Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chuyển Nhà Tiết Kiệm, Tối Ưu, Hiệu Quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
kinh nghiệm chuyển nhà
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bạn có bao giờ cảm thấy áp lực khi phải đối mặt với núi đồ đạc cần di chuyển hay lo lắng về chi phí phát sinh không?

Bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyển nhà tiết kiệm và tối ưu nhất, giúp bạn vượt qua mọi thách thức một cách dễ dàng. Cũng như cân nhắc đến dịch chuyển nhà trọn gói của bTaskee – giải pháp hàng đầu cho mọi gia đình.

4 Bước Lập Kế Hoạch Chi Tiết Trước Khi Chuyển Nhà (3-4 Tuần Trước Khi Chuyển)

Bước 1: Xác Định Thời Điểm Chuyển Nhà Phù Hợp

Việc chọn đúng thời điểm chuyển nhà không chỉ giúp tối ưu chi phí mà còn giảm thiểu nhiều rủi ro không đáng có. Khi lựa chọn ngày chuyển nhà, bạn cần cân nhắc 5 yếu tố sau:

  1. Thời tiết: Tránh những ngày mưa bão, nắng nóng gay gắt. Thời tiết ôn hòa sẽ giúp quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi hơn.
  2. Mùa vụ: Tháng 5-7 và tháng 9-10 thường là mùa cao điểm chuyển nhà, giá cả các dịch vụ có thể cao hơn. Nếu có thể, hãy chọn thời điểm trái mùa để tiết kiệm chi phí.
  3. Ngày trong tuần: Các ngày giữa tuần (thứ 2-5) thường có giá dịch vụ thấp hơn cuối tuần. Nhiều công ty chuyển nhà giảm giá vào những ngày này.
  4. Tránh ngày lễ, Tết: Không nên chuyển nhà vào các dịp lễ lớn vì giá cả thường tăng cao, trong khi nguồn lực lại hạn chế.
  5. Giờ hoàng đạo: Nếu bạn quan tâm đến yếu tố phong thủy, việc chọn giờ hoàng đạo phù hợp với tuổi chủ nhà cũng là điều nên cân nhắc. Bạn có thể xem qua bài viết về cách xem ngày tốt chuyển nhà nhập trạch chuẩn phong thủy mà bTaskee đã chia sẻ trước đó.
Bước 1 là cần chọn thời điểm chuyển nhà phù hợp.
Bước 1 là cần chọn thời điểm chuyển nhà phù hợp.

Bước 2: Lập Danh Sách Và Phân Loại Đồ Đạc Cần Vận Chuyển

Bạn hãy tạo checklist chi tiết vì điều này sẽ giúp bạn không bỏ sót bất kỳ món đồ quan trọng nào, đồng thời nhận diện những vật dụng không cần thiết để giảm khối lượng vận chuyển.

Có những cách phân loại đồ đạc hiệu quả như sau:

Phân loại theo phòng:

  • Phòng khách: Sofa, bàn, kệ TV, đồ trang trí…
  • Phòng ngủ: Giường, tủ quần áo, bàn trang điểm…
  • Nhà bếp: Tủ lạnh, bếp, nồi chảo, đồ dùng nhà bếp…
  • Phòng tắm: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, khăn tắm…

Phân loại theo tần suất sử dụng:

  • Đồ dùng hàng ngày: Cần đóng gói riêng và mở đầu tiên khi đến nhà mới
  • Đồ dùng thường xuyên: Ưu tiên đóng gói sau đồ dùng hàng ngày
  • Đồ dùng không thường xuyên: Cân nhắc có nên mang theo hay không hay thanh lý trước khi chuyển nhà.

Phân loại theo giá trị:

  • Đồ có giá trị cao: Tài liệu quan trọng, trang sức, thiết bị điện tử…
  • Đồ dễ vỡ: Đồ thủy tinh, gốm sứ, thiết bị điện tử…
  • Đồ cồng kềnh, nặng: Tủ lạnh, máy giặt, giường, tủ…

Lời khuyên từ bTaskee: Bạn cũng có thể cân nhắc áp dụng nguyên tắc “3R” (Reduce – Reuse – Recycle) khi phân loại đồ đạc.

