Trong vài năm trở lại đây, ngoài các loại hoa quen thuộc như đào, mai, cúc, vạn thọ,… thì nhiều người có xu hướng chọn thanh liễu để trang trí nhà cửa. Hoa thanh liễu ý nghĩa là gì? Cách trồng và chăm sóc có khó không? Cùng bTaskee khám phá ngay nhé!
Cây hoa thanh liễu là cây gì? | Thông tin về cây hoa thanh liễu
Nguồn gốc của cây hoa thanh liễu
Cây hoa thanh liễu có tên tiếng Anh là Wax Flowers. Danh pháp khoa học của loài này là Chamelaucium, thuộc họ Myrtaceae.
Thanh liễu có nguồn gốc từ khu vực phía Nam, Tây Nam của nước Úc. Nếu bạn thắc mắc hoa thanh liễu trồng ở đâu thì nó là loài thực vật sinh sống ở những vực có khí hậu khắc nghiệt, được trồng phổ biến ở Úc, Israel, Mỹ,…
Hiện nay, giống cây thanh liễu cũng đã được nhập khẩu về Việt Nam và trồng làm cảnh tại một số địa phương có khí hậu mát mẻ như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo,…
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa thanh liễu
Hoa thanh liễu nhỏ bé, mỏng manh, tưởng chừng yếu đuối nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Vì thế, nó tượng trưng cho sự nhẫn nại, kiên cường vượt qua khó khăn với cốt cách thanh cao và vẻ đẹp tao nhã.
Theo phong thủy, bông hoa thanh liễu năm cánh, khi nở như bàn tay 5 ngón xòe ra để đón nhận của cải, lộc trời. Ý nghĩa của hoa thanh liễu theo quan niệm Á Đông tượng trưng cho sự may mắn, giàu sang và phú quý. Vì thế, trong các dịp đặc biệt, lễ, Tết, nhiều người thường chọn trang trí nhà cửa bằng vài cành thanh liễu nở hoa để cầu mong may mắn, tài lộc, làm ăn sung túc, công thành danh toại.
Ngoài ra, ý nghĩa hoa thanh liễu còn là sự thủy chung, mãnh liệt trong tình yêu. Do vậy, các chàng trai thường chọn những bó thanh liễu sắc hồng, đỏ để bày tỏ tình yêu dành cho nửa kia của mình.
Đặc điểm của cây hoa thanh liễu
Tên gọi chung | Hoa thanh liễu. |
Tên thực vật | Chamelaucium. |
Họ thực vật | Đào kim cương. |
Loại cây | Thân mềm. |
Kích thước trưởng thành | 15cm – 3m. |
Ánh sáng | Ưa ánh nắng toàn phần. |
Thời gian nở hoa | Mùa hè và mùa xuân. |
Màu hoa | Màu trắng, hồng, vàng, đỏ, cam. |
Nguồn gốc | Phía Tây Nam, Tây nước Úc và một số khu vực tại Israel. |
Thanh liễu là loài cây thân bụi, kích thước trung bình, thân mảnh, có độ dài từ 15cm – 3m, có thể sinh trưởng tốt trên đất đai khô cằn hay khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.
Vì thuộc nhóm thực vật lá kim nên lá cây nhỏ, mảnh, màu xanh đậm. Cây thường ra hoa vào mùa hè và màu thu. Hoa thanh liễu bé sinh, gồm 5 cánh nở xòe trông vô cùng đẹp mắt.
Hoa thanh liễu có mấy màu? Thực tế, cây hoa thanh liễu có 5 màu sắc phổ biến là trắng, vàng, đỏ, hồng cam. Ngoài ra, có nhiều người còn tiến hành nhuộm màu cho cánh hoa tạo nên những bông hoa thanh liễu có màu sắc vô cùng độc đáo, mang ý nghĩa riêng.
Những loại cây hoa thanh liễu phổ biến
Hiện nay, thanh liễu được phân loại dựa theo màu sắc. Cụ thể:
- Hoa thanh liễu trắng.
- Hoa thanh liễu vàng.
- Hoa thanh liễu đỏ.
- Hoa thanh liễu xanh.
- Hoa thanh liễu hồng.
- Hoa thanh liễu cam.
