Hoa sen với vẻ đẹp tinh tế và ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa, tôn giáo từ lâu đã thu hút sự quan tâm, yêu thích của con người. Để tạo nên vẻ đẹp cho hoa sen, việc chăm sóc và hiểu rõ về đặc điểm cũng như ý nghĩa của nó là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng bTaskee khám phá tất tần tật về hoa sen ngay dưới đây!
Hoa sen là cây gì? | Thông tin về hoa sen
Nguồn gốc của hoa sen
Hoa sen đã được con người biết đến từ khoảng 5000 năm trước Công Nguyên, với mục đích ban đầu là sử dụng làm cây lương thực.
Có tên khoa học là Nelumbo nucifera, được biết đến với nhiều biệt danh trên khắp thế giới như sen Lak shmi (được liên kết với vị thần của sự giàu có, may mắn, quyền lực, vẻ đẹp, khả năng sinh sản và thịnh vượng), sen Ấn Độ hoặc đơn giản là hoa sen.
Hoa sen phân bố khá rộng rãi, từ miền trung và bắc Ấn Độ (lên đến độ cao 1.400m tại miền nam dãy Himalaya), qua miền bắc Đông Dương và Đông Á (đến phía bắc vùng Amur; dân tộc Nga đôi khi gọi là “Nelumbo komarovii”), và có các điểm riêng biệt tại biển Caspian.
Ngày nay, hoa sen mọc ở miền nam Ấn Độ, Sri Lanka, hầu hết khu vực Đông Nam Á, New Guinea, cũng như miền bắc và đông Australia.
Cây sen thích phát triển ở vùng ngập lụt của các con sông chảy chậm và các vùng đồng bằng. Mỗi năm, cây sen thả hàng trăm ngàn hạt xuống đáy nước. Mặc dù một số hạt nảy mầm tốt, nhưng hầu hết lại bị các loài động vật khác ăn.
Những hạt còn lại, không nảy mầm hoặc không bị ăn, có thể không hoạt động trong một khoảng thời gian dài khi diện tích ngập nước lắng đọng và trở nên khô cạn. Trong thời điểm lũ lụt, những hạt này được giải phóng từ trầm tích, và những hạt không hoạt động bắt đầu quá trình mùa sen mới.
Ý nghĩa của hoa sen
- Ý nghĩa hoa sen trong đời sống
Hoa sen được coi là biểu tượng của sự thuần khiết, tái sinh và sức mạnh. Vì sen nảy mầm từ bùn nhưng vẫn đẹp đẽ và không vết nhơ. Bởi chúng trở về dưới nước mờ mịt vào mỗi tối và nở hoa khi bình minh, hoa sen cũng trở thành biểu tượng của sức mạnh, sự kiên cường và sự tái sinh.
Hoa sen được chọn là quốc hoa của dân tộc Việt Nam. Cây sen gắn liền với lịch sử văn hoá Việt Nam, một nền văn minh phát triển dựa trên nền nông nghiệp lúa nước. Với lãnh thổ lan rộng từ Bắc xuống Nam, cây sen trở thành biểu tượng thân thiết với mọi người.
Trong văn hóa Việt, hoa sen đại diện cho sự trong sáng, tinh khiết và cũng là biểu tượng của người quân tử (bởi vì sinh trưởng trong bùn mà không có mùi tanh), tinh thần thích nghi mạnh mẽ và thân thiện như người Việt Nam.
- Ý nghĩa hoa sen trong phật giáo
Hoa sen là hình ảnh không thể thiếu trong văn hóa Phật giáo. Các tượng phật thường được ngồi trên một toà sen với tư thế “liên hoa toạ” (hay còn gọi là tư thế hoa sen). Đây là tư thế ngồi thiền định hoặc giảng kinh của các tu sĩ Phật giáo sau này. Tư thế này giúp con người đạt được sự an tịnh trong cả thân và tâm, từ đó hỗ trợ cho quá trình thiền định.
Xuất phát từ những ý nghĩa sâu sắc trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen trở thành một loài hoa không chỉ gần gũi mà còn cao quý và tinh khiết. Người dân trong văn hoá Đông Á đặc biệt coi trọng giá trị của hoa sen, chắp cánh cho sự tôn trọng và kính phục.