Đây là cơ hội tốt để bạn loại bỏ những món đồ không cần thiết, bán hoặc tặng lại những món còn sử dụng được, cũng như tái chế những món không dùng được nữa.

Bước 2 là lập danh sách và phân loại đồ đạc cần vận chuyển.
Bước 2 là lập danh sách và phân loại đồ đạc cần vận chuyển.

Bước 3: Lập Ngân Sách Và Tính Toán Chi Phí Vận Chuyển

Kế đến là hãy lập ngân sách chi tiết và tính toán ước lượng mọi loại chi phí khi chuyển nhà, để kiểm soát và tránh những khoản phát sinh không đáng có.

Cụ thể 5 khoản chính như sau:

  1. Vật liệu đóng gói: Thùng carton, băng keo, giấy báo, túi bọc khí, dây buộc…
  2. Thuê xe vận chuyển: Tùy thuộc vào khối lượng đồ đạc và quãng đường
  3. Nhân công bốc vác: Chi phí thuê người đóng gói, bốc xếp, vận chuyển
  4. Phí dịch vụ chuyên nghiệp: Nếu bạn thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói
  5. Chi phí phát sinh: Phí đỗ xe, phí cầu đường, chi phí ăn uống…

5 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển có thể là:

  1. Khối lượng và số lượng đồ đạc
  2. Quãng đường vận chuyển
  3. Tầng lầu (có thang máy hay không), hoặc có trong hẻm hay không
  4. Thời điểm chuyển (mùa cao điểm hay thấp điểm)
  5. Dịch vụ kèm theo (đóng gói, tháo lắp, bảo hiểm…)

Mẹo tiết kiệm ngân sách từ bTaskee:

  • Tận dụng vật liệu đóng gói miễn phí như hộp carton từ siêu thị, giấy báo cũ.
  • So sánh giá của ít nhất 3 đơn vị cung cấp dịch vụ
  • Chọn ngày giữa tuần và tránh mùa cao điểm
  • Đóng gói đồ đạc tự tay để tiết kiệm chi phí nhân công
  • Bán hoặc tặng những đồ không cần thiết thay vì vận chuyển.
Bước 3 là lên kế hoạch ngân sách khi chuyển nhà.
Bước 3 là lên kế hoạch ngân sách khi chuyển nhà.

Bước 4: Quyết Định Phương Án Vận Chuyển: Tự Làm Hay Thuê Dịch Vụ?

Đây là quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và trải nghiệm chuyển nhà của bạn. Mỗi phương án đều có ưu nhược điểm riêng.

Bạn có thể tham khảo bảng so sánh bên dưới:

Tiêu chíTự chuyển nhà
Ưu điểmTiết kiệm chi phí, chủ động thời gian, kiểm soát được quá trình đóng gói và vận chuyển.Chuyên nghiệp, an toàn, tiết kiệm thời gian và công sức, có bảo hiểm đồ đạc.
Nhược điểmTốn nhiều công sức, thiếu chuyên môn, rủi ro cao hơn, không có bảo hiểm.Chi phí cao hơn
Điều kiện thích hợp– Khối lượng đồ đạc ít
– Quãng đường gần
– Ngân sách hạn hẹp
– Có đủ thời gian và nguồn lực (bạn bè, người thân hỗ trợ)
– Khối lượng đồ đạc nhiều
– Có đồ đạc giá trị cao hoặc dễ vỡ
– Quãng đường xa-
Thời gian gấp rút
– Không có người hỗ trợ

Tuy nhiên, nếu quyết định thuê dịch vụ, bạn cần kiểm tra kỹ các yếu tố sau:

  • Uy tín của công ty (đánh giá từ người dùng, thời gian hoạt động, giấy phép kinh doanh)
  • Tính minh bạch về giá cả (báo giá chi tiết, không phí ẩn)
  • Chính sách bảo hiểm đồ đạc
  • Cam kết về thời gian
  • Dịch vụ hậu mãi và chính sách giải quyết khiếu nại
Cuối cùng là quyết định giữa việc tự chuyển nhà hay thuê dịch vụ chuyên nghiệp.
Cuối cùng là quyết định giữa việc tự chuyển nhà hay thuê dịch vụ chuyên nghiệp.

