Khổ qua (mướp đắng) là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích không chỉ vì hương vị đặc trưng mà còn bởi vì những công dụng sức khỏe thần kỳ mà loại quả này đem lại. Cùng bTaskee tìm hiểu về những công dụng và lưu ý khi dùng khổ qua tại bài viết này nhé!
Đặc điểm, nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của khổ qua
Đặc điểm, nguồn gốc
Khổ qua (mướp đắng) là một loại thực vật thân leo thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Khổ qua là cây bản địa ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng chưa xác định được nguồn gốc bắt đầu từ nước nào.Ở Việt Nam cây được trồng rộng khắp mọi miền từ đồng bằng, trung du, đến các tỉnh miền núi phía Bắc.
Thân cây mọng nước, có lông và có thể dài đến 20m. Từ thân cây phát triển ra nhiều nhánh nhỏ và các tua cuốn. Lá mướp đắng có màu xanh, thường xẻ thành 5-7 thùy đều nhau, phần rìa hình răng cưa. Lá cây mọc đơn, so le nhau và được mọc ra từ thân dây chính và các nhánh.
Hoa mướp đắng có màu vàng, cuống dài, mọc đơn độc ở nách lá, trên nách có hoa đực và hoa cái mọc cùng một gốc. Sau một thời gian hoa đực sẽ héo và rụng xuống còn hoa cái sẽ thụ phấn và đậu quả.
Quả mướp đắng có hình thon dài, to, đây là loại trái cây có vị đắng nhất. Mặt ngoài của mướp đắng nhẵn có những nốt u màu xanh. Khi quả còn nhỏ có màu xanh đậm, quả già chuyển sang màu vàng và héo dần.
Bên trong quả chứa nhiều hạt những hạt này có hình dáng tròn và dẹt. Những hạt mẩy tròn đều người ta còn sử dụng để làm hạt giống.
Quả mướp đắng có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc đem đi chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
Thành phần dinh dưỡng
Khổ qua là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, trung bình trong 100g khổ qua chứa:
- Năng lượng: 21kcal
- Chất xơ: 2.1g
- Sắt: 0.77mg
- Vitamin C: 89,4 mg
- Vitamin A: 426 IU
Ăn khổ qua có tác dụng gì? Mách bạn 5 công dụng thần kỳ của khổ qua.
Điều trị bệnh tiểu đường
Nhờ có dược tính mạnh, khổ qua từ lâu đã được những người dân bản địa khắp châu Á sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường.
Thực tế, một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 24 người lớn mắc bệnh tiểu đường cho thấy rằng dùng 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1c.
Ngoài ra, khổ qua đã được chứng minh có tác dụng cải thiện cách thức sử dụng đường trong các mô của bạn và thúc đẩy quá trình tiết insulin, hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chống ung thư
Khổ qua chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào.
Cụ thể, nghiên cứu của NCBI đã chứng minh rằng chiết xuất mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng chiết xuất mướp đắng có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư vú. Đặc biệt, trong một số trường hợp nó còn giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
Giảm lượng cholesterol trong máu
Mức độ cholesterol cao có thể gây ra mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch, buộc trái tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu; do đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu trên chuột theo chế độ ăn kiêng nhiều cholesterol cho thấy rằng việc sử dụng chiết xuất mướp đắng đã làm giảm đáng kể mức cholesterol LDL “xấu” và một lượng lớn chất béo trung tính nạp vào cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân
Khổ qua chứa một lượng lớn chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu. Hơn thế nữa, loại thực phẩm này lại chứa rất ít calo. Do đó, khổ qua xứng đáng được bổ sung vào thực thực đơn ăn kiêng.
Một nghiên cứu của NCBI cho thấy rằng việc tiêu thụ một viên nang chứa 4,8 gam khổ qua mỗi ngày giúp giảm đáng kể mỡ bụng.
Những người tham gia thí nghiệm đã giảm trung bình 0,5 inch (1,3 cm) từ vòng eo của họ sau bảy tuần.
Tương tự, một nghiên cứu khác đã chứng minh theo chế độ ăn có bổ sung mướp đắng giúp giảm trọng lượng cơ thể đáng kể.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Phòng ngừa và điều trị sỏi thận
Khổ qua giúp loại bỏ sỏi thận nhờ các hợp chất có trong loại thực phẩm này có thể phá vỡ chúng một cách tự nhiên. Ngoài ra, khổ qua còn làm giảm nồng độ axit giúp tạo ra sỏi thận gây đau đớn.
Do đó, nếu đang bị sỏi thận kích thước nhỏ, bạn có thể hòa bột mướp đắng với nước ấm để tạo thành một loại trà có lợi cho sức khỏe của bạn. Loại trà này có hương vị hấp dẫn mà bạn không cần phải làm ngọt nhé.