- Ý nghĩa hoa sen trong tình yêu
Trong tình yêu, hoa sen thường được coi là biểu tượng của sự thuần khiết, tinh khôi và trong sáng.
Hoa sen đại diện cho tình yêu trong sạch. Nếu bạn muốn có một mối quan hệ yêu thương chân thành và tiến đến hôn nhân, bạn có thể sử dụng hoa sen để gửi tặng giúp truyền đạt thông điệp về sự trong trắng và tinh túy của tình yêu.
Đặc điểm của hoa sen
Thân rễ của cây sen thường có dạng hình trụ, mọc thon dài và chúng có gai tù bám quanh thân. Phần ngầm của cây sen thường là củ sen, có hình dạng thuôn dài, chia thành từng đốt và có thể ăn được. Rễ thường mọc từ củ sen với nhiều nhánh phát triển.
Lá của cây sen thường mọc dựa trên mặt nước, có cuống dài và thường có gai nhỏ ở gần cuống. Phiến lá của hoa sen thường lớn và có hình dạng gần như khiên, với đường kính tổng thể của lá thường dao động từ 60cm đến 70cm và có các gân đẹp tạo thành mô hình tròn đẹp mắt.
Khi hoa sen nở, chúng sẽ tạo thành nhiều lớp cánh hoa mở rộng xen kẽ nhau, tạo cảm giác lớp lớp đan xen. Hoa sen có sắc màu từ hồng đậm đến trắng và thường có các mức độ màu sắc khác nhau.
Đài sen chứa nhiều hạt sen, thường có hình tròn và có cấu trúc bề mặt giống tổ ong, có màu xanh lục. Quả của cây sen, hay còn gọi là hạt sen, chứa một hạt không nội nhũ và có hai lá mầm dày.
Những loại hoa sen phổ biến
Hiện nay, trong nước ta có nhiều loại hoa sen được trồng, bao gồm những giống thông thường cũng như các loại sen nhập khẩu mang đến vẻ đẹp mới lạ và màu sắc tươi sáng.
- Sen trắng đại đóa: Loại sen màu trắng, có kích thước lớn, thường được trồng phổ biến ở Ấn Độ và Trung Quốc. Hoa sen có kích thước to và mang hương thơm nhẹ nhàng.
- Sen xanh: Hoa sen màu xanh mang nhiều ý nghĩa về may mắn và vượng tài, đặc biệt và cũng khá kén khí hậu. Hiện nay, ở Việt Nam cũng có nhiều người yêu thích và trồng loại sen này.
- Sen hồng: Hoa sen màu hồng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là loại sen xuất hiện trong nhiều truyền thuyết của Phật giáo. Sen hồng thường được liên kết với Quan Âm, có cánh sen đẹp giống như hoa hồng, thu hút nhiều người yêu thích.
- Sen cung đình trắng viền hồng: Loại sen có màu trắng với viền hồng, mang đậm đặc tính cung đình.
- Sen khổng lồ hay sen vua: Được trồng tại Đồng Tháp, là loại sen có kích thước lớn, nổi bật và ấn tượng.
- Sen ngàn cánh: Một loại sen có nhiều cánh hoa, mang đến vẻ đẹp đặc biệt và ấn tượng.
Ngoài ra, còn có nhiều giống hoa sen khác như sen tịnh đế, sen Nhật và nhiều loại khác mang đậm nét đặc trưng riêng.
Công dụng của hoa sen
Hoa sen có giá trị kinh tế cao và trở thành lựa chọn phổ biến trong việc trồng tại các khu vực có diện tích ao hồ rộng lớn. Nông dân tranh nhau trồng sen bởi chúng mang lại giá trị kinh tế cao và đòi hỏi ít thời gian chăm sóc.
Từ thân đến hoa, mọi phần của cây sen đều có giá trị, do đó sen được trồng khá phổ biến. Hương thơm đặc trưng của hoa sen giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Việc sử dụng nhị hoa ngâm lạnh sau đó pha nước sôi giúp giảm stress và làm giảm cảm giác nhức đầu.