Hướng Dẫn Đóng Gói Đồ Đạc Thông Minh, Tiết Kiệm Và Nhanh Gọn Nhất

Lựa Chọn Vật Liệu Đóng Gói Đúng Cách

Sử dụng vật liệu đóng gói phù hợp không chỉ bảo vệ đồ đạc mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể:

  • Thùng carton: Tận dụng thùng carton miễn phí từ siêu thị, cửa hàng điện máy. Chọn thùng còn chắc chắn, không ẩm mốc.
  • Giấy báo cũ: Lý tưởng để bọc đồ dễ vỡ như bát đĩa, ly thủy tinh. Vừa miễn phí, vừa thân thiện với môi trường.
  • Túi hút chân không: Đầu tư mua túi hút chân không để đóng gói/nén quần áo, chăn màn, giúp tiết kiệm tới 75% không gian.
  • Màng bọc khí (xốp hơi): Dùng cho đồ điện tử, đồ dễ vỡ. Nếu không có, có thể thay thế bằng quần áo mềm, khăn tắm.
  • Băng keo chuyên dụng: Băng keo nâu dùng cho thùng carton, băng keo trong suốt cho hộp nhựa, băng keo vải cho đồ nặng.

Kỹ Thuật Đóng Gói Hiệu Quả, Chuyên Nghiệp

Áp dụng những kỹ thuật đóng gói sau để tiết kiệm không gian và bảo vệ đồ đạc tối ưu:

Nguyên tắc đóng gói quần áo:

  • Dùng phương pháp cuộn thay vì gấp để tiết kiệm không gian
  • Sử dụng túi hút chân không cho áo khoác, chăn màn cồng kềnh
  • Để nguyên quần áo treo trong tủ, chỉ cần bọc bằng túi rác lớn.

Đóng gói đồ dễ vỡ:

  • Bọc từng món riêng biệt bằng giấy báo/xốp
  • Đặt đồ dễ vỡ ở giữa thùng, xung quanh là đồ mềm làm đệm
  • Đánh dấu “Dễ vỡ – Cẩn thận” trên thùng.

Kỹ thuật lấp đầy khoảng trống:

  • Sử dụng vớ, khăn tay để lấp đầy khoảng trống trong thùng
  • Nhét đồ nhỏ vào trong giày, nồi, bình để tận dụng không gian

Cách ghi và dán nhãn:

  • Đánh số thùng và lập danh sách đồ đạc trong mỗi thùng
  • Ghi rõ phòng đến (ví dụ: Phòng ngủ 1, Nhà bếp…)
  • Sử dụng mã màu cho từng phòng để dễ nhận biết.

Cách đóng gói đồ đạc lớn và khó vận chuyển

Những món đồ lớn cần được xử lý đặc biệt để đảm bảo an toàn và tiết kiệm không gian:

Tủ, kệ, bàn ghế:

  1. Tháo rời các bộ phận có thể tháo rời
  2. Bọc riêng từng bộ phận, đánh số và chụp ảnh quá trình tháo lắp
  3. Bọc kỹ các góc cạnh sắc nhọn bằng xốp/bìa carton

Giường, nệm:

  1. Dùng túi đựng nệm chuyên dụng hoặc màng bọc PE
  2. Đối với giường, tháo rời khung và bọc riêng từng bộ phận
  3. Cố định ốc vít vào túi nhỏ và dán vào bộ phận tương ứng.

Tủ lạnh, máy giặt:

  1. Rút phích cắm ít nhất 24 giờ trước khi vận chuyển
  2. Làm sạch, lau khô và buộc chặt cửa khi vận chuyển
  3. Giữ tủ lạnh thẳng đứng trong quá trình vận chuyển.

