Cây kim ngân hoa từ lâu đã được nhiều gia chủ chọn lựa trồng với mục đích làm cảnh. Tuy nhiên, ngoài công dụng làm cảnh, kim ngân hoa còn được xem như là 1 loại “thần dược” đối với sức khỏe. bTaskee sẽ cùng bạn tìm hiểu kim ngân hoa có tác dụng gì ngay dưới bài viết này.
Giới thiệu về kim ngân hoa
Đặc điểm
Cây kim ngân hoa còn được biết đến với tên gọi khác là cây nhẫn đông, thuộc họ cơm cháy với danh pháp khoa học là Caprifoliaceae. Với dòng dõi cây leo thân quấn, cành non được bao phủ bằng lớp lông, có vân và có màu sắc hơi đỏ.
Lá của cây kim ngân hoa mọc theo đối, hình mũi mác, cụm hoa mọc ở tận cùng kẽ các lá thành xim hai hoa. Vì có ý nghĩa phong thủy cực kỳ tốt nên loại cây này được nhiều gia chủ ưa chuộng lựa chọn và trồng trong khuôn viên nhà mình với mong muốn thu hút tài lòng, vượng khí.
Thành phần hóa học
Ngoài mục đích trồng cây kim ngân hoa làm cảnh, đây còn được xem như 1 loại “thần dược” vì mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lý giải cho điều này là do thành phần hóa học chứa trong kim ngân hoa rất đa dạng và phong phú. Có thể kể đến như:
- Nhóm Flavonoid: Luteolin, luteolin-7-glucoside.
- Tinh dầu: α-pinen, hex-1-en, hex-3-en-1-ol, cis và trans-2-methyl-2-vinyl-5 (α-hydroxy isopropyl)-tetrahydrofuran, geraniol, α-terpineol, alcol β-phenyl ethylic, carvacrol, eugenol, linalool, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-hydroxy tetra hydrydropyran.
- Acid chlorogenic với hàm lượng 6%
>>> Tham khảo thêm: Tất Tần Tật Về Cách Chăm Sóc Cây Kim Ngân Tại Nhà
Các tác dụng tiêu biểu của kim ngân hoa
Hạ đường huyết
Tác dụng của cây kim ngân đối với sức khỏe, đầu tiên phải kể đến giúp hạ đường huyết cơ thể. Trong kim ngân hoa có chứa một số hợp chất flavonoid, terpenoid và saponin có tác dụng đối với thụ thể insulin và chuyển hóa glucozo trong cơ thể.
Khi bạn sử dụng kim ngân hoa, cơ thể hấp thụ glucose một cách dễ dàng và chuyển hóa thành năng lượng. Hơn nữa còn làm giảm sự tiết glucose trong gan. Hình thành lớp bảo vệ ngăn sự hấp thụ glucose từ đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Thanh nhiệt giải độc
Tác dụng của kim ngân hoa đối với cơ thể còn giúp thanh nhiệt và giải độc. Nghiên cứu chỉ ra rằng, kim ngân hoa có tính mát, hỗ trợ đắc lực cho gan trong việc làm mát gan, giải độc gan, thanh mát cơ thể. Tuy nhiên, cần sử dụng kim ngân hoa đúng cách và đúng liều lượng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Giúp giảm đau, chống co giật
Kim ngân hoa có tác dụng gì? Hợp chất flavonoid, saponin và terpenoid có trong kim ngân hoa có tác dụng giúp giảm đau, chống lại các cơn co giật hiệu quả. Flavonoid hỗ trợ giảm viêm và giảm đau bằng việc ức chế sự phát triển của các yếu tố viêm và các tế bào tăng sinh.
Hợp chất terpenoid giúp chống co giật bằng cách giảm sự co thắt của cơ và giảm áp lực của hệ tuần hoàn máu. Hợp chất saponin giảm sự kích thích của trung tâm thần kinh giúp giảm các cơn đau hiệu quả.
>>>Có thể bạn quan tâm: Các Loại Cây Cảnh Trong Nhà Đẹp Và Tốt Cho Sức Khỏe
Giảm lo lắng, căng thẳng
Ngoài tác dụng giúp giảm đau, chống co giật hợp chất flavonoid, saponin kết hợp cùng polyphenol hoa kim ngân có tác dụng giúp giảm lo lắng, căng thẳng do tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và các tế bào não.
Ngoài ra, bằng việc kích thích sản xuất các hormone giảm stress như: Serotonin và dopamin. Từ đó giúp người sử dụng giảm sự kích động và cải thiện tâm trạng tốt hơn.
Nếu bạn quá bận bịu với công việc hàng ngày mà không có thời gian dọn dẹp nhà cửa. Đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ của bTaskee. Các Chị Ong Cam sẽ biến không gian nhà bạn trở nên sạch sẽ, gọn gàng đảm bảo cho bạn và gia đình có không gian sống thoải mái nhất.
Tải app bTaskee ngay để trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích!
Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa
Lợi ích đối với sức khỏe cuối cùng mà tác dụng của cây kim ngân hoa mang lại đó là có khả năng điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa. 3 hợp chất bao gồm flavonoid, terpenoid và saponin có trong kim ngân hoa có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả.
Ngoài ra, với khả năng giúp giảm viêm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn nhọt. Bạn cũng có thể sử dụng kim ngân hoa đúng liều lượng để giảm các hệ quả và trì hoãn sự phát triển của các nốt mụn nhọt xuất hiện trên cơ thể.
Tác hại khi sử dụng kim ngân hoa quá liều
Công dụng của kim ngân hoa chỉ hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách và liều lượng cho phép. Dưới đây là một số tác hại khi sử dụng kim ngân hoa quá liều:
- Cơ thể xuất hiện tình trạng dị ứng, ngứa, phát ban, da nổi mẩn đỏ
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn, tiêu chảy
- Huyết áp tăng cao bất thường
- Suy giảm chức năng gan và thận
- Xuất hiện hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu thậm chí khó thở
Câu hỏi thường gặp
- Phụ nữ mang thai có được sử dụng kim ngân hoa không?
Chuyên gia y tế khuyến cáo, trong thời gian mang thai phụ nữ không nên tự ý sử dụng kim ngân hoa để chữa bệnh. Cách dùng và liều lượng dùng kim ngân hoa đối với tùy từng bệnh phải được sự cho phép của bác sĩ.
Một số hệ quả nguy hiểm khi dùng kim ngân hoa sai cách trong khi mang thai có thể kể đến như: Co thắt dạ con, tăng nguy cơ sảy thai, nguy cơ vỡ tủy và một số vấn đề tim mạch của thai nhi. - Những đối tượng nào không nên sử dụng kim ngân hoa?
– Người bị tiểu đường
– Người bị rối loạn tiêu hóa
– Người bị bệnh về tim mạch
– Người bị dị ứng với kim ngân hoa
– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
Qua nội dung mà bTaskee vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về kim ngân hoa và hiểu rõ được kim ngân hoa có tác dụng gì. Đừng quên theo dõi bTaskee để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích và các mẹo vặt thú vị khác nhé.
Hình ảnh: Sưu tầm
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cây Cảnh Văn Phòng Dễ Chăm Sóc, Tốt Cho Sức Khỏe
- Cây Lọc Không Khí Cho Nhà Thêm Xanh, Thêm Thoáng Mát
- 27 Cây Trồng Trong Nước Dễ Chăm Trang Trí Trong Nhà