Gỗ MFC Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Gỗ Công Nghiệp MFC?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Gỗ MFC là gì
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Gỗ công nghiệp MFC có tính ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất văn phòng, nhà ở. Nếu bạn chưa biết Gỗ MFC là gì thì cùng xem những giải đáp sau của bTaskee. 

Gỗ MFC là gì? Gỗ công nghiệp MFC có những đặc điểm nào và ưu nhược điểm ra sao?

Định nghĩa gỗ MFC

Melamine Faced Chipboard (viết tắt của cụm từ MFC) là loại cốt gỗ làm từ ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) được phủ nhựa Melamine. Trong sản xuất gỗ MFC sẽ có những loại cây gỗ chuyên để sản xuất cho dòng gỗ này.

Các cây này được người chăm sóc thu hoạch ngắn ngày, không cần cây phải quá to, họ sẽ băm nhỏ phần thân cây kết hợp với keo để ép và tạo độ dày. 

Gỗ MFC sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất
Gỗ MFC sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất

Nhiều người nghĩ rằng, gỗ MFC sử dụng chất liệu gỗ tạp, phế phẩm nhưng hoàn toàn không phải như thế, mà nó được làm từ cốt gỗ công nghiệp.

Sau khi hoàn thiện bề mặt, tấm MFC có thể sử dụng nhựa PVC để tráng lên hoặc giấy in vân gỗ để tạo vẻ đẹp. Việc còn lại là tráng một lớp bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

Gỗ MFC là loại ván gỗ dăm làm từ cốt gỗ công nghiệp
Gỗ MFC là loại ván gỗ dăm làm từ cốt gỗ công nghiệp
Dùng nhựa PVC để tráng ván gỗ MFC
Dùng nhựa PVC để tráng ván gỗ MFC 

Những đặc trưng của gỗ công nghiệp MFC

Gỗ MFC thích hợp dùng trong chế tạo sản phẩm nội thất quen thuộc. Quy trình sản xuất gỗ MFC với thành phần chủ yếu là vụn gỗ, bên cạnh đó còn tận dụng cây keo, bạch đàn, tre, cao su để làm nguyên liệu tạo nên ván gỗ MFC.

Cây keo, bạch đàn, tre, cao su là những nguyên liệu tạo nên gỗ MFC
Cây keo, bạch đàn, tre, cao su là những nguyên liệu tạo nên gỗ MFC
Ép gỗ MFC ở nhiệt độ cao
Ép gỗ MFC ở nhiệt độ cao 

Loại ván gỗ công nghiệp MFC sẽ có những kích thước khác nhau, phù hợp trong quá trình lên ý tưởng thiết kế cho đồ dùng. Gỗ MFC được chia làm 3 loại kích thước như sau:

  • Size nhỏ: 1220×2440 x (9-50)mm.
  • Size trung: 1530×2440 x (18/25/30)mm.
  • Size lớn: 1830×2440 x (12/18/25/30)mm.
Gỗ MFC có nhiều kích thước khác nhau
Gỗ MFC có nhiều kích thước khác nhau

Tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà lớp Melamine sẽ được phủ ở độ dày từ 1,5mm – 50mm cho một hay hai mặt khác nhau. Dòng gỗ công nghiệp MFC ở Việt Nam chủ yếu được nhập theo kích thước size nhỏ vì nó nhỏ gọn và cũng phù hợp với các loại máy gia công.

Ưu nhược điểm của gỗ MFC

Ưu điểm

Gỗ MFC có giá thành sản xuất rẻ hơn gỗ MDF và mẫu mã cũng đa dạng hơn. Ngoài ra, nó còn có một số ưu điểm nổi trội như: Có thể chống cong vênh, mọt sau một thời gian dài sử dụng.

Ván gỗ MFC có thể chống cong vênh
Ván gỗ MFC có thể chống cong vênh

Sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên, đề cao sự thân thiện với môi trường, không gây hại đến sức khỏe của người dùng. Bên cạnh đó, bề mặt gỗ phẳng được làm nhẵn nên bạn có thể dễ dàng dùng khăn ẩm để lau sạch mà không cần sử dụng đến chất tẩy rửa.

Dễ dàng làm sạch tiện dụng không cần đến chất tẩy rửa
Dễ dàng làm sạch tiện dụng không cần đến chất tẩy rửa

Nhược điểm

Ván gỗ MFC tuy được phủ chống ẩm thế nhưng ở bên trong cốt gỗ vẫn chỉ được cấu tạo bằng gỗ dăm. Vì thế khi ở trong môi trường ngâm nước quá lâu thì ván gỗ không tránh khỏi hiện tượng phồng nổi. Ngoài ra, nếu không được bảo quản tốt thì gỗ MFC sẽ không bền theo thời gian. 