Tivi, màn hình:

  1. Tốt nhất là giữ lại hộp đóng gói gốc
  2. Nếu không có, bọc kỹ bằng mền/chăn và cố định bằng băng keo
  3. Vận chuyển riêng, không xếp chồng đồ vật khác lên trên
Hãy phân loại, chia nhỏ và bao bọc đóng gói cẩn thận trước khi vận chuyển.
Hãy phân loại, chia nhỏ và bao bọc đóng gói cẩn thận trước khi vận chuyển.

Hướng Dẫn Thực Hiện Quá Trình Vận Chuyển Sao Cho Giảm Thiểu Thiệt Hại Và Rủi Ro Nhất

Để quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm chi phí, bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

1/ Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp:

  • Cho lượng đồ ít: Thuê xe ba gác hoặc xe tải nhỏ 500kg – 1 tấn
  • Cho căn hộ 1-2 phòng ngủ: Xe tải 1.5 – 2.5 tấn
  • Cho nhà lớn: Xe tải 3.5 tấn trở lên
  • Tính toán số chuyến hợp lý để tiết kiệm chi phí xăng dầu và thời gian

2/ Lên lịch trình vận chuyển:

  • Khảo sát trước tuyến đường để tránh đường cấm, đường một chiều
  • Kiểm tra giờ cấm tải (nếu có) tại khu vực nhà mới và nhà cũ
  • Xác định trước vị trí đỗ xe và phương án bốc dỡ hàng

3/ Nguyên tắc sắp xếp khoa học:

  • Nặng dưới, nhẹ trên: Đảm bảo cân bằng trọng tâm và tránh làm hỏng đồ đạc bên dưới.
  • Cồng kềnh trước, nhỏ gọn sau: Tận dụng không gian và dễ dàng bốc dỡ.

4/ Sử dụng dây chằng buộc hợp lý:

  • Cố định đồ đạc lớn vào thành xe bằng dây thừng chắc chắn
  • Tạo nhiều điểm neo để phân tán lực, tránh đồ bị đổ khi xe di chuyển

5/ Giám sát quá trình vận chuyển (trường hợp thuê xe vận chuyển)

Nếu thuê dịch vụ vận chuyển, bạn cần:

  • Theo dõi vị trí xe: Yêu cầu tài xế chia sẻ vị trí hoặc cập nhật tình hình thường xuyên.
  • Liên lạc thường xuyên với tài xế: Lưu số điện thoại và giữ liên lạc trong suốt quá trình.
  • Kiểm tra đồ đạc trước và sau khi vận chuyển: Chụp ảnh đồ đạc trước khi xếp lên xe và kiểm tra kỹ khi bốc dỡ.
  • Xác nhận bằng văn bản: Yêu cầu đơn vị vận chuyển ký xác nhận tình trạng đồ đạc

6/ Kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh

Khi gặp sự cố, bạn cần xử lý bình tĩnh và hiệu quả. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến:

Khi đồ vật bị hư hỏng, hãy chụp ảnh làm bằng chứng. Sau đó thông báo ngay cho đơn vị vận chuyển. Cuối cùng là kiểm tra chính sách bảo hiểm và yêu cầu bồi thường.

Khi đồ vật bị thất lạc: hãy kiểm tra lại danh sách đồ đạc, sau đó rà soát lại danh sách, cuối cùng là thông báo cho đơn vị vận chuyển và yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm.

Đối với đồ đạc dễ vỡ và đồ có giá trị: Hãy Vận chuyển riêng những đồ vật quý giá như trang sức, giấy tờ quan trọng. Giám sát trực tiếp quá trình bốc dỡ đồ dễ vỡ như TV, kính.

Cần giám sát và theo dõi quá trình vận chuyển một cách cẩn thận.
Cần giám sát và theo dõi quá trình vận chuyển một cách cẩn thận.

Sau Khi Về Nhà Mới Thì Nên Làm Gì Để Ổn Định Ngay?