>>> Xem thêm: Mách bạn cách trang trí cầu thang bằng cây xanh trong nhà hợp phong thủy.
Công dụng của cây hoa thanh liễu
Làm đẹp, trang trí nhà cửa
Từ lâu thanh liễu đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hoa của các nước như Úc, Mỹ, Canada, Israel,… Đây là loài thực vật có kích thước trung bình, sinh trưởng khỏe, hoa đẹp nên được dùng để trang trí phòng khách, văn phòng, sân vườn, ban công hay cắm hoa nghệ thuật.
Nhiều người thường sử dụng hoa thanh liễu kết hợp với hoa hồng, mẫu đơn,… để tạo thành những bó hoa xinh xắn dành tặng cho bạn bè, người yêu và những người xung quanh. Hoa thanh liễu khô cũng được ứng dụng rộng rãi để trang trí các hộp quà tặng, thiệp,…
Với ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, nhiều gia đình Việt chọn cắm hoa thanh liễu trong các ngày lễ quan trọng như ngày Tết Nguyên đán, lễ cưới,… Hoa thanh liễu ngày Tết không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa mong cầu may mắn, tài lộc, mọi việc trong năm mới đều suôn sẻ.
Tác dụng đối với sức khỏe
Bên cạnh ứng dụng để trang trí, tăng tính thẩm mỹ cho không gian hay làm quà tặng thì cây hoa thanh liễu còn có tác dụng đối với sức khỏe con người.
Hiện nay, nhiều nhà máy sử dụng thân và cành của thanh liễu để chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu thanh liễu có mùi thơm dịu nhẹ, được ứng rộng phổ biến để điều chế mỹ phẩm, nước hoa và chất đuổi côn trùng.
Cách chăm sóc cây hoa thanh liễu
Ánh sáng
Thanh liễu là loài cây có thể thích nghi tốt với cả điều kiện nắng gắt hoặc bóng râm một phần. Vì thế, bạn có thể trồng cây trong nhà hay ngoài trời đều được.
Đất
Cây thanh liễu có thể sống tốt trong điều kiện đất đai khô cằn. Tuy vậy, để cây phát triển xanh tốt, ra hoa đẹp như ý muốn thì bạn nên chọn các loại đất thịt, đất mùn có độ dinh dưỡng cao, thoát nước tốt để tránh bị úng rễ.
Nước
Cây hoa có thể sống tốt trong điều kiện khí hậu khô hanh, lạnh giá nên bạn không cần tưới quá nhiều nước cho cây. Bạn có thể tưới với tần suất 1 – 2 ngày/lần, đủ làm ẩm đất.
Nhiệt độ và độ ẩm
Hoa thanh liễu thích nhiệt độ mát mẻ, có thể chịu được thời tiết lạnh giá hoặc khu vực có khí hậu hanh khô, nắng gắt. Môi trường có độ ẩm cao tốt cho cây, nhưng cần chú ý đến sự đọng nước có thể khiến hoa bị thối.
Phân bón
Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho cây nhất là vào thời điểm cây chuẩn bị nở hoa. Bạn nên bón phân vào đất vào mùa xuân và mùa hè.
Nếu bạn không có thời gian vệ sinh không gian sống mỗi ngày vì công việc bận rộn thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng có mặt và vệ sinh nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Cách trồng hoa thanh liễu
Các bước trồng cây hoa thanh liễu được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị cây giống khỏe mạnh, dụng cụ, chậu và đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt để trồng cây.
- Bước 2: Dùng cuốc, xẻng đào hố trồng cây, rộng hơn kích thước đầu khoảng 10cm. Nếu bạn trồng cây thanh liễu trong chậu thì cách làm tương tự.
- Bước 3: Đặt cây giống vào trong hố đã đào, dùng một tay cố định cây và bắt đầu lấp đất.
- Bước 4: Tưới nước và chăm sóc cây thanh liễu.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây hoa thanh liễu, bạn cần chú ý:
- Tránh đặt cây gần các nguồn nhiệt như tủ lạnh hoặc lò sưởi.
- Tưới nước vừa đủ, tránh tưới nước quá nhiều khiến cây bị ngập úng, thối rễ.
