên lấy chúng ra ngay để tránh mèo mẹ bị nhiễm trùng. Nếu bạn không cẩn thận lúc làm việc này, mèo có thể bị tử vong.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến các dấu hiệu mèo sắp sinh nở và lưu ý cần thiết bTaskee chia sẻ đến bạn. Hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để hỗ trợ mèo nhà mình sinh nở thành công và an toàn.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Mèo Golden: Nguồn Gốc, Giá Cả Và Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc
- Mèo Ragdoll: Nguồn Gốc, Giá Cả Và Cách Chăm Sóc