Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo chiều dọc, thông từ mái nhà xuống tầng trệt. Loại hình này không nhất thiết phải có trong mọi công trình kiến trúc. Nếu bạn muốn biết thêm về thiết kế này, hãy cùng bTaskee điểm qua những thông tin mới nhất nhé!
Giếng trời là gì?
Giếng trời là không gian được thiết kế theo chiều dọc chạy từ tầng trệt lên mái nhà. Loại hình này có vai trò trọng trong việc hoàn thiện kết cấu chung, đảm bảo sự thông thoáng cần thiết cho ngôi nhà.
Đặc biệt, loại thiết kế này được sử dụng rộng rãi trong nhà ống, nhà cao tầng – những nơi hạn chế về nguồn ánh sáng và không khí.
Một ngôi nhà hay công trình không nhất thiết phải có giếng trời. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, loại này đang được xem là là xu hướng trong kiến trúc hiện đại vì giúp tạo điểm nhấn và dấu ấn riêng cho mỗi ngôi nhà, giúp không gian thêm sinh động và gần gũi với thiên nhiên.
Những ngôi nhà hay công trình có loại thiết kế này thường mang lại không khí trong lành, giúp cải thiện không gian sống và tạo nên tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Thông thường, vị trí thích hợp nhất để đặt và giúp nâng cao mật độ ánh sáng của Giếng trời là ở giữa nhà vì khiến thiết kế trở nên đặc biệt, bắt mắt và thường là góc để gia chủ tạo ấn tượng cho bất kỳ ai ngay lần đầu tiên bước chân vào nhà.
Tất nhiên, trong một số trường hợp vẫn có những ngôi nhà có nhiều Giếng trời và không phải nhà nào cũng bố trí ở giữa nhà.
Công dụng của giếng trời
- Giúp lấy ánh sáng tự nhiên cho căn nhà: Đối với nhà phố, nhà cao tầng, giếng trời đóng vai trò quan trọng trong việc lấy ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ không gian bên trong. Đặc biệt, với những ngôi nhà ống, mặt tiền hẹp, chiều sâu lớn, ba mặt giáp công trình khác khó lấy sáng ban ngày thì lợi ích của thiết kế này là rất lớn.
- Giúp điều hòa không khí, lưu thông gió tự nhiên: Việc thông gió, trao đổi không khí liên tục, đều đặn giữa bên trong và bên ngoài sẽ giúp ngôi nhà luôn mát mẻ, trong lành và dễ chịu hơn. Ngoài ra, thiết kế này còn giúp ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và đỡ âm u hơn vào mùa đông.
- Lợi ích tiết kiệm năng lượng: Không gian nội thất sẽ trở nên sáng sủa, mát mẻ hơn khi sử dụng thiết kế này. Từ đó, các gia đình sẽ tiết kiệm điện năng cho đèn chiếu sáng hệ thống làm mát và chiếu sáng, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Giúp tạo điểm nhấn cho công trình: Tại khu vực gầm giếng, gia chủ có thể trang trí bằng cách làm hồ cá, trồng cây cảnh,… để tạo điểm nhấn cho công trình.
- Có tác dụng phong thủy: Theo phong thủy, giếng trời có chức năng dẫn truyền, luân chuyển, trao đổi năng lượng và không khí trong và ngoài ngôi nhà nên có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ. Khi tuân thủ các quy tắc phong thủy và có phương pháp bố trí thuận lợi, trường khí nội thất sẽ được cân bằng, giúp mang lại sức khỏe và may mắn cho gia chủ.
Bạn quá bận rộn và chưa có thời gian vệ sinh cho căn nhà của mình? Vậy hãy đặt ngay dịch vụ dọn dẹp nhà theo giờ của bTaskee, các chị Ong cam sẽ giúp bạn dọn dẹp sạch sẽ căn nhà nhé!
Tải app bTaskee ngay hôm nay và trải nghiệm!
Giá thành lắp đặt giếng trời
Với những công dụng trên, bạn có thắc mắc giá thành và chi phí lắp đặt giếng trời cụ thể hiện nay là bao nhiêu không? bTaskee sẽ gợi ý ngay trong phần nội dung dưới đây:
- Kết cấu khung: Tùy theo chất liệu cụ thể là thép mạ kẽm hay inox 304 cao cấp mà giá khung rơi vào khoảng từ 700.000 – 1.450.000 VND.
- Kính cường lực: Giá kính cường lực phụ thuộc vào độ dày của kính, có giá từ khoảng 500.000 – 2.250.000 VND.
- Phụ kiện cửa mở quay: Tùy theo hãng sản xuất mà giá của phụ kiện cửa mở quay cũng thay đổi, cụ thể có giá từ 2.500.000 – 3.200.000 VND.
- Phụ kiện mở trượt: Tương tự như phụ kiện mở quay, giá phụ kiện này cũng thay đổi theo hãng sản xuất, từ 2.100.000 – 2.550.000 VND.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trang trí Giếng trời đẹp hiện đại nhất 2023
Những mẫu giếng trời đẹp và phổ biến trên thị trường
Câu hỏi thường gặp
- Giếng trời có cấu tạo gồm mấy phần?
Giếng trời có cấu tạo gồm 3 phần chính là đáy, thân và đỉnh giếng. Trong đó:
– Đáy giếng là tầng thấp nhất của ngôi nhà, thường được thiết kế thành phòng khách hoặc phòng ăn.
– Thân giếng sẽ kéo dài xuyên suốt chiều cao ngôi nhà, thường được trồng cây hay làm bể cá, khu vườn,…
– Đỉnh giếng là phần cao nhất, gồm hệ khung mái và phần che. - Cách chăm sóc và bảo dưỡng giếng trời phù hợp là gì?
Để giếng trời được che tốt, mái vòm hoặc mái có độ dốc vừa đủ sẽ được ưu tiên sử dụng. Đồng thời, các mối nối trong phần khung đỡ cũng phải được thiết kế khít nhau, đảm bảo không bị ngấm nước mưa. Vật liệu che mái nên được sử dụng là tôn, kính hay vật liệu tổng hợp.
- Giếng trời có tồn tại nhược điểm không?
Bên cạnh những ưu điểm trên, giếng trời còn tồn tại một số nhược điểm như: gây khuếch đại âm thanh trong nhà, khó thoát nước, giảm tuổi thọ các đồ vật trong gia đình hay tăng hiểm họa cho không gian sinh hoạt,…
Như vậy, qua các thông tin trên có thể thấy giếng trời là giải pháp hoàn hảo cho những khu vực đô thị. Đây thực sự là một sự lựa chọn tuyệt vời để giúp không gian sống được thông gió và điều hòa ánh sáng tốt.
>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Các kiểu mái che giếng trời tốt nhất được yêu thích 2023
- 5 loại giếng trời cho nhà cấp 4 giúp tối ưu hoá không gian
- Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang đẹp phong cách
Hình ảnh: Freepik