Ngoài ra, hoa sen còn có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh, bao gồm:
- Kiểm soát đường huyết.
- Lá sen giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp, giảm căng thẳng và có tác dụng giải nhiệt.
- Có tác dụng chống lão hóa da và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
- Củ và hạt sen cung cấp nhiều dinh dưỡng quan trọng, là một phần không thể thiếu trong ẩm thực gia đình Việt Nam.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách Trồng Hoa Hồng Leo Trang Trí Cổng Siêu Bắt Mắt
Cách chăm sóc hoa sen
Ánh sáng
Sen là loại cây ưa sáng, vì vậy bạn nên trồng cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng, đặc biệt ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo thuận tiện trong quá trình chăm sóc.
Đất
Nguồn dinh dưỡng tốt nhất để trồng sen là đất thịt pha với sét, có độ mịn tốt để không làm trầy củ sen. Đất trồng cần chứa nhiều chất hữu cơ giàu mùn là phù hợp nhất.
Đồng thời, bạn cần đảm bảo độ pH trong đất đạt từ 6 cho đến 6,5. Hơn nữa ao hồ để trồng sen cần phải được thiết kế sao cho việc bơm và giữ nước được dễ dàng.
Nước
Với các cây sen trồng trong chậu, bạn cần thường xuyên bổ sung nước vào chậu, để cây luôn duy trì ở trạng thái nước ngập mặt 10-13cm, nhất là vào những ngày nắng nóng.
Nếu nước không đủ, lượng oxy tồn tại trong nước sẽ giảm, làm cho việc sinh trưởng của cây bị kém đi, cây dễ mắc bệnh và khó sống lâu. Bạn nên tưới nước và buổi sáng và hạn chế tưới vào buổi chiều.
Nhiệt độ và độ ẩm
Thời tiết tốt nhất để sen phát triển và mùa xuân và mùa hè. Tại thời gian này, nhiệt độ và độ ẩm khá phù hợp
Phân bón
Trong quá trình chăm sóc sen, việc bón phân là một phần quan trọng để tạo ra bông hoa đẹp và giữ cho cây phát triển khỏe mạnh. Sen cần được cung cấp đủ cân đối đạm, lân và kali, và việc bón phân thường xuyên là cần thiết. Thiếu phân có thể dẫn đến lá vàng và sức đề kháng yếu của cây.
Do sen thường được trồng trong môi trường ao ngập nước, việc kết hợp nuôi cá và động vật thủy sinh có thể hỗ trợ hệ sinh thái của sen. Tuy nhiên, khi bón phân, cần chú ý đến loại và liều lượng phân để duy trì môi trường ao trong tình trạng tốt, không làm ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh và tránh kích thích sự phát triển quá mức của tảo.
Cách trồng hoa sen
Đối với việc lựa chọn giống sen để trồng trong chậu, bạn có thể lựa chọn một số loại phổ biến như: Sen bách diệp, sen ngàn cánh và sen phật bà quan âm.
Những loại sen này thường có sắc màu đa dạng (hồng, đỏ, trắng, tím, xanh…) với hoa rộ và hương thơm dịu nhẹ. Chúng thường có thân thấp, phù hợp để trồng trong chậu và có thể sinh trưởng quanh năm.
Việc sử dụng hạt để trồng chủ yếu là để tận dụng gen di truyền tốt. Hạt F1 thường được ưa chuộng, và việc chọn hạt to, tròn, mẩy và cứng là quan trọng. Dưới đây là các bước cơ bản để trồng sen tại nhà:
- Bước 1: Xử lý tiền mầm cho hạt: Có thể xử lý bằng cách mài hoặc dũa lớp vỏ ở phần đầu hạt, tránh mài và cắt vào phần thân hạt làm hạt bị thối. Hoặc có thể ngâm hạt trong dung dịch axit sunfuric nồng độ 0,1% trong khoảng 15-30 phút.
