Từ lâu, vẻ đẹp tinh khôi và tao nhã của cẩm tú cầu đã khiến biết bao người phải đắm say. Không chỉ sở hữu vẻ ngoài ấn tượng, loài hoa này còn có nhiều công dụng hữu ích. Cùng bTaskee khám phá đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu ngay tại nhà nhé!
Cây cẩm tú cầu là cây gì? | Thông tin về cây cẩm tú cầu
Nguồn gốc của cây cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu hay khổng tú cầu là loài hoa đẹp, được trồng phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Tên gọi Cẩm tú cầu tiếng Anh là Hydrangea. Danh pháp khoa học của loài này là Hydrangea spp., thuộc chi tú cầu, họ Hydrangeaceae.
Hoa cẩm tú cầu có nguồn gốc từ vùng có khí hậu ôn đới của châu Á và khu vực Bắc Mĩ. Loài thực vật này được trồng nhiều ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Hà Lan,…
Tại Việt Nam, cẩm tú cầu thích khi tốt với những khu vực có khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo,…
Ý nghĩa phong thủy của cây cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu được xem là ‘sứ giả’ của những cơn mưa. Nó cũng gắn liền với truyền thuyết huyền bí về câu chuyện tình yêu của cô nàng Lia và chàng trai mang tên Erike trong văn hóa phương Tây.
Trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của nhiều quốc gia, cẩm tú cầu mang đến nhiều ý nghĩa riêng biệt, tốt đẹp:
- Anh Quốc: Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu tượng trưng cho một lời răn đe, nhắc nhở cho những ai đang tự mãn với những gì mình đang có. Đó cũng là lý do, người Anh thường tặng hoa tú cầu hoặc đặt một chậu cẩm tú cầu để bàn để nhắc nhở bản thân và mọi người luôn luôn cố gắng trong cuộc sống.
- Nhật Bản: Thông điệp của hoa cẩm tú cầu trong văn hóa của người Nhật là một lời xin lỗi chân thành, cầu mong được tha thứ. Ngoài ra, việc tặng hoa cẩm tú cầu còn được xem là lời cảm ơn đối với một ai đó đã giúp đỡ mình.
- Việt Nam: Hoa cẩm tú cầu ý nghĩa tượng trưng cho sự chân thành, thủy chung, đánh dấu sự thay đổi trong tình yêu, một bước tiến mới. Vì thế, loài hoa này thường được sử dụng để trang trí lễ cưới. Nhiều cô dâu cũng chọn cẩm tú cầu làm hoa cưới cầm tay trong ngày lễ trọng đại đời mình.
Đặc điểm của cây cẩm tú cầu
Tên gọi chung | Hydrangea, hortensia (hoa cẩm tú cầu) |
Tên thực vật | Hydrangea spp. |
Họ thực vật | Hydrangeaceae |
Loại cây | Scrub |
Kích thước trưởng thành | 1 – 3m |
Ánh sáng | Full, partial |
Thời gian nở hoa | Mùa hè và mùa thu |
Màu hoa | Màu trắng, hồng, xanh, tím,… |
Nguồn gốc | Châu Á và Bắc Mỹ. |
Hoa khổng tú cầu là loài cây thân mộc, có hoa vô tính, thích nghi tốt với nhiệt độ từ 15 – 25 độ C. Thân cây cao trung bình từ 1 – 3m, thường mọc thành bụi, khóm, sức sống mãnh liệt, không cần chăm sóc quá nhiều.
Cây có cành lá xum xuê quanh năm. Tú cầu lá to, mọc đối, màu xanh đậm, mép răng cưa, dài từ 6 – 15cm.
Cẩm tú cầu sẽ nở hoa vào mùa hè và mùa thu (từ tháng 4 trở đi). Hoa thường mọc thành các cụm to, một đóa sẽ tập hợp nhiều bông hoa nhỏ li ti 5 cánh, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ.
Khi hoa nở rộ tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và kiêu sa. Nếu bạn thắc mắc hoa cẩm tú cầu có mấy màu thì màu hoa cẩm tú cầu rất phong phú đấy nhé, tùy thuộc vào độ pH của đất như trắng, xanh, đỏ, hồng, tím,…
>> Xem thêm: Đặc điểm và ý nghĩa cây kim ngân lượng trong phong thủy.
Những loại cây cẩm tú cầu phổ biến
Hiện nay, cẩm tú cầu được phân loại dựa theo 2 tiêu chí vùng khí hậu, địa lý hoặc màu sắc của hoa:
Phân loại theo vùng khí hậu
- Cẩm tú cầu nhiệt đới: Thân thấp, mảnh, lá dài và nhọn.
- Cẩm tú cầu ôn đới: Than cao, mập, lá bo tròn.
Phân loại theo màu sắc
- Hoa cẩm tú cầu trắng.