Gỗ MFC sẽ bị phồng khi ngâm nước quá lâu
Gỗ MFC sẽ bị phồng khi ngâm nước quá lâu

Nếu bạn có quá nhiều công việc bạn cần phải xử lý, không có thời gian để thường xuyên dọn dẹp tổ ấm của mình. Nếu vậy thì hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee để những Chị Ong giúp bạn ngay thôi!

Tải ngay app bTaskee và sử dụng những dịch vụ tại bTaskee.

Phân loại các loại gỗ MFC và giá bán

Gỗ MFC chống ẩm

Khác với loại gỗ MFC thường thì loại gỗ chống ẩm có ưu điểm về khả năng chống nước và chống ẩm rất tốt. Tuy nhiên, khi phân biệt gỗ MFC và MDF ta có thể thấy loại gỗ MDF có khả năng chống nước tốt hơn và khả năng an toàn cũng đảm bảo hơn. Qua đó mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cùng khả năng bền bỉ theo thời gian.

Khả năng chống ẩm của gỗ MFC
Khả năng chống ẩm của gỗ MFC 

>>> Có thể bạn chưa biết: Gỗ MDF được sử dụng để làm gì? Có những loại nào? 

Loại gỗ MFC chống ẩm thường được thiết kế làm tủ bếp và cánh cửa nhà tắm. Ngoài ra, nó còn hạn chế được tình trạng sứt mẻ cũng như dễ dàng vệ sinh hơn. Cũng chính vì thế mà giá của loại gỗ này có phần cao hơn gỗ MFC thường.

Gỗ MFC chống ẩm hạn chế tình trạng sứt mẻ
Gỗ MFC chống ẩm hạn chế tình trạng sứt mẻ 

Gỗ MFC thường

Loại gỗ MFC thường được khuyến cáo nên sử dụng làm nội thất trong không gian sinh sống  như bàn, ghế, tủ tài liệu, tủ quần áo…và những nơi có độ ẩm thấp. 

Sử dụng gỗ MFC làm nội thất
Sử dụng gỗ MFC làm nội thất 

Gỗ MFC thường có khoảng 80 màu với đa dạng hình thái từ màu trơn, vân cho đến việc giả chất liệu khác như: MFC Oak (sồi), Ask (tần bì), Mahogary (gỗ dái ngựa), Beech (dẻ gai), Teak (giả tỵ), Walnut (gỗ óc chó), Cherry (xoan đào)…Chính vì tính đa dạng của nó nên phù hợp với hầu hết mọi không gian hiện đại trong gia đình.

Gỗ MFC thường đa dạng mẫu mã
Gỗ MFC thường đa dạng mẫu mã 

Giá bán 

Nếu so sánh với các loại gỗ công nghiệp hiện nay ta có thể thấy gỗ MFC là loại gỗ có mức giá hợp lý và vừa với túi tiền theo nhiều đối tượng khách hàng. Tuỳ theo kích thước của loại ván gỗ MFC mà mức giá bán sẽ khác nhau.

Lưu ý: Mức giá dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. 

  • Giá bán gỗ MFC thường:
Kích thướcMàu xám, màu trắngMàu vân gỗ
1220 x 2440 x 12mm290.000đ300.000đ
1220 x 2440 x 18mm320.000đ340.000đ
1220 x 2440 x 25mm450.000đ460.000đ
Giá bán của ván gỗ MFC thường
  • Giá bán gỗ MFC chống ẩm:
Tiêu chuẩn100, Xám101, Vân gỗĐơn sắc
1220 x 2440 x 9245,000đ265,000đ285,000đ
1220 x 2440 x 12290,000đ315,000đ330,000đ
1220 x 2440 x 15315,000đ335,000đ355,000đ
1220 x 2440 x 17335,000đ335,000đ375,000đ
1220 x 2440 x 18354,000đ365,000đ385,000đ
1220 x 2440 x 18 (chống ẩm)420,000đ440,000đ460,000đ
Giá bán gỗ MFC chống ẩm

Quy trình sản xuất gỗ MFC

Về cơ bản thì gỗ MFC được sản xuất theo quy trình như sau: 

