Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng ghế sofa không thể giặt được vì cấu trúc cồng kềnh và diện tích bề mặt lớn. Cùng bTaskee giải đáp thắc mắc “Ghế sofa có giặt được không” với tổng hợp những cách tự giặt sofa tại nhà hiệu quả, ai cũng có thể làm được.
Những lưu ý trước khi tự giặt ghế sofa tại nhà
Xem thẻ hướng dẫn của nhà sản xuất
Thẻ hướng dẫn sử dụng có vai trò tóm tắt ngắn gọn thông tin cơ bản, khuyến cáo và hướng dẫn về sản phẩm, được viết bởi nhà sản xuất.
Thông tin này nhằm hỗ trợ người dùng sử dụng sản phẩm đúng cách và hiệu quả. Nhờ thẻ hướng dẫn, ta biết được “ghế sofa có giặt được không” để tránh xảy ra rủi ro, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người dùng.
Đối với ghế sofa, các nhà sản xuất thường đưa ra một số khuyến cáo về phương pháp, hóa chất vệ sinh ghế sofa như sau:
- Ký hiệu W (viết tắt của từ “Water”): Ý nghĩa rằng khách hàng nên vệ sinh ghế sofa với nước để giữ được độ sáng và mới.
- Ký hiệu S (viết tắt của từ “Solvent”): Thường xuất hiện tại một số hãng ghế sofa có chất liệu đặc biệt, dễ bay màu. Nhà sản xuất khuyến cáo khách hàng chỉ nên dùng dung môi giặt khô hoặc sản phẩm tẩy rửa không chứa nước để làm sạch.
- Ký hiệu WS hoặc SW có nghĩa bạn có thể áp dụng cả phương pháp giặt nước lẫn giặt khô bằng dung môi cho loại ghế sofa này.
- Ký hiệu X: khi ghế sofa của bạn có ký hiệu này, có nghĩa nhà sản xuất cảnh báo bạn không nên tự giặt ghế tại nhà mà cần xử lý vết bẩn bằng các phương pháp chuyên dụng. Điều này sẽ giúp ghế sofa tránh hỏng hóc và giữ được độ bền lâu.
Lưu ý:
- Để chắc chắn độ phù hợp của dung môi, chất tẩy rửa với chất liệu ghế, bạn hãy test thử một góc khuất trên bề mặt ghế sofa trước khi tiến hành vệ sinh toàn bộ sản phẩm.
- Tùy thuộc vào từng loại vết bẩn mà bạn có thể tự vệ sinh tại nhà hoặc sử dụng dịch vụ giặt ghế sofa chuyên dụng để bảo vệ độ bền bỉ cho sản phẩm.
Những dấu hiệu nhận biết khi cần vệ sinh sofa
Vệ sinh sofa là quy trình làm sạch và loại bỏ mọi vết bẩn bám trên bề mặt ghế như bụi bẩn, chất lỏng thừa, thức ăn thừa,… bTaskee sẽ mách các bạn những những dấu hiệu nhận biết khi cần vệ sinh sofa như sau:
- Thứ nhất, thời gian sử dụng ghế sofa đã quá 6 tháng và chưa được vệ sinh định kỳ
- Thứ hai, bề mặt ghế đổi màu vì bụi bẩn, vết ố,…thậm chí xuất hiện nấm mốc
- Thứ ba, ghế sofa có mùi hôi bất thường
- Thứ tư, bạn cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi tiếp xúc với bề mặt ghế sofa
- Thứ năm, nhà bạn nuôi thú cưng và chúng thường xuyên nằm ngủ, vui chơi trên ghế sofa
Chuẩn bị vật dụng cần thiết trước khi giặt ghế sofa
Để quá trình giặt ghế sofa diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, các bạn cần sử dụng các thiết bị, công cụ hỗ trợ và một số chất tẩy rửa như:
- Máy hút bụi
- Dung dịch giặt ghế sofa chuyên dụng hoặc xà phòng giặt
- Bột baking soda (thuốc muối)
- Bàn chải, bàn chà lông mềm
- Miếng bọt biển
- Khăn giấy hoặc khăn vải khô
- Bình xịt nước (nếu có)
Bạn bận rộn với công việc và không có thời gian vệ sinh ghế sofa cho gia đình? Đừng lo, dịch vụ vệ sinh sofa tại nhà của bTaskee sẽ giúp bạn giải quyết mọi vết bẩn, trả lại không gian sống xanh – sạch – đẹp
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay
Hướng dẫn chi tiết cách giặt ghế sofa nỉ, vải và sofa da tại nhà đúng chuẩn, hiệu quả
Sofa vải, nỉ
Đối với cách giặt ghế sofa bằng vải, nỉ, các bạn thực hiện lần lượt các bước sau:
- Bước 1: Tháo toàn bộ vỏ bọc ghế và đệm ghế ra ngoài và đem đi giặt như quần áo thông thường.
