3 Cách Giảm Cân Tuổi Dậy Thì Lành Mạnh, Hiệu Quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả và lành mạnh
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Giảm cân tuổi dậy thì như thế nào để vừa có được vóc dáng như mong muốn, vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng nên bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây cùng bTaskee nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tăng cân ở tuổi dậy thì

Trước khi tìm hiểu các cách giảm cân tuổi dậy thì, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân ở độ tuổi này.

Thay đổi hormone tố nữ/ nam

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, các hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi. Với nam giới, trẻ thường sẽ tăng khối lượng cơ khiến cơ thể cao lớn một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, với nữ giới, hormone sẽ khiến các bé tăng lượng mỡ với mục đích làm đầy đặn các bộ phận như hông, đùi, ngực,… để làm rõ nét nữ tính.

Khi dậy thì, hormone tăng trưởng trong cơ thể khiến trẻ tăng cân
Khi dậy thì, hormone tăng trưởng trong cơ thể khiến trẻ tăng cân

Thay đổi thói quen, lối sống

Hiện nay, khi xã hội phát triển nhanh chóng, cuộc sống bận rộn khiến các bậc phụ huynh không còn nhiều thời gian để chuẩn bị những bữa ăn cho con trẻ.

Lúc này các loại thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn là sự lựa chọn nhanh gọn nhất. Vì vậy mà lượng calo trẻ hấp thụ vào cơ thể không được kiểm soát.

Ngoài ra, việc trẻ được tự do sử dụng tiền tiêu vặt quá sớm cũng khiến gia tăng việc hấp thụ những đồ ăn vặt có chứa nhiều đường, chất béo,…

Không những vậy, ngày nay trẻ nhỏ có khuynh hướng ít vận động do học nhiều, chơi game điện tử, sử dụng điện thoại, ipad,…

Tất cả những lối sống trên đều là những nguyên nhân khiến tỷ lệ béo phì ở trẻ tuổi dậy thì gia tăng.

Cuộc sống bận rộn khiến trẻ nhỏ tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn
Cuộc sống bận rộn khiến trẻ nhỏ tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵ

Stress, áp lực từ xã hội

Theo nghiên cứu, stress, căng thẳng kéo dài sẽ khiến gia tăng nguy cơ béo phì. Trong khi đó, trẻ ở tuổi vị thành niên hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc học tập, gia đình, xã hội,…

Dù đây không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thừa cân ở trẻ song vẫn cần được chú ý.

Căng thẳng kéo dài ở trẻ tuổi dậy thì là nguyên nhân gây tăng cân
Căng thẳng kéo dài ở trẻ tuổi dậy thì là nguyên nhân gây tăng cân

3 Cách giảm cân cho tuổi dậy thì đơn giản, hiệu quả

Tăng cường tập luyện, vận động

Luyện tập chính là phương pháp vô cùng hữu hiệu để giảm cân tuổi dậy thì. Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng khối lượng cơ, giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy calo. 

Đặc biệt, vận động nhiều cũng giúp giảm thiểu căng thẳng và bệnh trầm cảm ở trẻ tuổi teen – một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân.

Để nâng cao hiệu quả giảm cân, trẻ hãy lựa chọn một bộ môn thể thao yêu thích như đi bộ, chạy, yoga, bơi lội, thể dục nhịp điệu,… Việc này sẽ giúp duy trì tần suất tập luyện đều đặn mỗi ngày cho trẻ.

Tập thể dục cho tuổi dậy thì giúp đốt cháy calo nhiều hơn
Tập thể dục cho tuổi dậy thì giúp đốt cháy calo nhiều hơn

Ăn uống và chế độ ăn kiêng cho tuổi dậy thì

Chế độ ăn kiêng giảm cân tuổi dậy thì như thế nào? Theo các chuyên gia, chế độ ăn kiêng cho giai đoạn này cần đảm bảo sự khoa học, lạnh mạnh.

Các chất dinh dưỡng, vitamin vẫn cần cung cấp đầy đủ cho cơ thể để đảm bảo sự phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Các nhóm chất quan trọng cần chú ý bổ sung bao gồm: Chất béo tốt, protein, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Bổ sung các nhóm chất đầy đủ cho trẻ
Bổ sung các nhóm chất đầy đủ cho trẻ

Các nhóm chất này thường có trong các loại thực phẩm tốt như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, trứng, sữa, cá,… Thanh thiếu niên nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa hàm lượng calo cao như bánh kẹo, bánh ngọt, trà sữa, đồ uống có gas, các loại thức ăn nhanh chế biến sẵn. 

Tuy nhiên đây lại là những món ăn yêu thích của những bạn tuổi teen. Vì vậy khi giảm cân, các bạn cần đặc biệt thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ăn uống khoa học, cắt giảm những loại thực phẩm phù hợp.

Các thói quen ăn uống như vừa ăn vừa xem tivi, tán gẫu, sử dụng điện thoại cũng cần được loại bỏ. Thay vào đó, trẻ cần tập trung ăn uống, nhai chậm, kỹ. Cách này sẽ giúp kiểm soát lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

Đừng quên nên bổ sung lượng nước đầy đủ, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Trẻ có thể sử dụng nước lọc hoặc nước trái cây không đường để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể.

Chế độ ăn kiêng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cho giảm cân tuổi dậy thì
Chế độ ăn kiêng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cho giảm cân tuổi dậy thì

>>>Xem thêm: Xây Dựng Thực Đơn Tăng Chiều Cao Ở Tuổi 14 Cho Trẻ

Công việc của bạn quá bận rộn, không có thời gian chuẩn bị những bữa ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trẻ? Hãy sử dụng ngay dịch vụ nấu ăn gia đình bTaskee. Những phụ tá tận tâm sẽ mang đến những bữa ăn giàu dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh cho gia đình của bạn.

