Củ hành tây được sử dụng phổ biến trong các món xào, gỏi, salad,..Tuy nhiên không phải ai cũng thích ăn hành tây vì mùi đặc trưng và vị cay nồng của nó. Nhưng bạn có biết hành tây có những giá trị rất bổ dưỡng và các tác dụng tuyệt vời cho cơ thể. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu những điều đó qua bài viết sau!
Nguồn gốc và đặc điểm
Củ hành tây (tên khoa học là Allium cepa) thuộc chi Hành. Có họ hàng gần với hành lá, tỏi, boa rô và hẹ.
Chưa xác định rõ được nguồn gốc của hành tây. Tuy nhiên nhiều người cho rằng hành tây có nguồn gốc từ Iran cùng với một số nước thuộc tiểu lục địa ở phía Tây Ấn Độ và Trung Á.
Thân cây hành tây phát triển từ 15 – 45cm. Lá có màu xanh vàng cho đến xanh đậm, mọc xen kẽ với nhau tạo thành đám dẹt hình quạt. Lá được mọc ra từ thân và phần rễ chùm sẽ hấp thụ các dinh dưỡng từ đất để nuôi phần thân, phát triển thành củ hành tây.
Củ hành tây có dạng hình cầu, hình bầu dục hoặc hình bầu dục hơi dài một chút, có loại màu vàng, màu tím hoặc màu trắng. Hoa có màu trắng, cuống dài, hợp thành tán giả nằm ở đầu một cánh hoa hình ống tròn và phình ở giữa.
Các loại hành tây
Hành tây vỏ vàng: Đây là loại có hương vị nồng rất đặc trưng và nhiều đường nên khi chế biến thì có vị ngọt dịu. Thích hợp sử dụng trong hầu hết các món ăn.
Hành tây ngọt: Loại này thoạt nhìn sẽ thấy giống hành tây vỏ vàng nhưng nếu để ý kỹ thì hành tây ngọt có sắc cam nhiều hơn và lớp hành dày hơn. Thích hợp với các món chiên, nướng.
Hành tây vỏ trắng: Hành vỏ trắng có độ giòn giòn, sần sật vì chứa lượng nước dồi dào. Hành tây vỏ trắng có độ ngọt vừa phải và được dùng nhiều trong các món Mexico như Tacos, Chilaquiles…
Hành tím: Đây là loại hành tây nổi bật nhất do màu tím của vỏ. Hành tím có vị nhẹ, không gắt nên ăn sống rất ngon. Hành tím được sử dụng trong các món salad, hamburger, sandwich vì tăng thêm hương vị và màu sắc cho món ăn.
Hành hương: Có vẻ ngoài trông như củ tỏi, màu vàng nâu, mùi thơm phảng phất, vị ngọt. Sử dụng trong món trứng, pha nước chấm, làm hành phi và trang trí món ăn.
Giá Trị dinh dưỡng của hành tây
Hành tây rất giàu chất dinh dưỡng. Nó có hàm lượng calo thấp nhưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B, kali,…Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100 gram hành tây bao gồm:
- Lượng calo: 38
- Protein: 0.83 gram
- Chất béo: 0.05 gram
- Carbs: 8.61 gram
- Đường: 5.82 gram
- Chất xơ: 1.9 gram
- Canxi: 15 mg
- Photpho: 34 mg
- Sắt: 0.28 mg
- Kali: 182 mg
- Vitamin C: 8.2 mg
- Magie: 9 mg
Tác dụng của hành tây
Với những chất dinh dưỡng có giá trị như trên, hành tây có những lợi ích cực kỳ đáng kinh ngạc mà bạn có thể không ngờ tới. Hành tây có những tác dụng tuyệt vời đối với xương, hệ tiêu hóa, tim mạch,…Cụ thể như sau:
Tốt cho tim mạch
Hành tây có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Do trong hành tây có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm.
Quercetin là một chất chống oxy hóa flavonoid tập trung nhiều trong hành tây. Vì nó là một chất chống viêm mạnh nên có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim như huyết áp cao.