Khi đã chuyển toàn bộ đồ đạc đến nhà mới, việc sắp xếp và ổn định cuộc sống mới cũng cần một kế hoạch rõ ràng.

Trong 16 công việc cần làm khi về nhà mới ở bài viết thủ tục về nhà mới bTaskee đã chia sẻ trước đó, có 2 bước quan trọng cơ bản sau để có thể ổn định ngay:

Bước 1: Sắp xếp đồ đạc theo nguyên tắc 5S

Áp dụng phương pháp 5S của Nhật Bản (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng) sẽ giúp bạn tổ chức không gian sống hiệu quả:

  • Phân vùng rõ ràng: Chia nhà thành các khu vực chức năng riêng biệt như khu vực sinh hoạt chung, không gian làm việc và nơi nghỉ ngơi. Mỗi khu vực nên có ranh giới rõ ràng để tránh xáo trộn công năng.
  • Ưu tiên sắp xếp những khu vực thiết yếu trước: Tập trung vào phòng ngủ và nhà bếp – nơi bạn cần sử dụng ngay từ đêm đầu tiên. Lắp đặt giường, tủ quần áo và các vật dụng nhà bếp cơ bản trước khi chuyển sang các khu vực khác.
  • Áp dụng nguyên tắc “một chạm”: Sắp xếp đồ đạc sao cho những vật dụng thường xuyên sử dụng luôn trong tầm với, giúp tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển.

Bước 2: Kiểm tra và bảo dưỡng nhà mới

Trước khi bắt đầu cuộc sống mới, bạn nên đảm bảo mọi thứ trong nhà đều hoạt động tốt, đó là:

  • Kiểm tra hệ thống điện và nước: Xác nhận tất cả ổ cắm, công tắc đèn, vòi nước đều hoạt động bình thường.
  • Vệ sinh toàn diện: Để có một khởi đầu thoải mái, bạn có thể liên hệ dịch vụ tổng vệ sinh của bTaskee. Dịch vụ này sẽ làm sạch từ trần nhà đến sàn, bao gồm cả những khu vực dễ bị bỏ qua như phía sau tủ lạnh hay các góc khuất.
  • Bảo dưỡng các thiết bị: Đối với các thiết bị như máy lạnh, máy giặt đã được chuyển từ nhà cũ sang, nên kiểm tra và vệ sinh kỹ lưỡng. bTaskee cũng có các dịch vụ vệ sinh máy lạnh, vệ sinh máy giặt giúp thiết bị hoạt động hiệu quả ngay từ đầu.
  • Làm sạch nệm, sofa và rèm cửa: Những vật dụng này thường tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Dịch vụ vệ sinh sofa-nệm-rèm sẽ giúp không gian sống của bạn không chỉ sạch sẽ mà còn đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra ở nhiều gia đình cũng thường cúng nhập trạch để cầu mong sự bình an và may mắn cho ngôi nhà mới. Bạn có thể thực hiện nghi lễ đơn giản với mâm cỗ chay hoặc mặn tùy theo phong tục địa phương và tín ngưỡng gia đình.

Bạn có thể xem chi tiết tại bài viết:

Nhập Trạch Là Gì? Cần Chuẩn Bị Gì Cho Thủ Tục Nhập Trạch Nhà Mới?

Hãy thực hiện những điều quan trọng khi về nhà mới để ổn định ngay.
Hãy thực hiện những điều quan trọng khi về nhà mới để ổn định ngay.

Giới Thiệu Về Dịch Vụ Chuyển Nhà Trọn Gói bTaskee

Nếu bạn muốn giảm bớt áp lực và đảm bảo quá trình chuyển nhà diễn ra suôn sẻ, dịch vụ chuyển nhà trọn gói của bTaskee là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Với 9 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ gia đình, bTaskee mang đến nhiều ưu điểm vượt trội so với các dịch vụ chuyển nhà truyền thống:

  • Đặt lịch qua app, dịch vụ trọn gói 100%: Từ phân loại, tháo dỡ, đóng gói đồ đạc cho đến vận chuyển, sắp xếp và dọn dẹp nơi đến, nơi đi – tất cả đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp của bTaskee. Bạn hoàn toàn không cần tốn công sức, chỉ việc theo dõi và kiểm tra kết quả.
  • Không cần khảo sát trực tiếp: Khác biệt lớn nhất so với dịch vụ truyền thống, bTaskee không yêu cầu khảo sát trực tiếp hay ký hợp đồng phức tạp. Mọi thông tin và điều khoản đều được tích hợp trên ứng dụng, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Người dùng chỉ cần đặt lịch trước 24 giờ thay vì 72 giờ như thông thường.
  • Giá cả minh bạch: Toàn bộ chi phí được hiển thị rõ ràng ngay từ bước đầu đặt dịch vụ trên ứng dụng. bTaskee cam kết không phát sinh thêm chi phí, giúp bạn chủ động về ngân sách và tránh những khoản phí “lạ” xuất hiện vào phút chót.
  • Quy trình chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn: bTaskee áp dụng tiêu chuẩn chuyên nghiệp trong đóng gói, bốc vác và vận chuyển, đảm bảo đồ đạc không bị thất lạc hay hư hỏng. Đặc biệt, dịch vụ còn có chính sách bảo hiểm tài sản, mang đến sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng.
  • Chính sách bảo hành 24h: Sau khi hoàn thành công việc, bTaskee vẫn hỗ trợ bảo hành trong vòng 24 giờ nếu đồ đạc được lắp đặt chưa hoàn chỉnh.
  • Đội ngũ CSKH hỗ trợ kịp thời: bTaskee luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng qua nhiều kênh liên lạc như hotline, chat trực tuyến và email, giúp giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Dịch vụ chuyển nhà trọn gói tại ứng dụng bTaskee là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Dịch vụ chuyển nhà trọn gói tại ứng dụng bTaskee là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Bạn có thể tải ứng dụng bTaskee để trải nghiệm dịch vụ tại đây

Case study thực tế:

Chị Phương Thảo (TP.HCM) là một trong những khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ chuyển nhà trọn gói của bTaskee khi chuyển căn hộ 3 phòng ngủ từ quận 7 sang quận 12.

Trước đây, mỗi lần chuyển nhà, chị thường mất 3-4 ngày để đóng gói, thuê xe và sắp xếp lại đồ đạc, chưa kể những món đồ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Kết quả khi sử dụng dịch vụ của bTaskee:

  • Tiết kiệm 50% thời gian: Toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong ngày thay vì 3-4 ngày như trước.
  • 0% hư hỏng đồ: Tất cả đồ đạc, kể cả những món dễ vỡ như bộ sưu tập gốm sứ của chị, đều được vận chuyển an toàn.
  • Được hỗ trợ và tư vấn kịp thời: Khi phát hiện tủ lạnh không vừa vị trí đã định sẵn tại nhà mới, đội ngũ bTaskee đã nhanh chóng tư vấn và điều chỉnh vị trí đặt tủ phù hợp với hệ thống điện của căn hộ.

Câu Hỏi Thường Gặp

Có Nên Chuyển Nhà Vào Ban Đêm Hay Không?

Thông thường, bạn không nên chuyển nhà vào ban đêm vì những lý do sau đây:

  1. Khó kiểm soát chất lượng: Ánh sáng không đủ có thể khiến việc kiểm tra đồ đạc khi đóng gói và bàn giao trở nên khó khăn, dễ dẫn đến sai sót.
  2. Quy định về giờ giấc: Nhiều khu dân cư và chung cư có quy định nghiêm ngặt về việc chuyển đồ sau 22h để đảm bảo sự yên tĩnh cho cư dân.
  3. An ninh và an toàn: Ban đêm tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh và tai nạn do tầm nhìn hạn chế, đặc biệt khi di chuyển các món đồ lớn trên cầu thang hoặc thang máy.