Những lưu ý khi dùng
Không nên ăn hạt khổ qua
Trong hạt mướp đắng chứa vicine – một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism). Nếu ăn nhầm hạt mướp đắng, sẽ mắc phải các triệu chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Vì vậy khi sơ chế khổ qua, nên cạo sạch phần ruột và hạt. Nếu bạn không có nhiều thời gian và kinh nghiệm để chọn và sơ chế khổ qua đúng cách, bạn có thể tham khảo dịch vụ đi chợ hộ của bTaskee. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, bạn và gia đình đã có ngay những món ăn thơm ngon và an toàn.
Không nên ăn quá nhiều khổ qua
Trong khổ qua chứa nhiều axit oxalic, nếu ăn quá nhiều khổ qua sẽ gây hại cho đường tiêu hóa. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn ít hơn 2 quả khổ qua trong 1 ngày và không ăn quá 4 ngày trong tuần.
Những người nên hạn chế dùng khổ qua
- Người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết: Như đã đề cập ở trên khổ qua có thể giảm đường huyết, thanh nhiệt. Thế nhưng đối với những người mắc bệnh huyết áp thấp, hạ đường huyết nếu ăn khổ qua sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Những người bị thiếu canxi: Hợp chất axit oxalic trong khổ qua sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi. Do đó, người bình thường trước khi ăn nên luộc khổ qua trước để loại bỏ bớt axit oxalic. Còn đối với những người bị thiếu canxi thì nên tránh hoặc hạn chế ăn khổ qua.
- Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu: Khổ qua có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm sẩy thai hoặc sinh non.
- Người bị bệnh thiếu men (enzym) G6PD
Đây là căn bệnh di truyền do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate để giúp tế bào hồng cầu hoạt động như bình thường. Người bệnh nếu ăn khổ qua có thể bị thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê.
Một số thực phẩm không nên kết hợp cùng khổ qua
- Tôm: Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, sẽ tạo thành Asen (dạng thạch tín). Thạch tín là 1 loại chất độc cực nguy hiểm cho sức khỏe con người.
- Trà xanh: Ăn cơm xong uống trà là thói quen của người Việt Nam. Tuy nhiên nếu uống trà sau khi vừa ăn mướp đắng thì sẽ gây tổn hại đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Do đó, sau khi ăn mướp đắng khoảng 1 tiếng bạn mới nên uống trà xanh bạn nhé!
- Sườn heo chiên: Khổ qua và sườn heo chiên khi kết hợp vào cơ thể tạo ra hợp chất Canxi Oxalate, nó ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn.
- Măng cụt: khi 2 loại quả này cùng vào cơ thể sẽ khiến làm chậm hoặc ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách nhau tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác nhé bạn.
>>> Món ngon phổ biến từ khổ qua:
- Cách Làm Khổ Qua Xào Trứng Thơm Ngon, Không Bị Đắng
- Cách Nấu Canh Khổ Qua Nhồi Thịt Không Đắng Thơm Ngon
Cách chọn, bảo quản khổ qua đúng chuẩn, tươi lâu
Cách chọn khổ qua:
Chọn quả khổ qua có kích thước vừa phải, thon dài, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti. Lớp vỏ màu xanh nhạt, căng sáng và không bị dập nát.
– Không nên mua những trái khổ qua màu xanh đậm, phần thân phình to vì rất có thể chúng đã được bón nhiều đạm và chất kích thích.
– Vì trái khổ qua rất dễ hấp thụ những chất độc trong đất nên hãy chọn mua khổ qua ở những nơi uy tín và có nguồn gốc rõ ràng.
Cách bảo quản khổ qua:
Rửa sạch khổ qua, để ráo nước và lau khô bề mặt vỏ. Tiếp theo dùng giấy báo gói từng trái khổ qua rồi cho vào túi kín.
Sau đó, bạn buộc chặt miệng túi và cho khổ qua vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Cách làm này sẽ giúp trái khổ qua tươi xanh trong 4-5 ngày đấy bạn.
>>> Tìm hiểu chi tiết Cách Bảo Quản Khổ Qua Tươi Cả Tháng Trong Tủ Lạnh.
Câu hỏi thường gặp
- Một ngày nên ăn bao nhiêu khổ qua?
Theo các chuyên gia khuyến cáo, mỗi tuần bạn nên ăn khoảng 4 bữa khổ qua và mỗi lần không dùng quá 2 trái.
- Ăn khổ qua hằng ngày có tác dụng gì?
Trái khổ qua có nhiều tác dụng đối với sức khỏe: giúp ngăn ngừa ung thư, điều trị tiểu đường, giảm cân an toàn, phòng ngừa sỏi thận,…
Tìm hiểu thêm thông tin dinh dưỡng rau củ quả:
- Khoai Tây: Giá Trị Dinh Dưỡng Và Công Dụng Cho Sức Khỏe
- Kỷ Tử Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Và Lưu Ý Khi Dùng Ít Ai Biết
- 4 Tác Dụng Của Lá Lốt Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Hình ảnh: Canva