Một nghiên cứu ở 70 người bị huyết áp cao cho thấy sử dụng 162 mg chiết xuất hành tây giàu quercetin mỗi ngày làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu 3–6 mmHg so với những người còn lại.
Nghiên cứu trên động vật cho rằng tiêu thụ hành tây có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Bao gồm viêm, mức chất béo trung tính cao và hình thành cục máu đông
Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các hợp chất ức chế quá trình oxy hóa. Một quá trình dẫn đến tổn thương tế bào và góp phần gây ra các bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
Hành tây là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Trên thực tế, hành tây chứa hơn 25 loại chất chống oxy hóa flavonoid khác nhau.
Trong đó hành tím có chứa anthocyanins – sắc tố thực vật đặc biệt trong họ flavonoid giúp hành tím có màu đậm. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu anthocyanins sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Ngăn ngừa ung thư
Tiêu thụ các loại thực phẩm thuộc giống Allium như hành tây có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Bao gồm dạ dày và đại trực tràng.
Một đánh giá từ 26 nghiên cứu cho thấy: những người tiêu thụ lượng rau Allium cao nhất có nguy cơ bị ung thư dạ dày thấp hơn 22%.
Một đánh giá khác từ 16 nghiên cứu ở 13.333 người đã chứng minh rằng: những người tham gia ăn nhiều hành tây nhất có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng giảm 15%.
Ngoài ra, hành tây cũng cung cấp onionin A, một hợp chất chứa lưu huỳnh. Theo Pubmed, onionin A làm giảm sự phát triển của khối u và làm chậm sự lây lan của ung thư buồng trứng và ung thư phổi.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Ăn hành tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Một nghiên cứu cho thấy những con chuột mắc bệnh tiểu đường được ăn thức ăn có chứa 5% chiết xuất hành tây trong 28 ngày đã giảm lượng đường trong máu lúc đói và có lượng mỡ cơ thể thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
Các hợp chất cụ thể được tìm thấy trong hành tây, chẳng hạn như quercetin và các hợp chất lưu huỳnh, có tác dụng chống đái tháo đường.
Theo Pubmed, quercetin tương tác với các tế bào trong ruột non, tuyến tụy, cơ xương, mô mỡ và gan. Từ đó kiểm soát và điều chỉnh lượng đường trong máu của toàn cơ thể.
Tốt cho sức khỏe của xương
Một trong những tác dụng tuyệt vời của hành tây là có thể giúp hỗ trợ xương chắc khỏe.
Nghiên cứu ở 24 phụ nữ cho thấy những người tiêu thụ 100 ml nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần đã cải thiện mật độ khoáng xương và hoạt động chống oxy hóa so với nhóm đối chứng.
Một nghiên cứu khác cho thấy những người ăn hành tây ít nhất một lần mỗi ngày có mật độ xương tổng thể lớn hơn 5% so với những người ăn một lần mỗi tháng hoặc ít hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ lớn tuổi thường xuyên ăn hành tây giảm nguy cơ gãy xương hông hơn 20% so với những người không bao giờ ăn hành tây.
Theo Viện dược phẩm Hoa Kỳ, hành tây giúp giảm căng thẳng oxy hóa, tăng cường mức độ chống oxy hóa và giảm mất xương. Và có thể ngăn ngừa loãng xương và tăng cường mật độ xương
Có đặc tính kháng khuẩn mạnh
Hành tây có thể chống lại các vi khuẩn nguy hiểm tiềm tàng như Escherichia coli ( E. coli ), Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus ( S. aureus ) và Bacillus cereus.
Theo Pubmed, chiết xuất hành tây có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio cholerae. Một loại vi khuẩn được xem là mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng.
Quercetin chiết xuất từ hành tây dường như là một cách đặc biệt mạnh mẽ để chống lại vi khuẩn.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng quercetin chiết xuất từ vỏ hành tây vàng đã ức chế thành công sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori ( H. pylori ) – gây loét dạ dày và ung thư tiêu hóa. Và Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) – vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây nhiễm trùng.