Tuy vậy, vận chuyển vào ban đêm cũng có một số lợi thế so với ban ngày mà bạn có thể cân nhắc:

  • Giao thông thông thoáng: Vào ban đêm, đường phố thường ít xe cộ hơn, giúp việc di chuyển xe tải chở đồ dễ dàng và nhanh chóng hơn, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM.
  • Tránh nắng nóng: Trong những tháng hè, nhiệt độ ban đêm dễ chịu hơn nhiều so với ban ngày, giúp giảm mệt mỏi cho cả bạn và đội ngũ chuyển nhà.
  • Ít ảnh hưởng đến hàng xóm: Tại các khu chung cư, việc chuyển nhà vào ban đêm (trước 22h) có thể giúp tránh làm phiền các hộ gia đình khác đang làm việc ban ngày.

Lời khuyên từ bTaskee để có giải pháp tối ưu là:

Thay vì chọn giữa ban ngày và ban đêm, bTaskee đề xuất giải pháp “khung giờ vàng” để chuyển nhà:

  • Sáng sớm (5h-8h): Thời điểm này vừa tránh được nắng nóng, vừa có đủ ánh sáng tự nhiên, lại ít kẹt xe.
  • Chiều muộn (17h-20h): Sau giờ cao điểm chiều nhưng vẫn còn đủ sáng để làm việc hiệu quả.

Dịch vụ chuyển nhà của bTaskee cũng rất linh hoạt về thời gian, cho phép bạn lựa chọn khung giờ phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể.

Đặc biệt, với tính năng đặt lịch trước 24h trên ứng dụng, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh kế hoạch nếu có thay đổi đột xuất.

Chuyển Nhà Vào Mùa Mưa Thì Cần Chú Ý Điều Gì?

Bạn cần lưu ý 3 điểm sau:

1/ Chuẩn bị vật liệu chống thấm

  • Sử dụng túi nilon kích thước lớn để bọc kín đồ điện tử, sách vở và các vật dụng dễ bị hư hỏng khi tiếp xúc với nước.
  • Chuẩn bị các tấm bạt chống thấm để phủ lên đồ đạc khi bốc dỡ trong điều kiện mưa rào.
  • Dùng thùng carton có phủ lớp sáp hoặc thùng nhựa thay vì thùng carton thông thường.

2/ Lên kế hoạch dự phòng

  • Theo dõi dự báo thời tiết trước 2-3 ngày và có phương án thay đổi lịch trình nếu dự báo mưa lớn.
  • Tận dụng các ứng dụng theo dõi radar mưa để nắm bắt chính xác thời điểm mưa sẽ đến và kéo dài bao lâu.
  • Cân nhắc thuê thêm nhân lực để quá trình bốc dỡ diễn ra nhanh chóng trong những khoảng thời gian không mưa.

3/ Đặc biệt chú ý đến các món đồ nhạy cảm

  • Thiết bị điện tử cần được bọc kín bằng nhiều lớp chống thấm và nên được vận chuyển trong những thùng cứng, có đệm chống sốc.
  • Đồ gỗ cần được lau khô hoàn toàn trước khi đóng gói và nên sử dụng các sản phẩm chống ẩm đặt cùng trong thùng.
  • Quần áo, chăn màn nên được đóng gói trong túi hút chân không để tránh ẩm mốc.

Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ chuyển nhà trọn gói bTaskee trong mùa mưa mang lại nhiều lợi thế, bởi đội ngũ chuyên nghiệp đã được đào tạo để xử lý các tình huống thời tiết bất lợi, đồng thời trang bị đầy đủ vật dụng chống thấm, xe tải có thùng kín chuyên dụng.

Nếu bạn quan tâm đến khía cạnh phong thủy, hãy tham khảo bài viết chuyển nhà gặp mưa tốt hay xấu? giải mã ý nghĩa phong thủy của bTaskee.

Kết luận, chuyển nhà là một hành trình đầy thách thức nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kinh nghiệm được chia sẻ trên, bạn hoàn toàn có thể biến quá trình này trở nên tiết kiệm và hiệu quả hơn. Chúc bạn và gia đình có một khởi đầu thuận lợi.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services