Giếng trời cuối nhà ống có tác dụng giúp cho phần phía sau của căn nhà trở nên sáng sủa và thoáng đãng hơn. Do đó, đây là thiết kế được nhiều gia chủ lựa chọn. Vậy lợi ích của việc mở giếng trời ở cuối nhà ống là gì? Hãy để bTaskee trả lời giúp bạn nhé!
Những mẫu giếng trời cuối nhà ống thu hút mọi ánh nhìn
Lợi ích, công dụng của giếng trời cuối nhà ống
Giếng trời được hiểu là khoảng không gian chiều dọc chạy thẳng từ tầng trệt lên nóc nhà. Thiết kế này có tác dụng tạo ánh sáng và gió cho các không gian bên trong căn nhà.
Đặc biệt, việc thiết kế giếng trời rất cần thiết cho nhà ống vì chúng giúp cải thiện đáng kể môi trường sống của cả gia đình, có thể kể đến một số lợi ích như:
- Tiếp cận ánh nắng, ánh sáng và lưu thông không khí: Ngoài lượng ánh sáng và gió vào nhà trực tiếp qua giếng trời, thiết kế này còn giúp không khí trong nhà và ngoài trời được đối lưu. Giúp giữ cho không gian luôn sáng sủa và mát mẻ.
- Tạo điểm nhấn thẩm mỹ: Những chi tiết nhỏ như cây xanh, bức tranh, đèn trang trí tại khu vực giếng trời còn có tác dụng giúp ngôi nhà có điểm nhấn ấn tượng hơn. Đặc biệt, ánh sáng tự nhiên từ khu vực này cũng phần nào giúp nội thất trở nên sáng sủa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của nó.
- Ý nghĩa phong thủy: Theo quan niệm, nếu được thiết kế theo 12 con giáp và đặt giếng trời ở vị trí chính xác phía cuối nhà sẽ thu hút tài lộc, xua đuổi tà khí và mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.
Bạn quá bận rộn và chưa có thời gian vệ sinh cho căn nhà của mình? Vậy hãy đặt ngay dịch vụ dọn dẹp nhà theo giờ của bTaskee, các chị Ong cam sẽ giúp bạn dọn dẹp sạch sẽ căn nhà nhé!
Tải app bTaskee ngay hôm nay và trải nghiệm!
Những lưu ý khi lắp đặt giếng trời cuối nhà ống
Để giếng trời phát huy tối đa công năng của mình, trước khi bắt đầu lắp đặt giếng trời cuối nhà ống, gia chủ cần lưu ý một số yếu tố dưới đây:
- Không cần áp sát vách nhà bên cạnh hay trổ tận cuối mái: Tốt nhất, giếng trời nên tách cửa sổ ra khỏi tấm chắn xung quanh.
- Lắp đặt lan can tại khu vực dẫn ra giếng trời để đảm bảo an toàn.
- Thiết kế bề mặt giếng sần hoặc sử dụng tường cách âm để hạn chế tiếng ồn.
- Lưu ý vấn đề chống thấm và muỗi khi làm hồ cá, tiểu cảnh nước.
- Thiết kế giếng trời nhất quán với phong cách thiết kế của toàn bộ công trình: Điều này đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.
- Chú ý việc thoát nước: Khi sử dụng giếng trời không mái che cần sử dụng hệ thống che chắn xung quanh. Điều này để tránh nước mưa làm nhiễm bẩn các không gian sinh hoạt khác.
- Nên để những vật trang trí trong tầm với: Điều này giúp việc chăm sóc trở nên dễ dàng và thuận tiện trong việc sửa chữa.
>> Xem thêm: Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang đẹp phong cách
Câu hỏi thường gặp
- Thiết kế giếng trời cuối nhà ống, có nên không?
Câu trả lời là nên. Nhà ống thường có kết cấu hẹp ở chiều ngang, chiều sâu lớn nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu sáng, bí bách bên trong. Ngoài việc lấy gió, lấy sáng, lưu thông không khí, giếng trời còn góp phần làm đẹp cho ngôi nhà và mang đến may mắn cho gia chủ theo quan niệm trong phong thủy.
- Vị trí nào trong nhà ống có thể đặt giếng trời?
Trong nhà ống, giếng trời có thể được đặt ở trước, giữa hoặc phía sau. Tùy theo giải pháp thiết kế mà khu vực đặt giếng trời có thể là cầu thang, hành lang, phòng bếp, phòng khách hay cuối nhà.
Qua các thông tin trên, có thể khẳng định giếng trời cuối nhà ống sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho căn nhà của bạn. Khi sử dụng thiết kế này, căn nhà không chỉ có được ánh sáng, tiết kiệm điện năng mà còn giúp cải thiện cuộc sống cho cả gia đình.
>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- 5 loại giếng trời cho nhà cấp 4 giúp tối ưu hoá không gian
- Hướng dẫn cách trang trí giếng trời đẹp hiện đại nhất 2023
- Các kiểu mái che giếng trời tốt nhất được yêu thích 2023
Hình ảnh: Pixabay