- Theo dõi cây hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường hoặc sâu bệnh và xử lý chúng ngay lập tức.
Cách cắt tỉa
Để loại bỏ tác nhân gây bệnh, tăng tính thẩm mỹ, dồn dinh dưỡng nuôi cây nhất là thời điểm chuẩn bị ra hoa thì bạn nên cắt tỉa cành.
Bạn dùng dao, kéo, kìm bấm cành sắc nhọn để tỉa cành cũ và không khỏe để kích thích sự phát triển của cành mới và duy trì hình dáng cây.
Cách nhân giống
Hiện nay, cây thanh liễu thường được nhân giống theo hình thức gieo hạt hoặc chiết cành.
Phương pháp gieo hạt
- Bước 1: Chọn hạt giống có chất lượng tốt, ngâm vào nước ấm khoảng 40 – 50 độ C trong thời gian 8 – 10h.
- Bước 2: Chuẩn bị chậu hoặc tô lớn, đổ đất mùn, tơi xốp, giàu dinh dưỡng vào bên trong.
- Bước 3: Gieo hạt giống đã ngâm lên trên bề mặt đất rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt giống.
- Bước 4: Tưới nước nhẹ để giữ ẩm đất và đặt chậu ở nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ rồi đợi đến khi hạt nảy mầm thành cây non.
Phương pháp chiết cành
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, giá thể để chiết cành. Chọn cành thanh liễu của cây mẹ khỏe mạnh dài từ 20 – 25cm để chiết.
- Bước 2: Đánh dấu vị trí chiết có chiều dài khoảng 3 – 5cm rồi dùng vật sắc cạo sạch lớp vỏ ở ngoài để lộ phần biểu bì và để yên trong khoảng 1 ngày.
- Bước 3: Phun thuốc kích thích mọc rễ vào vị trí chiết rồi dùng giá thể đã chuẩn bị bọc kín lại, cố định chắc chắn giá thể bằng dây hoặc kẽm.
- Bước 4: Chăm sóc cành chiết và đợi khoảng 20 – 25 ngày để cành chiết ra đủ rễ thì có thể cắt và trồng xuống đất.
Các bệnh thường gặp ở cây hoa thanh liễu
Tuy là thực vật sinh trưởng khỏe mạnh ngay cả trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng thanh liễu vẫn có thể mắc một số bệnh như:
- Bệnh phấn trắng.
- Sâu đục thân.
- Nấm mốc.
- Bệnh thán thư.
- Rệp.
- Bệnh đốm lá.
Bạn cần thương uyên kiểm tra cây thanh liễu để phát hiện các biểu hiện bất thường của sâu bệnh. Từ đó, có phương pháp chữa trị phù hợp như cắt tải cành, phun thuốc trừ sâu, đuổi côn trùng.
>>> Xem thêm: Đặc điểm và ý nghĩa cây kim ngân lượng trong phong thủy.
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây hoa thanh liễu
Dưới đây, bTaskee chia sẻ một số hình ảnh hoa thanh liễu đẹp, ấn tượng:
Câu hỏi thường gặp
- Hoa thanh liễu có thắp hương được không?
Được. Hoa thanh liễu đẹp, có mùi hương dịu nhẹ, ý nghĩa phong thủy tượng trưng cho tài lộc, may mắn nên vẫn có thể dùng để cắm lọ trưng trên bàn thờ gia tiên dù không quá phổ biến.
- Hoa Thanh Liễu để được bao lâu?
Thanh Liễu là loài hoa rất bền, một bình hoa để trưng trong nhà có thể để được khoảng từ 3 – 4 tuần.
Trên đây, bTaskee vừa cùng bạn khám phá nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây hoa thanh liễu. Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp tao nhã, tinh tế cũng như ý nghĩa tốt đẹp của loài hoa này thì hãy trồng hoặc cắm vài cành thanh liễu để trang trí trong những dịp quan trọng nhé!
>>> Xem thêm nội dung liên quan:
- Hướng dẫn cách trồng lan hồ điệp chuẩn kỹ thuật tại nhà
- Bỏ túi cách trồng lan kiếm ra hoa nhanh và năng suất tại nhà
Hình ảnh: Pinterest