  • Bước 1: Khai thác gỗ rừng từ tự nhiên như các loại cây có thời gian thu hoạch ngắn hạn như: Bạch đàn, keo, cao su…hoặc có thể sử dụng các loại gỗ đầu mẩu, thừa thẹo, cành cây.
Khai thác các loại cây có thời gian thu hoạch ngắn
Khai thác các loại cây có thời gian thu hoạch ngắn
  • Bước 2: Sau khi khai thác xong thì tập hợp phần gỗ lại và xử lý. Công đoạn này cần phải bào nhẵn phần vỏ, chỉ lấy phần cốt gỗ bên trong. 
Bào nhẵn vỏ cây và lấy cốt bên trong
Bào nhẵn vỏ cây và lấy cốt bên trong
  • Bước 3: Sử dụng đến máy băm nhỏ để nghiền nát gỗ dưới dạng dăm gỗ và rửa sạch. 
Nghiền nát gỗ và rửa sạch
Nghiền nát gỗ và rửa sạch
  • Bước 4: Dăm gỗ sau khi được rửa sạch thì tiến hành trộn phụ gia và chất kết dính: Keo urea – formaldehyde, Keo melamine – urea – formaldehyde …
Trộn chất kết dính và phụ gia
Trộn chất kết dính và phụ gia 
  • Bước 5: Ép hỗn hợp gỗ sơ lần 1, ép chính vào lần 2 để tạo thành tấm ván gỗ MFC.
Ép gỗ qua 2 lần để tạo thành ván gỗ MFC
Ép gỗ qua 2 lần để tạo thành ván gỗ MFC
  • Bước 6: Đánh bóng bề mặt, cắt tấm ván gỗ theo kích thước định hình và chuyển sang khâu đóng gói.
Căn chỉnh kích thước hợp lý
Căn chỉnh kích thước hợp lý

>>> Bỏ túi ngay: Tất tần tật về Gỗ thông và những điều bạn cần biết

Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC vào thiết kế nội thất

Gỗ MFC được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các thiết kế và thi công nội thất văn phòng, nhà ở. Một số món đồ làm bằng gỗ MFC như: Tủ bếp, cửa gỗ ngăn phòng, giá sách, bàn học…

Bên cạnh đó, để tăng tính thẩm mỹ thì người ta còn dùng cốt gỗ MFC kết hợp vật liệu bề mặt phủ sơn, Laminate, Veneer.

Gỗ MFC thân thiện với môi trường
Gỗ MFC thân thiện với môi trường
Người dùng yêu thích sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp
Người dùng yêu thích sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp được thiết kế thành nhiều đồ dùng hữu ích
Gỗ công nghiệp được thiết kế thành nhiều đồ dùng hữu ích 
Giá cả bán phải chăng
Giá cả bán phải chăng 
Gỗ MFC có màu sắc đa dạng
Gỗ MFC có màu sắc đa dạng 
Vì có tính chống ẩm nên được người dùng yêu thích sử dụng
Vì có tính chống ẩm nên được người dùng yêu thích sử dụng 
Dùng gỗ MFC để thiết kế nội thất phòng khách
Dùng gỗ MFC để thiết kế nội thất phòng khách
Gỗ MFC được ứng dụng làm nội thất văn phòng
Gỗ MFC được ứng dụng làm nội thất văn phòng
Phòng ngủ sử dụng đồ dùng làm bằng gỗ MFC
Phòng ngủ sử dụng đồ dùng làm bằng gỗ MFC
Bàn làm việc làm bằng gỗ MFC
Bàn làm việc làm bằng gỗ MFC

Câu hỏi thường gặp

  1. Nên chọn gỗ MDF hay gỗ MFC để thiết kế nội thất?

    Có thể thấy, gỗ MDF được đánh giá cao hơn nhiều so với gỗ MFC. Vì khác với gỗ MFC chỉ sử dụng dăm gỗ thì MDF lại dùng các sợi gỗ có tính liên kết với nhau và tăng khả năng chống ẩm cho gỗ. Tùy vào sở thích và ứng dụng, bạn có thể tham khảo thêm để lựa chọn được loại gỗ phù hợp nhất.

  2. Cách bảo quản gỗ MFC như thế nào?

    Để tăng tuổi thọ cho gỗ MFC thì chúng ta cần đánh bóng định kỳ 3 – 4 lần/năm, bạn cũng đừng quên tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài. 

  3. Trọng lượng của gỗ MFC có nặng không?

    Tùy theo loại gỗ MFC mà sẽ có trọng lượng khác nhau. Thông thường, MFC chống ẩm có trọng lượng nặng hơn so với MFC thường khoảng 740 – 760kg/ m3.

Nhìn chung, sau bài viết này của bTaskee bạn đã có thể nắm một số thông tin quan trọng về gỗ MFC là gì. Hy vọng loại gỗ này sẽ là sự lựa chọn của nhiều gia đình, công ty, trường học để có được một mẫu thiết kế như ý với không gian sang trọng, đẳng cấp. Đừng quên ghé thăm bTaskee để khám phá thêm nhiều chuyên mục hữu ích nhé! 

>>>Xem thêm:

Hình ảnh: Canva + Freepik

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services