- Bước 2: Ngâm hạt để hạt nảy mẩm: Sau khi xử lý tiền mầm, hạt được ngâm vào nước để nảy mầm. Nước cần được thay đổi 1-2 lần mỗi ngày. Sau khoảng 3-5 ngày, hạt sẽ nảy mầm và sau đó 2-3 ngày, lá đầu tiên sẽ phát triển khoảng 3-5 cm, lúc này có thể đem ra để trồng.
- Bước 3: Gieo trồng: Hạt sau khi nảy mầm được đặt vào chậu đã được chuẩn bị sẵn. Để đảm bảo sự phát triển của cây, hạt được trồng đủ sâu để mép lá đầu tiên chạm mặt đất, lá đầu tiên được nghiêng với góc 45 độ để tránh hiện tượng héo lá nếu cây thiếu nước.
- Bước 4: Sau khi trồng, mỗi chậu cần được đánh dấu và ghi thông tin về giống, thời gian trồng… Chậu sen cần được tưới nước đầy đủ và đặt ở nơi có ánh sáng tốt, đặc biệt là ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào buổi sáng sớm để cây mầm nhanh chóng phát triển.
Cách cắt tỉa
Sen trồng chậu sau khoảng thời gian từ 30-45 ngày bắt đầu cho hoa, hoa nở liên tục trong năm, vụ hè hoa nở sớm hơn và nhiều hoa hơn vụ đông.
Sau mỗi đợt hoa nở, tàn phải cắt bỏ cuống hoa, kết hợp với cắt tỉa và loại bỏ các lá già, lá sâu bệnh, tạo độ thông thoáng cho cây sinh trưởng tốt.
Công việc nội chợ, cơm nước nhà cửa quá bận rộn khiến bạn không có nhiều thời gian cho bản thân nghỉ ngơi, thư giãn? Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee để có thêm nhiều thời gian thảnh thơi, chăm sóc gia đình nhé.
Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm hơn đa dạng dịch vụ tiện ích gia đình!
Cách nhân giống
Nhân giống hoa sen thông qua hạt sen là một phương pháp phổ biến. Bởi phương pháp này giúp hạt có khả năng sống sót cao sau thời gian ngâm nước kéo dài, thậm chí cả hàng trăm hoặc hàng ngàn năm.
- Bước 1: Bạn cần bẻ vỡ lớp vỏ hạt một cách nhẹ nhàng bằng dao mà không làm tổn thương phần bên trong.
- Bước 2: Ngâm hạt sen trong nước ấm không chứa clo và cần được thay nước hàng ngày để hạt nảy mầm.
- Bước 3: Khi hạt sen giống bắt đầu nảy mầm, chúng sẽ chìm xuống đáy và các chồi sẽ bắt đầu phát triển. Sau đó bạn chỉ cần đem hạt đi gieo trồng.
Lưu ý: Nếu hạt mầm không nảy mầm, có thể là do lớp vỏ không bị vỡ, trong trường hợp này, cần phải xước sâu hơn vào hạt bằng dao. Thời gian để hạt sen nảy mầm thường kéo dài từ một đến bốn tuần.
Các bệnh thường gặp
- Bệnh thán thư
Bệnh thán thư trên cây sen do nấm Colletotrichum sp gây ra. Bệnh tấn công và gây hại hầu hết các bộ phận thân, lá, bông, gương (đài sen) của cây.
Nguyên nhân: Do nấm tồn tại sẵn trong đất, hạt giống và tàn dư cây bệnh. Gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm kèm theo mưa và sương nhiều giúp nấm bệnh phát sinh và gây hại cho sen. Bệnh phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng. Trên những ruộng thoát nước kém, bón phân không cân đối (bón thừa đạm) sẽ làm cho bệnh dễ phát sinh và gây hại nhiều hơn.
Biện pháp xử lý: Bạn hãy cắt và loại bỏ những bộ phận của cây bị bệnh nặng mang ra khỏi ruộng để hạn chế lây lan. Thay mới toàn bộ nước cũ để làm mới môi trường sinh trưởng cho cây.
