Bệnh FIP Ở Mèo Là Gì? Cách Phòng Ngừa, Điều Trị Cho Mèo

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
fip ở mèo
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

FIP được xếp vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm nhất ở loài mèo. Tuy không phổ biến nhưng bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy dấu hiệu, triệu chứng của bệnh FIP ở mèo ra sao? Cách phòng ngừa, điều trị thế nào hiệu quả?  bTaskee sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên ngay bên dưới.

Bệnh FIP ở mèo là gì? Tác nhân gây bệnh từ đâu?

Bệnh FIP ở mèo (Feline Infectious Peritonitis) còn được biết đến với các tên gọi như viêm màng bụng truyền nhiễm hay viêm phúc mạc. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng do một loại coronavirus gây ra, gọi là Feline Coronavirus (FCoV)

FIP là một căn bệnh khá hiếm gặp nhưng đã xuất hiện từ lâu. Bệnh đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của mèo, tỷ lệ tử vong do FCoV gây ra lên tới 98%.

FIP ở mèo hay viêm phúc mạc là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 98%.
FIP ở mèo hay viêm phúc mạc là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 98%.

Như đã đề cập, mèo bị FIP do nhiễm Feline Coronavirus (FCoV). Đây là  là một loại coronavirus phổ biến và lây truyền qua phân của mèo. Nó thường phát triển ở những khu vực sinh sống của loài mèo không được dọn dẹp phân, thay cát thường xuyên.

Nhiều người thường nhầm lẫn FCoV với virus Corona gây ra đại dịch Covid-19 nhưng thực tế chúng hoàn toàn khác nhau. FCoV chỉ gây hại cho mèo và không gây ra ảnh hưởng cho con người hay các vật nuôi khác.

Các đối tượng mèo dễ bị FIP gồm có những chú mèo có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu, mèo trưởng thành mắc nhiều căn bệnh cùng lúc hay mèo bị stress kéo dài. 

Có nhiều nguyên nhân khiến mèo lây nhiễm FIP, trong đó có 2 con đường truyền nhiễm chính gồm:

  • Phân mèo: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị FIP. Những con mèo nuôi chung, sử dụng chung khay cát hoặc có thói quen liếm láp lẫn nhau khiến FIP lây lan nhanh.
  • Các chất gây ô nhiễm trong không khí: Mèo hít phải các chất độc hại trong không khí, điển hình là một số chủng FCoV rất dễ mắc FIP.
Mèo bị FIP do nhiễm virus Feline Coronavirus (FCoV).
Mèo bị FIP do nhiễm virus Feline Coronavirus (FCoV).

Dấu hiệu nhận biết bệnh FIP ở mèo

Triệu chứng thường thấy của mèo khi gặp bệnh FIP

Trong khoảng thời gian đùa tiếp xúc với virus FCoV, mèo chưa có những biểu hiện bệnh cụ thể. 

Một số trường hợp, mèo thường bị tiêu chảy, nôn mửa giống như các bệnh đường ruột thường gặp. Một số khác thường thờ ơ, mệt mỏi, chán ăn, bị sút cân hoặc phát sốt.

Vài ngày đến vài tuần sau khi tiếp xúc virus, mèo bị nhiễm bệnh, bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng rõ ràng hơn. Lúc này mèo bị FIP sẽ xuất hiện 2 thể bệnh với những biểu hiện cụ thể:

FIP khô

  • Sốt nhẹ
  • Sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Bị vàng da.
  • Sưng hạch bạch huyết ở bụng khi sờ vào.
  • Các triệu chứng về hô hấp: Ho, hắt hơi và khó thở.
  • Các triệu chứng đường tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy mãn tính.
  • Thay đổi tính cách và thói quen sinh hoạt: Mèo có thể trở nên lơ mơ hoặc trầm cảm.
  • 30% mèo bị FIP có biểu hiện viêm mống mắt.
  • 25 – 35% mèo bị bệnh xuất hiện triệu chứng thần kinh như co giật, mất kiểm soát cơ.
Mèo bị FIP thể khô thường sốt nhẹ, sụt cân, mất kiểm soát cơ.
Mèo bị FIP thể khô thường sốt nhẹ, sụt cân, mất kiểm soát cơ.

FIP ướt

  • Sốt kéo dài nhiều ngày (khoảng 39.5 độ C)
  • Sụt cân, ăn kém
  • Ứ nước dưới da, sưng bụng hoặc tạo khối lớn trong các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi, và các mô mềm.
  • Khó thở: Mèo có thể thở nhanh và gặp khó khăn trong việc hít thở do áp lực từ sưng bụng.
  • Da nhợt nhạt hoặc bị vàng da.
  • Trầm cảm: Lười biếng và mệt mỏi.
Mèo bị FIP thể ướt thường bị chảy nước mắt, ứ nước trong cơ thể.
Mèo bị FIP thể ướt thường bị chảy nước mắt, ứ nước trong cơ thể.

>> Có thể bạn quan tâm: Hiện Tượng Mèo Kêu Ban Đêm Và Cách Điều Trị Mèo Kêu Gào

Chẩn đoán lâm sàng bệnh FIP ở mèo

FIP mèo có thể chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng như:

  • Các triệu chứng về đường hô hấp: Hắt hơi, chảy nước mũi và nước mắt.
  • Các biểu hiện liên quan đến đường tiêu hóa: Nôn mửa, ăn kém, sụt cân nhanh, tiêu chảy,…
FIP mèo chẩn đoán thông qua triệu chứng về đường hô hấp.
FIP mèo chẩn đoán thông qua triệu chứng về đường hô hấp.

