Đêm Trung thu không chỉ là dịp mọi người sum vầy bên nhau mà còn là đêm hội Trăng Rằm với vô vàn những hoạt động vui chơi và sum vầy thú vị. Từ tiếng cười của trẻ nhỏ đến những câu chuyện cổ tích kể lại dưới trăng tròn, mỗi chi tiết đều mang biểu tượng của sự đoàn viên và hạnh phúc. Hãy cùng khám phá 7 hoạt động Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc đêm rằm.
Rước Đèn Lồng
Rước đèn Trung thu là một ký ức tuổi thơ không thể nào quên trong mỗi chúng ta. Những chiếc đèn lồng đủ màu sắc được các em nhỏ mang theo khắp xóm làng, cùng với những lời ca tiếng hát trong trẻo và quen thuộc, tạo nên một khung cảnh thật đẹp.
Khi trăng lên, các em nhỏ sẽ mang theo những chiếc đèn nhỏ đầy màu sắc, rong ruổi khắp ngõ xóm và phố phường kèm theo tiếng ngân nga những bài hát rước đèn Trung thu như “Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”. Hoạt động rước đèn mang lại niềm vui nhỏ bé nhưng góp phần tạo nên tuổi thơ rực rỡ cho mỗi người Việt, trở thành một phần không thể thiếu ngày rằm tháng Tám.
Ngoài ra, theo quan niệm, việc rước đèn Trung thu còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo. Mỗi chiếc đèn lồng đều có ý nghĩa riêng, tượng trưng cho ước nguyện may mắn và bình an của mọi nhà. Ánh sáng từ những chiếc đèn lồng nhỏ xinh giống như ngọn đuốc, soi đường cho các bạn nhỏ tránh khỏi những điều không may để có thể vui chơi đêm Trung thu một cách trọn vẹn.
Múa Lân Sư Rồng
Múa lân sư rồng là một hoạt động vui chơi Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung thu. Người Hoa tin rằng 3 linh thú Lân, Sư Tử và Rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và hanh thông.
Múa Lân thường diễn ra vào đêm 14, 15 tháng Tám âm lịch (rằm tháng Tám) tại các khu xóm hay những điểm văn nghệ. Để hoàn thành điệu nhảy lân, phải có từ 2-5 người, trong đó 1 người đeo đầu lân, 1 người phía sau để cùng tạo thành 4 chân. Những người còn lại sẽ thay thế vị trí cho nhau khi cần thiết.
Về trang phục, những màu vàng, đỏ, trắng, đen, kim tuyến được ưa chuộng nhất. Các đạo cụ phổ biến trong màn trình diễn bao gồm: trống, cồng chiêng, đầu ông Địa, đầu Lân – Sư – Rồng, đèn màu, cờ ngũ sắc, côn…
Các Trò Chơi Dân Gian
Bắt nguồn từ tín ngưỡng và truyền thống dân gian, mỗi trò chơi đều mang ý nghĩa tượng trưng và có tính gắn kết xã hội cao. Đồng thời, đây còn là dịp để thể hiện tinh thần dân tộc khi duy trì và phát huy những truyền thống văn hóa. Dưới đây là những trò chơi phổ biến ngày rằm tháng Tám:
Những trò chơi dân gian cũng là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Trung thu. Những trò chơi dân gian vào đêm rằm tháng Tám sẽ tạo sự gắn kết giữa trẻ em, giúp các em giao lưu, tự tin hơn và nhận được những phần quà ý nghĩa. Người lớn cũng hò reo cổ vũ cho các em nhỏ, làm cho bầu không khí Trung thu càng trở nên sôi động. Dưới đây là những trò chơi phổ biến:
- Rồng rắn lên mây: Trò chơi này giúp các bé linh hoạt, nhanh nhẹn hơn, cải thiện khả năng ngôn từ, ứng xử của các em.
- Kéo co: Cuộc thi kéo co giữa hai đội là một trải nghiệm thể lực giúp thể hiện sức mạnh, dẻo dai, và tạo sự đoàn kết.
- Bịt mắt đánh trống: Trò chơi này thú vị khi người chơi phải đánh vào trống mà không thấy gì, thử thách khả năng nhạc cụ và sự cẩn thận.
- Nhảy bao bố: Thể hiện năng động và sự linh hoạt của các em.
- Thổi tắt ngọn đèn: Đòi hỏi sự tập trung và kỹ năng thổi để tắt đèn trước đối thủ.
- Cam quýt mít dừa: Cuộc thi này đòi hỏi sự nhanh nhẹn và kỹ năng ăn uống để chiến thắng.