Tải app bTaskee và trải nghiệm ngay hôm nay!

Giảm stress và áp lực cho tuổi dậy thì, xây dựng một lối sống lành mạnh

Bên cạnh việc tập luyện và thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học, bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến sức khỏe tinh thần của trẻ nhỏ. 

Các bé cần sống trong môi trường sinh hoạt, học tập thoải mái, dễ chịu để tránh căng thẳng không mong muốn. Điều này cũng góp phần giúp quá trình giảm cân tuổi dậy thì suôn sẻ hơn rất nhiều.

Hãy xây dựng lối sống lành mạnh để giảm stress, giúp cân bằng lại tinh thần với những thói quen sau:

  • Ngủ đủ giấc, với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì là khoảng 7 – 8 tiếng
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hòa đồng với mọi người
  • Tham gia một khóa học, hoạt động ngoại khóa hoặc bộ môn thể thao yêu thích
  • Tạo thói quen chia sẻ với người thân và bạn bè
  • Khám sức khỏe thể chất, tinh thần định kỳ để phát hiện kịp thời những rủi ro không mong muốn.
Giữ cho trẻ tinh thần lạc quan, vui vẻ và thoải mái
Giữ cho trẻ tinh thần lạc quan, vui vẻ và thoải mái

Những lưu ý khi thực hiện giảm cân tuổi dậy thì cho trẻ

Theo dõi đến sự phát triển, thay đổi của cơ thể

Phụ huynh nên quan sát, theo dõi những thay đổi trên cơ thể để xác định rằng trẻ có thực sự bị thừa cân và cần giảm béo hay không.

Phụ huynh có thể tính chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) của trẻ. Công thức tính BMI như sau: Cân nặng/(chiều cao)^2. 

Nếu giá trị này lớn hơn 25 thì đồng nghĩa với việc trẻ đang trong tình trạng thừa cân và cần thực hiện chế độ ăn kiêng, tập luyện.

Cần theo dõi quá trình thay đổi của cơ thể để có những điều chỉnh thích hợp
Cần theo dõi quá trình thay đổi của cơ thể để có những điều chỉnh thích hợp

Thực hiện giảm cân theo cách lành mạnh và an toàn

Giai đoạn dậy thì có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Vì vậy khi giảm cân tuổi dậy thì cần hết sức chú ý, thực hiện theo các phương pháp khoa học, an toàn.

Không nên thực hiện theo những thói quen, phương pháp khắc nghiệt, phản khoa học vì có thể sẽ khiến cơ thể suy nhược, ảnh hưởng tiêu cực tới chiều cao, sức khỏe của trẻ.

Thực hiện chế độ ăn kiêng lành mạnh, khoa học
Thực hiện chế độ ăn kiêng lành mạnh, khoa học

Giữ vững thói quen lành mạnh sau khi giảm cân

Sau khi kết thúc quá trình giảm cân, có được vóc dáng như mong muốn, phụ huynh cần lưu ý tiếp tục giữ những thói quen ăn uống, tập luyện lành mạnh cho trẻ. Như vậy sẽ mang đến những tác động tích cực cho sự phát triển thể chất, sức khỏe sau này.

Duy trì lối sống lành mạnh sau khi giảm cân tuổi dậy thì
Duy trì lối sống lành mạnh sau khi giảm cân tuổi dậy thì

Câu hỏi thường gặp

  1. Một số lời khuyên về lối sống lành mạnh cho tuổi dậy thì?

    – Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm ở nhiều nhóm chất khác nhau
    – Không bỏ ăn, đặc biệt là bữa sáng
    – Chăm chỉ tập luyện, vận động
    – Ngủ đủ giấc
    – Giữ tinh thần vui vẻ, không nên căng thẳng kéo dài
    – Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
    – Tích cực trau dồi kiến thức xã hội

  2. Những sai lầm cần tránh khi thực hiện chế độ giảm cân tuổi dậy thì?

    – Nhịn ăn, bỏ bữa
    – Thực hiện theo chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt
    – Sử dụng bừa bãi các loại thuốc giảm cân, thực phẩm ăn kiêng
    – Hoàn toàn không sử dụng thực phẩm chứa chất béo
    – Tập luyện quá sức

  3. Trẻ ở tuổi dậy thì có nên thực hiện giảm cân?

    Trong một số trường hợp, khi đến tuổi dậy thì, lượng hormone trong cơ thể được giải phóng khiến các bé trai thường tăng cơ, các bé gái sẽ tăng lượng mỡ để cơ thể trông đầy đặn hơn ở những bộ phận như hông, đùi, ngực,… Vì vậy mà đây là những thay đổi hoàn toàn bình thường nhưng đôi khi sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tăng cân, béo phì.

    Vì vậy phụ huynh nên quan sát, kiểm tra cân nặng của các bé thường xuyên để xác định rằng con trẻ có thực sự đang thừa cân? Lúc này bạn mới quyết định rằng trẻ có cần giảm cân hay không? Nếu có hãy thực hiện chế độ giảm cân lành mạnh để đảm bảo sự phát triển cho cơ thể của trẻ.

Trên đây là 3 cách giảm cân tuổi dậy thì mà bTaskee chia sẻ đến với các bạn. Đây là một giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi về mặt thể chất lẫn tâm sinh lý. Vì vậy các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú trọng. Hy vọng rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức về chế độ giảm cân lành mạnh, khoa học áp dụng cho con trẻ của mình nhé.

>>>Xem thêm các bài liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services