Bỏng nước sôi là một trong những tai nạn thường gặp đối với trẻ nhỏ. Nếu không được sơ cứu đúng cách có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, lâu lành và để lại sẹo. Hôm nay – bTaskee sẽ chia sẻ cho các bạn cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi đúng cách nhất.
Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi
Trong mọi trường hợp khi trẻ bị bỏng đều cần phải sơ cứu ban đầu đúng cách để vết thương không bị nhiễm trùng hoặc các biến chứng nặng hơn.
Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng như sau:
- Nhanh chóng đưa vết bỏng của trẻ dưới vòi nước lạnh hoặc ngâm trong chậu nước lạnh. Điều này sẽ giúp giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm độ sâu của vết thương và hạn chế vết thương lan rộng ra.
- Phụ huynh không nên dùng nước đá lạnh để làm mát vết thương của trẻ vì có thể gây tổn thương da.
- Bên cạnh đó không nên bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng mà chỉ nên sử dụng thuốc xịt bỏng xịt lên vết thương cho trẻ.
- Sau đó phụ huynh dùng băng gạc hoặc vải mỏng băng nhẹ che phủ vết bỏng tránh tổn thương và nhiễm trùng. Tuyệt đối không băng quá chặt sẽ khiến vết bỏng nặng hơn.
- Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo trẻ sẽ khiến bị lột da vùng bỏng, nên dùng kéo cắt phần quần áo chỗ bị bỏng để tránh quần áo dính chặt vào vết bỏng.
- Nên tháo bỏ các vật tư trang cá nhân của trẻ như đồng hồ, lắc tay, lắc chân,.. để tránh cho vết bỏng bị sưng.
- Phụ huynh cố động viên, trấn an trẻ.
- Cuối cùng thì phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu bạn không có thời gian, kinh nghiệm chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ Trông Trẻ Tại Nhà Theo Giờ của bTaskee. Chỉ với 60 giây bạn sẽ có bảo mẫu giữ trẻ theo giờ tại nhà có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.
Tải app bTaskee tại đây!
Cách phòng tránh bỏng ở trẻ
- Để những vật dụng dễ gây bỏng như: phích nước sôi, bao diêm, hộp quẹt, hóa chất,… tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Hạn chế cho trẻ chơi đùa ở khu vực bếp núc.
- Không nên bế, chơi đùa với trẻ khi đang ăn các loại thức ăn nóng.
- Đối với các trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được thì cần phải luôn có người trông giữ, chăm sóc.
- Đối với các trẻ lớn thì cần giáo dục về mức độ nguy hiểm của các vật dụng trong nhà và cách sử dụng các vật dụng đó an toàn.
Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ bị viêm họng một cách tốt hơn.
Nếu bạn không có thời gian chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ Trông Trẻ Tại Nhà Theo Giờ của bTaskee.
Những câu hỏi thường gặp
Có sơ cứu vết bỏng bằng kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá được không?
- Có sơ cứu vết bỏng bằng kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá được không?
Khi bôi kem đánh răng, dầu cá, mỡ trăn lên vết bỏng thì nó không có tác dụng hạ nhiệt cho vết bỏng mà nó chỉ có cảm giác vết bỏng đỡ rát . Vì thế chỉ nên dùng nước lạnh, thuốc xịt bỏng để sơ cứu vết thương.
- Trẻ bị bỏng nên hạn chế ăn gì?
Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, socola, nước có gas,… vì đường làm chậm quá trình tự chữa lành của mô và khiến vết thương bị sưng viêm.
- Bảo mẫu trông trẻ tại nhà theo giờ của btaskee có nhiều kinh nghiệm không?
Bảo mẫu giữ trẻ của bTaskee là những người có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong việc trông giữ trẻ vì thế họ có thể đưa ra những phương pháp giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất trong các tình huống khẩn cấp ví dụ như khi trẻ bị bỏng, ọc sữa, bị té,…
- Bảo mẫu trông trẻ tại nhà của bTaskee sẽ làm những công việc gì?
Bạn có thể tham khảo chi tiết công việc mà bảo mẫu trông trẻ của bTaskee sẽ lại tay đây. https://www.btaskee.com/kinh-nghiem-hay/bao-mau-cham-soc-tre-theo-gio-cua-btaskee-se-lam-nhung-gi/
Ngoài cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng như trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách chăm sóc trẻ sau:
- Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà Đúng Cách
- Cách Chăm Sóc Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà Đúng Cách
- Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa đúng cách nhất
Chú thích hình ảnh:
- (1): wikiHow
- (2): Healthline
- (3): Kingwood247er