“Đường bao nhiêu calo?”, “ăn nhiều đường có béo không?”, “cơ thể cần nạp bao nhiêu đường mỗi ngày?” hẳn là nỗi trăn trở của biết bao chị em hiện nay. Vậy thực hư ra sao? Cùng bTaskee giải đáp tất tần tật ngay dưới đây.
1g đường có bao nhiêu calo?
Đường là một dạng phân tử của carbohydrate có vị ngọt. Đường được tìm thấy trong đa phần các loại thực phẩm. Đường có 4 nhóm chính:
Nhóm 1: Đường đơn, hay monosaccharide, có vị ngọt đặc trưng bao gồm:
Nhóm 2: Đường đôi, hay disaccharide, có vị ngọt đặc trưng bao gồm:
- Sucrose, hay còn gọi là đường, đường kính, đường cát, đường phèn, đường ăn, v.v.
- Maltose, hay còn gọi là đường mạch nha
- Lactose, hay còn gọi là đường sữa
- Trisaccharide
- Oligosaccharide
Nhóm 3: Đường đa, hay polysaccharide, bao gồm những polyme như tinh bột, cellulose, và kitin
Nhóm 4: Đường hóa học, những chất ngọt tổng hợp
Trong 1g đường ước tính chứa khoảng 4,01 calo. Đây chỉ là một con số nhỏ. Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta nạp vào cơ thể khá nhiều đường mỗi ngày.
Đường có trong các loại thực phẩm quen thuộc như cơm, mì, rau củ, hoa quả,… Những loại đường đó gọi là đường tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng ta còn hấp thụ đường hóa học từ bánh kẹo, nước có gas. Đây mới chính là thủ phạm gây ra dư thừa đường trong cơ thể, dẫn tới béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
100g đường có bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA, trong 100g đường có chứa 401 calo. Bạn có tưởng tượng được 100g đường sẽ trông như thế nào không? Thìa đường như hình bên dưới chứa khoảng 25g đường. Khoảng 4 thìa như thế đã có thể cung cấp cho bạn 100g đường rồi.
Ngoài ra, để đánh giá 100g đường bao nhiêu calo thì còn cần dựa trên nhiều loại thành phần khác nhau. Trên thị trường hiện nay sản xuất ra rất nhiều loại đường. Trong đó, mỗi loại sẽ cung cấp lượng calo chênh lệch nhau:
- Đường trắng được biết đến với hàm lượng calo cao nhất trong các loại đường, trong 100g đường trắng có chứa khoảng 970 calo.
- Đường phèn được tạo ra từ sự kết tinh của mật mía, nên lượng calo sẽ thấp hơn những loại đường khác, trong 100g đường phèn sẽ chứa 383 calo.
- Đường thốt nốt là được chế biến từ nước của loài cây thốt nốt trong tự nhiên. Trong 100g đường thốt nốt có chứa khoảng 383 calo.
Ngoài ra, trong đường chứa chủ yếu là các carbohydrate, ngoài ra còn có nước, canxi, sắt,… Cụ thể, trong 100g đường chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm:
Thành phần | Đơn vị có trong 100g đường |
Carbohydrate | 99,6g |
Glactose | 0,3g |
Nước | 0,02g |
Canxi | 1mg |
Kali | 2mg |
Sắt | 0,05mg |
Magie | 0,3mg |
Ăn nhiều đường có béo không?
Bất kì một loại thực phẩm nào ăn nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng dư thừa. Đường cũng không ngoại lệ. Ăn nhiều đường sẽ dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao và tình trạng kháng insulin. Tất cả những điều trên là yếu tố gây thừa cân, béo phì, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Ngoài ra, việc dư thừa lượng đường có thể dẫn tới các hệ lụy nghiêm trọng khác như sâu răng, tiểu đường, các bệnh lý liên quan tới tim mạch, ung thư.
Các nhà khoa học đã chỉ rõ mối liên hệ giữa việc ăn nhiều đường và việc mắc các bệnh mãn tính. Người có chế độ ăn mà đường chiếm nhiều hơn 25% lượng calo nạp vào có tỉ lệ tử vong gấp đôi so với người có chế độ ăn mà đường chiếm chưa tới 10% tổng lượng calo.
>> Xem thêm: Tác dụng đáng kinh ngạc của đường thốt nốt
Lượng đường trong 100g một số thực phẩm
Dưới đây là bảng khối lượng đường có trong một số thực phẩm được sử dụng hằng ngày bạn nên biết:
Loại thực phẩm | Khối lượng đường có trong 100gr thực phẩm |
Cơm | 40-50g |
Gạo lứt | 0 |
Mỳ | 2g |
Bánh mì trắng | 2-3g |
Bánh mì nguyên cám | 4-5g |
Đường trắng (đường cát) | 100g |
Đường phèn | 162,5g |
Khoai tây | 17-18g |
Khoai lang | 20-22g |
Bắp | 5-6g |
Táo | 11g |
Chuối | 12,5g |
Cam | 9-10g |
Dâu tây | 5,5g |
Sữa | 4-5g |
Sữa chua | 6-10g |
Kem | 2-10g |
Kẹo | 70-75g |
Trứng cá | 0 |
Trứng gà/ vịt | 0 |
Ốc | 0 |
Các loại rau | 2-7g tùy loại |
Các loại tôm/thịt | 0 |
Nếu bạn quá bận bịu với công việc mà không thể sắp xếp thời gian chuẩn bị cho gia đình những bữa cơm ấm cúng, dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe. Hãy đặt lịch ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong Cam sẽ thay bạn vào bếp chuẩn bị những mâm cơm gia đình thật ngon và bổ dưỡng.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm các dịch vụ ngay!
Cơ thể cần nạp bao nhiêu đường?
Vấn đề lượng đường nạp vào cơ thể còn dựa trên nhiều yếu tố như cân nặng, chiều cao, tình trạng sức khỏe, bệnh lý. Lượng đường tối đa nên nạp vào cơ thế đối với người trưởng thành, khỏe mạnh là:
- Nam giới: 50g tương đương với khoảng 2 thìa canh đường.
- Nữ giới: 37,5g tương đương với khoảng 1,5 thìa canh đường.
- Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn khoảng 25g đường tương đương 1 thìa đường mỗi ngày.
- Đối với bệnh nhân mắc cái bệnh như tiểu đường, tim mạch: Nên hạn chế ăn đường ít nhất có thể, tốt nhất nên nghe theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, để duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động trong một ngày và tốt cho sức khỏe bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây khi sử dụng đường để cơ thể được dung nạp lượng đường vừa đủ:
- Đối với lượng đường được khuyến nghị, Không nên nạp quá ít đường vào bữa ăn vì có thể gây hạ đường huyết, làm mất tập trung, chân tay run rẩy, nếu để lâu dài sẽ khiến cơ thể bị sụt cân, mệt mỏi diễn ra thường xuyên.
- Không nên sử dụng quá nhiều trong ngày. Chỉ nên dùng tối đa 6 muỗng cafe đường cho người lớn tương đương 150g đường, 2 – 3 muỗng cafe cho trẻ em tương đương 50 – 75g.
- Không nên lạm dụng đường trong các thực phẩm hằng ngày. Chỉ những món nào cần nên đường thì mới nêm, tránh tình trạng nấu gì cũng nêm đường.
>> Có thể bạn quan tâm: 1 Ngày Cần Bao Nhiêu Calo Nạp Vào Cơ Thể? Bạn Đã Biết?
Câu hỏi thường gặp
- Làm thế nào để giảm lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày?
Để cắt giảm lượng đường hàng ngày bạn có thể bắt đầu từ việc ngừng ăn bánh, kẹo hay uống nước có gas. Thay vào đó chuyển sang uống trà, ăn sữa chua, ăn các loại hạt tốt cho sức khỏe như hạt điều, hạnh nhân, óc chó,…
Ngoài ra, bạn có thể thay thế đường trắng trong quá trình nấu ăn bằng mật ong, mật mía. Sức khỏe của bạn sẽ cải thiện nếu bạn biết cách thay thế đường trắng bằng các thực phẩm tự nhiên, mang lại nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. - Có thể cắt bỏ hoàn toàn đường trong chế độ ăn không?
Đường luôn là một trong những món bị hạn chế trong chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, việc cắt bỏ hoàn toàn đường trong chế độ ăn không phải là một ý kiến hay. Điều này sẽ dẫn tới:
– Rụng tóc: Nhiều nghiên cứu cho thấy, mía là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ hoạt động của thận. Khi thận không khỏe, cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều biến đổi trong đó có rụng tóc.
– Da yếu: Trong mía chứa nhiều chất oxy hóa, giúp chống lão hóa và bảo vệ làn da. Việc cắt bỏ hoàn toàn đường sẽ dẫn đến da yếu, mỏng, dễ bị tổn thương.
– Tăng cân: Cắt bỏ hoàn toàn đường sẽ dẫn tới thèm đường, ăn quá nhiều đường trong một lần, làm tăng chỉ số đường huyết đột ngột, không tốt cho sức khỏe.
– Ảnh hưởng tới tâm trạng: Cắt bỏ đường sẽ dẫn tới việc mất tập trung, tâm trạng xuống dốc và dễ cáu kỉnh. - Đường ăn kiêng có tốt không? Có nên sử dụng đường ăn kiêng không?
Đường ăn kiêng được biết tới là một chất tạo ngọt có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc hóa học. Với một lượng nhỏ đường ăn kiêng đã có thể tạo ra vị ngọt, tăng hương vị cho đồ ăn, thức uống.
Khác với đường cát trắng, đường ăn kiêng không gây sâu răng và cũng không làm tăng lượng đường trong máu. Vậy nên, đây chính là sản phẩm cứu tinh cho những người đang trong chế độ ăn lành mạnh hay những người mắc bệnh tim, tiểu đường đang cần kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể.
Như vậy, việc biết đường bao nhiêu calo và nên nạp bao nhiêu đường mỗi ngày sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc lựa chọn thực phẩm cho chế độ ăn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ sức khỏe và giúp bạn có cuộc sống lành mạnh.
>>> Xem thêm các nội dung khác tương tự:
- [Góc Giải Đáp] 1 Cái Bánh Bao Bao Nhiêu Calo?
- Bật Mí 27+ Thực Phẩm Ít Calo Giữ Dáng Đẹp Da Tuyệt Đỉnh
- Sữa Tươi Không Đường Bao Nhiêu Calo? Uống Nhiều Có Tốt?
Hình ảnh: Canva.