Chẩn đoán phi lâm sàng mèo bị viêm phúc mạc

Mèo mắc bệnh viêm phúc mạc có một số biểu hiện phi lâm sàng như:

  • Sử dụng Test Kit: Giúp kiểm tra nhanh chóng và chuẩn xác chứng bệnh FIP ở loài mèo.
  • Test Rivalta’s: Sử dụng cho mèo bị FIP ở thể ướt.
  • Kiểm tra bệnh FIP ở mèo dựa trên kết quả sinh thiết mẫu ruột.
Sử dụng Test Kit chẩn đoán phi lâm sàng mèo bị viêm phúc mạc.
Sử dụng Test Kit chẩn đoán phi lâm sàng mèo bị viêm phúc mạc.

>> Có thể bạn quan tâm: 10 Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Bị Viêm Da Và Cách Điều Trị

Cách phòng ngừa bệnh viêm phúc mạc (bệnh FIP ở mèo) cho hiệu quả

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm phúc mạc mèo

Hiện nay chưa có phương chữa trị dứt điểm căn bệnh FIP mèo. Vì thế, phương pháp điều trị chính ở thời điểm hiện tại là giảm thiểu triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho thú cưng.

Vì thế, việc phòng ngừa bệnh viêm phúc mạc được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, tiêm vacxin phòng ngừa được xem là giải pháp mang lại hiệu quả khá cao. Vacxin có tác dụng tạo kháng thể chống lại sự xâm nhập của FCoV.

Khi mèo đạt từ 4 tháng tuổi, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y để tiêm phòng vacxin phòng bệnh FIP. 

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm phúc mạc mèo là giải pháp được nhiều người áp dụng.
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm phúc mạc mèo là giải pháp được nhiều người áp dụng.

Nếu bạn thường xuyên bận đi công tác và lo lắng nhà cửa không ai dọn dẹp và lo lắng các thú cưng ở nhà không ai chăm sóc. Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ trên ứng dụng bTaskee đệ có người dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mỗi khi bạn cần nhé!

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!

Không thả rông mèo

Con đường lây truyền FIP chủ yếu là do tiếp xúc giữa mèo lành với mèo bệnh qua đường phân hay iếm láp cho nhau. Do đó, bạn không nên thả rông mèo, nhất là đưa chúng đến những địa điểm tập trung nhiều mèo như quán cà phê, công viên,… để phòng bệnh.

Tuyệt đối không thả rông mèo, tránh lây lan FIP.
Tuyệt đối không thả rông mèo, tránh lây lan FIP.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống cũng là một cách giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại sự lây truyền FCoV ở mèo. Chú ý xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho mèo để thú cưng phát triển khỏe mạnh.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường sức đề kháng cho mèo.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường sức đề kháng cho mèo.

>>> Lưu ý: Những thông tin được bTaskee chia sẻ bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Các biện pháp chỉ giúp bạn phòng ngừa bệnh FIP ở mèo, không có tác dụng chữa trị khi mèo bị nhiễm viêm phúc mạc. 

Hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị sau khi mèo bị viêm phúc mạc

  • Cách chăm sóc

Khi mèo bị nhiễm FCoV, việc cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng là việc làm cực kỳ cần thiết để giúp mèo tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi lại bệnh tật. Chú ý cho mèo ăn các loại thức ăn giàu đạm, vitamin, chất xơ,.. có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng.

Bên cạnh đó, cần dọn dẹp vệ sinh không gian sống của chúng, thau cát mèo thường xuyên. Bạn nên sử dụng thuốc sát trùng Antisep với liều lượng từ 2 – 4ml/1 lít nước/ngày để diệt các mầm bệnh và hạn chế lây lan cho các con mèo khác.

Nếu bạn nuôi nhiều bé mèo, có lẫn cả mèo bệnh và mèo lành thì cần cách ly mèo bệnh và chăm sóc riêng để tránh lây nhiễm chéo.

Thường xuyên dọn vệ sinh, thay cát cho mèo bị FIP.
Thường xuyên dọn vệ sinh, thay cát cho mèo bị FIP.

>> Xem thêm: Vì Sao Mèo Bị Nôn Ra Thức Ăn? Có Nguy Hiểm Không?

  • Cách điều trị

Hiện nay, bệnh FIP ở mèo được điều trị bằng thuốc khám viêm, kháng sinh chứa Corticosteroid để ức chế sự phát triển của virus FCoV.

Bên cạnh đó, bạn cần đưa mèo đến thăm khám bác sĩ thú định kỳ để hút dịch, nhằm loại bỏ các chất lỏng trong máu và xoang cơ thể mèo.

Đưa mèo bị FIP đi gặp bác sĩ để hút dịch ra ngoài.
Đưa mèo bị FIP đi gặp bác sĩ để hút dịch ra ngoài.

Bệnh FIP ở mèo tuy hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong tới 98%. bTaskee hy vọng rằng qua những chia sẻ trên, bạn đã nắm vững thông tin về bệnh viêm phúc mạc và có những biện pháp chủ động phòng ngừa cho chú mèo nhà mình.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Canva, The Guardian.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services