- Hoa cẩm tú cầu đỏ.
- Hoa cẩm tú cầu tím.
- Hoa cẩm tú cầu hồng.
- Hoa cẩm tú cầu xanh.
- Hoa cẩm tú cầu đa sắc (cẩm tú cầu lai).
Công dụng của cây cẩm tú cầu
Cây hoa cẩm tú cầu không chỉ đẹp mà còn có nhiều công dụng trong đời sống:
Trồng làm cảnh, trang trí không gian, sự kiện
Tú cầu là loại hoa sinh trưởng khỏe mạnh, dễ trồng, thích nghi với khu vực có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ từ 15 – 25 độ C. Loài thực vật này sở hữu vẻ đẹp kiêu sa và mang nhiều thông điệp ý nghĩa.
Vì thế, cây cẩm tú cầu được trồng phổ biến tại công viên, khu du lịch, khuôn viên khách sạn, vườn nhà. Ngoài ra, hoa tú cầu còn được sử dụng để trang trí các sự kiện như sinh nhật, lễ cưới, tiệc sinh nhật. Nhiều người cũng dùng loại hoa này như một món quà dành tặng cho những người thân yêu.
Điều chế dược liệu chữa bệnh
Trong Y học, cây hoa cẩm tú cầu có tác dụng được lý rất mạnh. Các bộ phận của cây đều được sử dụng để điều chế các loại thuốc lợi tiểu, an thần, thuốc kháng viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ giảm nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang, phòng chống sỏi thận.
Tạo ngọt cho trà
Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, lá của cây cẩm tú cầu được lên men để tạo ngọt cho các loại trà và làm nguyên liệu sản xuất bánh kẹo.
Nếu bạn không có thời gian vệ sinh không gian sống mỗi ngày vì công việc bận rộn thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng có mặt và vệ sinh nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Cách chăm sóc cây cẩm tú cầu
Ánh sáng
Hoa cẩm tú cầu phát triển tốt trong bóng râm một phần hoặc ánh nắng nhẹ. Nếu thiếu sáng có thể ảnh hưởng đến quá trình ra hoa. Vì thế, bạn nên trồng cây ở những khu vực có ánh sáng đầy đủ, nhưng không quá mạnh, tránh cây bị chết héo.
Đất
Nhìn chung, hoa cẩm tú cầu có thể sinh trưởng tốt trong nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất ở đất màu mỡ, giàu mùn. Khi trồng cây, bạn cần chú ý đến độ pH của đất vì nó ảnh hưởng đến màu sắc bông hoa.
Theo đó, đất chua có độ pH từ 6.0 trở xuống tạo ra hoa màu xanh lam và đất trung tính đến kiềm có độ pH từ 7.0 trở lên tạo ra hoa màu hồng.
Nước
Cẩm tú cầu cần độ ẩm ổn định trong suốt mùa sinh trưởng. Bạn nên tưới nước đầy đủ cho cây từ 1 – 2 lần/ngày. Với những khu vực có mưa nhiều có thể giảm bớt lượng nước tưới.
Nhiệt độ và độ ẩm
Loài thực vật này sinh trưởng mạnh trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ từ 15 – 25 độ C. Nếu trồng tại những khu vực có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể khiến cây chậm phát triển, khó ra hoa.
Hoa cẩm tú cầu cũng thích độ ẩm từ trung bình đến cao nên bạn có thể cấp ẩm cho cây bằng cách tưới phun sương lên bề mặt lá và hoa. Tránh trồng cây ở những khu vực có khí hậu khô hanh, khiến lá của chúng chuyển sang màu nâu và bị héo.
Phân bón
Nếu đất của bạn giàu chất dinh dưỡng, bạn có thể sẽ không cần phải bón phân cho hoa cẩm tú cầu.
Thực tế, nếu hoa cẩm tú cầu được bón quá nhiều phân đạm có hàm lượng nitơ cao, tán lá sẽ rậm rạp và tươi tốt nhưng ít nở hoa hơn.
Nếu đất không màu mỡ, vào mùa xuân, bạn nên rải một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng xung quanh gốc cây hoặc bón phân thích hợp cho cây ra hoa.
Cách trồng cây cẩm tú cầu
Hiện nay, cây tú cầu được trong theo hình thức giâm cành hoặc trồng từ cây giống được chiết từ cây mẹ. Cách trồng hoa cẩm tú cầu như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đất trồng, dụng cụ và cây giống khỏe mạnh.
- Bước 2: Lấy cuốc hoặc xẻng đào hố trồng cây rộng hơn 0.6 – 0.8m so với độ dài của rễ cây.
- Bước 3: Đặt cây giống vào hố, dùng tay vun đất phủ lấp gốc và rễ.