Tăng cường hệ tiêu hóa
Hành tây là một nguồn giàu chất xơ và prebiotics cần thiết cho sức khỏe đường ruột. Prebiotics là loại chất xơ không thể tiêu hóa được, được phân hủy bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột .
Vi khuẩn đường ruột ăn prebiotics và tạo ra các axit béo chuỗi ngắn – bao gồm axetat, propionat và butyrat. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các axit béo chuỗi ngắn này tăng cường sức khỏe đường ruột. Giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm và tăng cường tiêu hóa.
Ngoài ra, tiêu thụ thực phẩm giàu prebiotics giúp tăng lợi khuẩn như chủng vi khuẩn Lactobacillus và bifidobacteria. Theo NCBI, chúng rất có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Hành tây đặc biệt giàu prebiotics inulin và fructooligosaccharides. Những chất này giúp tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong đường ruột của bạn và cải thiện chức năng miễn dịch
>>>Bỏ túi bí quyết Cách Bảo Quản Hành Tây Để Được Lâu Nhất
Lưu ý khi sử dụng hành tây
Ăn hành tây nhiều có thể gây mùi
Hành tây có lợi cho sức khỏe tuy nhiên ăn nhiều hành tây có thể làm cho cơ thể, tuyến mồ hôi hay hơi thở có mùi hôi.
Vì hành tây tạo ra hợp chất sulfuric, khi được chuyển hóa nó sẽ xuất hiện trong máu và máu sẽ luân chuyển đều khắp cơ thể. Đó là lý do vì sao bạn ngửi thấy mùi hành trên cơ thể, nhất là hơi thở sau khi ăn hành tây.
Để làm giảm mùi hành tây sau khi ăn, bạn có thể ăn tráng miệng bằng dứa (thơm) hoặc cà rốt luộc làm giảm ảnh hưởng của hợp chất sulfuric gây mùi.
Người bị đau dạ dày nên tránh ăn hành tây sống
Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.
Tránh ăn hành tây với người bị hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích liên quan đến sự hoạt động của ruột già và trở thành nguyên nhân gây ra triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và chuột rút.
Bệnh lý này thường gặp ở nữ giới (độ tuổi dưới 45). Việc ăn hành tây có thể làm cho các triệu chứng của bệnh lý này trở nên trầm trọng hơn.
Không dùng hành tây cho người bị trào ngược axit (GERD)
Trào ngược axit thường gây ra ợ chua và tạo cảm giác nóng rát ở ngực, đau cổ họng và có mùi vị của dịch dạ dày ở trong khoang miệng.
Hành tây là loại thực phẩm sẽ làm cho tỷ lệ ợ chua tăng lên nhiều lần nên hạn chế dùng hành tây trong thực đơn của những người bị GERD.
Câu hỏi thường gặp
- Ăn nhiều hành tây có tốt không?
Hành tây mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều hành tây có thể dẫn đến tình trạng hơi thở hoặc mùi cơ thể có mùi hôi. Ngoài ra, hành tây khi sử dụng nhiều có thể gây hại cho dạ dày.
- Lá hành tây có ăn được không?
Phần lá hành tây đang nảy mầm có thể ăn được. Nó có thể không có hương vị của hành lá truyền thống nhưng vẫn là một sự thay thế tuyệt vời cho khoai tây nướng, gà rán, thịt gà kem,…
Với những tổng hợp trên, bTaskee hy vọng sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về hành tây. Với những tác dụng tích cực của nó, bạn hãy nhớ bổ sung hành tây vào thực đơn hàng ngày để tốt cho sức khỏe nhé!
Xem thêm bài viết:
- Củ Nghệ: Công Dụng Trong Sức Khỏe Và Tác Dụng Phụ Lưu Ý
- Quả Chanh: Tác Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng
- Khổ Qua: Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng.
Hình ảnh: Canva, Istock photo