Các trò chơi dân gian trong Lễ Trung thu đều bắt nguồn từ tín ngưỡng và truyền thống dân gian. Mỗi trò chơi đều mang ý nghĩa tượng trưng và có tính gắn kết xã hội cao. Đồng thời, chúng thể hiện sự kết nối gia đình, lòng biết ơn đối với thiên nhiên và đất trời, và duy trì truyền thống văn hóa của người Việt Nam.
Phá Cỗ Đêm Rằm
Sau khi đã cúng mâm cỗ Trung thu để tưởng nhớ tổ tiên và tỏ lòng biết ơn trời đất, mọi người sẽ cùng nhau “phá cỗ”. Phong tục này còn mang ý nghĩa về sự đoàn viên, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống và tạo niềm vui cho trẻ nhỏ.
“Phá cỗ” là hoạt động thưởng thức mâm cỗ Trung thu sau khi đã thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng Tám. Mâm cỗ truyền thống thường bao gồm bánh Trung thu ( bánh nướng, bánh dẻo…), các loại bánh trái và hoa quả tươi ngon.
Bên cạnh hoạt động rước đèn, phá cỗ Trung thu cũng là sự kiện đặc biệt được nhiều em nhỏ háo hức chờ đón. Mâm cỗ đêm trăng khác nhau tùy theo từng địa phương và gia đình với các thành phần phong phú. Thông thường, mâm cỗ sẽ bao gồm các loại hoa quả đặc trưng của mùa thu như bưởi, thị, chuối chín, hồng đỏ, na,… Trái cây được tỉa và tạo hình thành những con vật ngộ nghĩnh, đầy sáng tạo. Ngoài ra, không thể thiếu các loại bánh kẹo truyền thống của Tết Trung thu như bánh dẻo, bánh nướng.
Khi ánh trăng lên đến đỉnh đầu, đó là lúc mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu. Mâm cỗ Trung thu được chuẩn bị để cúng trăng, tế trời đất. Còn việc phá cỗ là mong muốn mang đến tiếng cười sự gắn kết của các thành viên trong gia đình trong dịp tết Đoàn viên. Điều này có ý nghĩa mong cầu cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.
Hát Trống Quân
Hát trống quân là hình thức dân ca đối đáp, giao duyên, trao đổi kinh nghiệm sống trong xã hội nông nghiệp lúa nước. Loại hình ca nhạc này có tính chất trữ tình, giao duyên rất sâu sắc vì có sự đối đáp, xướng họa. Do đó khi hát trống quân đòi hỏi người hát phải có tài ứng đáp nhanh trí… song bao giờ cũng luôn giữ thái độ phong nhã.
Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Mọi người thường hát trống quân vào những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Họ hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm.
Tuy nhiên hiện nay hoạt động này đang dần bị mai một theo thời gian, chỉ diễn ra ở một số địa phương nhất định, đặc biệt là các tỉnh ở phía Bắc.
Tham Gia Các Chương Trình Âm Nhạc, Hài Kịch
Các chương trình âm nhạc, hài kịch trong đêm Trung thu không chỉ là cơ hội để thưởng thức âm nhạc, mà còn là dịp để mọi người hòa mình vào không gian nghệ thuật, tạo nên sự gắn kết và niềm tự hào về văn hóa truyền thống.
Những chương trình vô cùng phong phú và sáng tạo, bao gồm: hóa thân thành chị Hằng, chú Cuội, múa Trung thu, biểu diễn các bài hát Trung thu và nhảy dân vũ.
Bên cạnh đó, không thể thiếu các tiết mục nghệ thuật và hài kịch từ các em nhỏ. Thường những buổi trình diễn này sẽ được tổ chức tại các trường học, cho phép trẻ tự do thể hiện sự sáng tạo và tài năng của mình thông qua ca hát và diễn xuất.
Làm Đồ Chơi Trung thu
Bên cạnh việc chọn mua tại cửa hàng thì tự tay mình chuẩn bị và làm những món đồ chơi Trung thu sẽ khiến ngày lễ này trở nên ý nghĩa hơn. Hình ảnh các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần, vui vẻ làm những chiếc đèn ông sao, đèn lồng bằng vỏ lon… thật đẹp trong ngày hội trăng rằm. Đây là hoạt động gắn kết tình cảm gia đình và tôn vinh giá trị nhân văn đầy ý nghĩa của ngày Tết này.
Hy vọng qua bài viết này của bTaskee sẽ giúp bạn biết thêm về những hoạt động bổ ích, ý nghĩa để có thể thực hiện cùng bé trong ngày Tết Trung thu. Đừng quên theo dõi bTaskee để cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị nhé!