- Bước 4: Vun nhẹ đất thành gò ở xung quanh thân cây giúp thoát nước tốt hơn.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Khi trồng và chăm sóc cây hoa khổng tú cầu, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Chọn cây giống khỏe mạnh, rễ nhiều, lá không bị sâu bệnh phá hoại.
- Thời điểm trồng cẩm tú cầu lý tưởng nhất là vào mùa thu hoặc đầu mùa xuân. Trong ngày, bạn nên trồng hoa vào sáng sớm hoặc chiều tối.
- Không nên tưới nước quá nhiều cho hoa cẩm tú cầu vì có thể khiến ngây bị ngập úng, dẫn đến thối rễ và chết khô.
- Mùa hè cây cẩm tú cầu thường có dấu hiệu bị héo nhưng đây là đặc điểm tự nhiên. Bạn chỉ cần tỉa cành và tưới nước thường xuyên để cây phát triển khỏe mạnh.
- Chú ý đảm bảo độ pH của đất để cây ra hoa có màu sắc như ý muốn.
Cách cắt tỉa
Để cây phát triển tốt, phòng ngừa sâu bệnh, ra hoa đẹp, đúng thời điểm thì bạn cần kết hợp cắt tỉa cành. Với những cây hoa chuẩn bị nở thì bạn cần cắt bớt lá già và cành thừa quanh gốc để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ và hoa. Với những cây đã ra hoa, già thì nên cắt cuống hoa cũ để kích thích cây nảy chồi, mọc cành mới.
Cách nhân giống
Thông thường, cây hoa cẩm tú cầu được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành. Cụ thể:
Phương pháp giâm cành
- Bước 1: Chọn một cây hoa cẩm tú cầu khỏe mạnh. Sau đó, cắt cành cây mẹ có chiều dài khoảng 15 – 30cm, lựa những cành non mới phía trên cây và loại bỏ lá để giâm.
- Bước 2: Ngâm cành cẩm tú cầu đã cắt vào dung dịch kích thích mọc rễ.
- Bước 3: Đào rãnh đất và đặt cành vào giữa, vun đất nhẹ nhàng để lấp cành. Sau đó, tưới nước và chăm sóc để cành giâm ra rễ và cây con.
Phương pháp chiết cành
- Bước 1: Chọn cành cây mẹ khỏe mạnh, xác định vị trí chiết và dùng dao sắc cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài có độ dài khoảng 3 – 4cm.
- Bước 2: Dùng giá thể (đất, xơ dừa,…) có tẩm dung dịch kích thích mọc rễ bọc quanh vị trí cạo vỏ và dùng dây cố định.
- Bước 3: Chăm sóc cành chiết trong thời gian khoảng 20 ngày để cành ra đủ rễ thì cắt cành và đem trồng trong đất.
Các bệnh thường gặp
Dù là loại cây có sức đề kháng tốt nhưng cẩm tú cầu cũng có thể mắc một số căn bệnh như:
- Bệnh đốm lá.
- Bệnh phấn trắng
- Bệnh thối rễ
- Bệnh thán thư
- Rệp.
- Nhện.
Vì thế, trong quá trình chăm sóc cây, bạn cần thường xuyên kiểm tra cành lá, để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bệnh và côn trùng. Tùy theo từng chứng bệnh bạn có thể áp dụng cắt tỉa cành lá, phun thuốc phù hợp.
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây cẩm tú cầu
Dưới đây, mời bạn cùng ngắm nhìn là những hình ảnh tuyệt đẹp về loài hoa cẩm tú cầu:
Câu hỏi thường gặp
- Hoa cẩm tú cầu có độc không?
Có. Thực tế, toàn bộ cây cẩm tú cầu đều chứa độc tố, có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu chẳng may nuốt phải. Lá và củ của cây cẩm tú cầu có chứa hydragin-cyanogenic glycoside gây ngứa ngáy, nôn mửa và đau bụng nếu ăn phải.
- Chăm sóc cây cẩm tú cầu trong mùa đông như thế nào?
Vào mùa đông, để cẩm tú cầu phát triển xanh tốt, bạn cần chú ý:
– Tránh tưới nước quá mức để tránh đóng băng đất (vùng lạnh).
– Bảo vệ cây khỏi gió lạnh, có thể vận chuyển cây vào trong nhà kính để chăm sóc, kết hợp sưởi ấm bằng ánh đèn.
Trên đây, bTaskee đã chia sẻ toàn bộ những thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cẩm tú cầu. Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp kiêu sa của loài hoa được mệnh danh “tri kỉ của những cơn mưa” thì đừng ngần ngại trồng vài khóm tú cầu trong khu vườn nhà mình nhé!
>>> Xem thêm nội dung liên quan:
- Cây Tài Lộc Là Cây Gì? Cách Trồng Mang Tài Lộc Cho Gia Chủ
- Cây Si: Nguồn Gốc – Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc