Giặt khô là cách làm sạch quần áo được khá nhiều người ưu chuộng sử dụng vì mức độ nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm công sức. Tuy nhiên, có rất nhiều những “bí mật” về cách làm sạch này mà ít người biết.
Làm sạch bằng dung môi
Giặt khô thực chất là quá trình làm sạch quần áo bằng cách sử dụng một số loại hóa chất, dung môi khác, không phải nước. Đây là phương pháp làm sạch tối ưu vì nó loại bỏ được những vết bẩn cứng đầu nhất như dầu, mỡ, cà phê… những vết bẩn không tan được trong nước.
Ngoài ra, giặt khô còn giúp giữ nguyên hình dáng ban đầu của quần áo, hạn chế tối đa việc bạc màu, làm sờn, mất nếp quần áo.
Sự ra đời ngẫu nhiên
Giặt khô sử dụng dung môi để làm sạch quần áo và sự phát hiện này đến hết sức tình cờ. Vào năm 1885, Jean Baptiste Jolly – chủ một tiệm nhuộm vô tình phát hiện ra rằng những tấm khăn trải bàn của nhà mình trở nên sạch và trắng hơn nhiều lần sau khi cô giúp việc vô tình làm đổ dầu hỏa vào nó trước khi đem giặt.
Sau đó, ông quyết định phát triển thành 1 dịch vụ làm sạch quần áo, đây là tiền thân của giặt khô.
Những loại hóa chất được sử dụng từ trước tới nay
Những ngày đầu tiên, dầu hỏa và xăng là 2 loại dung môi được sử dụng trong việc giặt khô. Nhưng hai chất này khá dễ cháy nên dần dần chúng bị thay thế bởi dung môi clo.
Sau đó, người ta tổng hợp được các hóa chất bốc hơi như Cacbon Tetraclorua và Trichlorethylene và bắt đầu sử dụng 2 chất này trong giặt khô.
Tuy nhiên, hai chất này lại là những hóa chất có hại cho sức khỏe của con người. Để giảm bớt những ảnh hưởng của hai chất này đối với sức khỏe của con người người ta bắt đầu sử dụng Tetrachloroethylene (Perchloroethylene), trong đó ngành công nghiệp gọi là “PERC”.
Bạn có thể xem thêm bài viết về dung môi giặt khô để hiểu thêm về PERC là gì và nó có thật sự ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta không.
Các loại quần áo nên giặt khô
Có một số chất liệu quần áo được nhà sản xuất dán nhãn “dry clean only” và đây chính là loại quần áo được chỉ định giặt khô. Bên cạnh đó, còn tùy vào loại quần áo mà chúng ta nên giặt khô vì những vết bẩn cứng đầu khó tan trong nước.
Ngoài ra, người ta còn mang những quần áo đắt tiền như comple, đồ công sở, đồ đính đá, đính cườm để giặt khô vì cách làm sạch này không sử dụng lực nhiều nên hạn chế gây tổn hại cho vải cũng như không làm mất phom dáng của quần áo.
- Giặt khô là gì?
Giặt khô chính là sử dụng dung môi để làm sạch các vết bẩn cứng đầu trên quần áo. Khi giặt khô, bạn cần có một máy giặt khô, dung môi và chất tẩy dành riêng cho giặt khô.
- Axeton (thành phần có trong nước rửa móng tay) có được sử dụng trong giặt khô không?
Axeton có một nhóm xeton sẽ làm cho nó phân cực và bay hơi dễ dàng. Do đó nó không được sử dụng như dung môi giặt khô vì nó sẽ không tạo liên kết với các phân tử không phân cực như bụi bẩn và dầu nên không thể làm sạch quần áo dính dầu.
- Dung môi hóa chất được sử dụng trong giặt khô là gì?
Hầu hết các chất tẩy rửa sử dụng trong giặt khô là perchloroethylene, còn được gọi là tetrachloroethylene, PCE, hoặc perc
Bên cạnh những bí mật trên bTaskee còn chia sẻ thêm những lý do vì sao phải giặt khô. Click vào link để xem chi tiết và hiểu rõ hơn về cách giặt khô. Hy vọng với những bật mí của bTaskee trên đây, bạn sẽ có hiểu biết rõ ràng hơn về cách làm sạch được nhiều người tin tưởng chọn lựa hiện nay.