- Bước 2: Pha loãng dung dịch tẩy rửa cùng nước ấm và đánh đều, tạo bọt.
- Bước 3: Sử dụng bàn chải lông mềm hoặc miếng bọt biển lau nhẹ nhàng lên bề mặt ghế sofa cùng hỗn hợp tẩy rửa và ngâm trong vòng 3 – 4 phút.
- Bước 4: Dùng khăn ấm lau lớp bọt thừa cho đến khi sạch hoàn toàn.
- Bước 5: Phơi hoặc sử dụng máy sấy, máy nén làm khô bề mặt ghế sofa, tránh ẩm mốc.
Lưu ý:
- Bạn không nên dùng quá nhiều chất tẩy rửa với phương pháp này để tránh việc nước ngấm sâu vào lòng ghế khiến vải bị co rút và đọng nước gây nấm mốc, vi khuẩn.
- Bạn có thể rắc baking soda lên bề mặt ghế sofa vải, nỉ để tránh ẩm mốc và khử mùi hiệu quả
Sofa da
Đối với ghế sofa da, bạn nên cẩn thận trong quá trình giặt tại nhà để tránh ảnh hưởng đến chất liệu ghế, bTaskee hướng dẫn bạn qua 3 bước sau:
- Bước 1: Pha loãng chất tẩy rửa cùng nước ấm
- Bước 2: Dùng khăn thấm hoặc bình xịt hỗn hợp tẩy rửa lên bề mặt ghế sofa. Sau đó sử dụng khăn mềm lau nhẹ nhàng để loại bỏ các vết bẩn.
- Bước 3: Lau lại bề mặt ghế sofa bằng khăn khô để tránh ẩm mốc trước khi sử dụng.
Lưu ý:
- Bề mặt da rất dễ bị trầy xước, vì vậy bạn nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ có chất liệu mềm và thao tác tẩy rửa nhẹ nhanh.
- Bạn chỉ nên vệ sinh ghế sofa da trên 6 tháng/lần để giữ màu ghế và da được bền nhất có thể.
- Hạn chế sử dụng hóa chất để giặt ghế sofa, thay vào đó hãy sử dụng máy hút bụi.
Câu hỏi thường gặp khi tự giặt ghế sofa tại nhà
- Nếu không có dung dịch giặt ghế sofa chuyên dụng, tôi có thể thay thế bằng chất tẩy rửa nào?
Bạn có thể pha loãng ¼ muỗng dầu rửa bát với 01 bát nước ấm để tạo thành hỗn hợp giặt ghế sofa nhé.
- Nên giặt ghế sofa trong bao lâu để tăng tuổi thọ và độ mới ghế sofa?
Bạn nên giặt ghế sofa định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Đồng thời, hãy sử dụng khăn mềm hoặc máy hút bụi để vệ sinh mỗi ngày nhé.
- Giặt ghế sofa sau bao lâu mới có thể sử dụng được?
Chỉ cần đợi đến khi ghế sofa khô hoàn toàn thì bạn có thể sử dụng như bình thường được.
Vậy “Ghế sofa có giặt được không?” Câu trả lời là có, vệ sinh sofa định kỳ tại nhà không hề khó như chúng ta tưởng. Áp dụng ngay những quy trình giặt ghế sofa tại nhà cực đơn giản và hiệu quả của bTaskee nhé. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm bài viết:
- Tổng hợp cách tẩy vết mực trên ghế sofa da nhanh chóng và hiệu quả
- Hướng dẫn giặt khô sofa tại nhà dễ dàng
- Gợi ý những loại máy giặt nệm sofa đáng dùng nhất hiện nay
Hình ảnh: Pinterest