- Bệnh thối thân, thối ngó sen
Triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa sau đó khô đi rất nhanh. Trên thân xuất hiện các mô bệnh bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối. Bệnh gây hại làm đỉnh sinh trưởng và cả thân bị thối đen. Bệnh lây lan rất nhanh trong ruộng sen.
Nguyên nhân: Bệnh thối thân trên cây sen do nấm Phythophthora sp gây ra.
Biện pháp xử lý: Tiến hành nhổ các cây sen bị bệnh ra khỏi ruộng và sử dụng thuốc đặc trị để điều trị cho cây.
- Bệnh thối rễ, củ
Triệu chứng: Phần rễ, củ sen bị thối đen, lá sen bị vàng
Nguyên nhân: Bệnh thối rễ, củ sen do nấm Fusarium sp. và Pythium sp gây ra. Đây là những loại nấm bệnh tồn tại sẵn trong đất, bệnh thường phát sinh trong điều kiện thời tiết nắng nóng, ít mưa.
Thông thường sau mỗi mùa thu hoạch lượng tàn dư từ thân lá sen không được xử lý mà được giữ lại phân hủy ngày trong ruộng. Khi phân hủy trong môi trường ngập nước (yếm khí) nên tạo ra khí H2S gây nên tình trạng ngộ độc hữu cơ, làm cháy rễ sen. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.
Biện pháp xử lý: Hạ mực nước trong ruộng, hồ sen để cây ở vị trí thông thoáng. Thay nước và loại bỏ các phần bị hư hỏng để ngăn chặn tình trạng thối lây lan.
Ngoài ra còn 1 số bệnh thường gặp khác như: Sâu xanh gây hại trên cây sen, Bọ trĩ gây hại cây sen, Rầy mềm, rệp muội gây hại cây sen,…
Tổng hợp hình ảnh đẹp về hoa sen
Câu hỏi thường gặp
- Hoa sen có thể sống được trong điều kiện khí hậu như thế nào?
Hoa sen có khả năng thích nghi và sinh trưởng trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Mặc dù chúng thích hợp với môi trường ẩm ướt và nước đọng, nhưng chúng cũng có thể sống trong điều kiện khí hậu khô hạn mà không cần nước nhiều.
Cây sen thích ứng với nhiều loại đất, từ đất ngập nước đến đất phù sa. Chúng phát triển tốt ở vùng có ánh sáng mặt trời mạnh và nước lên xuống theo mùa. Trong mùa khô, cây sen có thể tự chôn mình sâu vào đất để tránh mất nước. - Trồng bao lâu thì sen ra hoa?
Sen cảnh trồng chậu thì sau khoảng 30-45 ngày cây bắt đầu cho hoa, và hết mùa hoa này lại tiếp tục cho vụ hoa khác, vụ hè hoa nở sớm hơn và nhiều hoa hơn vụ đông.
Sau mỗi đợt hoa nở, hoa tàn bạn cần phải cắt bỏ cuống hoa, kết hợp với cắt tỉa và loại bỏ các lá già, lá sâu bệnh, tạo độ thông thoáng cho cây sinh trưởng và ra hoa vụ tiếp theo tốt. - Thời gian trồng sen phù hợp?
Sen trồng trong chậu có thể trồng quanh năm, nhưng có 2 thời vụ chính cây phát triển tốt nhất là:
+ Vụ Đông Xuân: Trồng vào tháng 1 đến tháng 3 dương lịch.
+ Vụ Hè Thu: Trồng từ tháng 7 đến tháng 8 dương lịch.
Tuy nhiên, trồng thời vụ tháng 3 cây sẽ nhanh cho hoa và năng suất hoa nhiều hơn cây trồng thời vụ tháng 8.
Như vậy, hoa sen không chỉ là một loài cây thủy sinh đẹp mắt mà còn mang trong mình sứ mệnh về sự trong sáng và sức sống. Việc hiểu rõ đặc điểm cũng như ý nghĩa của hoa sen là nền tảng quan trọng để chăm sóc và nuôi dưỡng chúng tươi lâu, góp phần làm cho không gian sống thêm phần thơ mộng và tươi mới.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Hoa Cúc: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc
- Hoa Thanh Liễu: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Trồng