Các nội thất làm bằng gỗ tuy có giá thành cao nhưng nó luôn là lựa chọn hàng đầu của các hộ gia đình bởi sự bền chắc, đẹp và sang trọng. Tuy nhiên đồ gỗ rất dễ bị ố, xước, rộp hay mất độ bóng làm chúng trở nên cũ kỹ, kém sang. Vậy có cách nào để làm sạch đồ gỗ, trả lại vẻ đẹp nguyên thủy ban đầu cho chúng?
Đồ gỗ có những đặc tính riêng và cũng có rất nhiều cách thiết kế khác nhau. Cho nên, với mỗi loại vết bẩn, mỗi loại chất liệu kèm theo lại có cách xử lý khác nhau. Thế nên làm sạch đồ gỗ không đơn giản như làm sạch đồ gốm sứ hay lau sạch sàn nhà gỗ.
Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì dù có nhiều loại vết bẩn nhưng cách làm sạch chúng lại không quá khó. Bởi nội thất gỗ đã được sử dụng từ thời xa xưa nên ông bà ta đã tìm tòi ra rất nhiều cách làm sạch đồ gỗ mà bạn có thể dễ dàng áp dụng được.
Dưới đây là 16 cách từ cách làm sạch đồ gỗ bị bụi đến cách làm sạch đồ gỗ bị mốc và cả bị xước, bị phồng rộp, dính sơn, cáu nước,… Bạn có thể chọn ra cho mình cách làm sạch thích hợp tùy thuộc vào đặc tính và tình trạng hiện tại của món đồ gỗ của mình nhé.
Với 7 cách đầu tiên chính là những cách làm sạch đồ gỗ bị bụi bẩn thông thường. Áp dụng các cách này có thể giúp đồ gỗ của bạn sạch sẽ, bóng đẹp trở lại. Đây là một trong những mẹo vặt gia đình rất thường hay sử dụng nên bạn nên lưu lại nhé.
Lau sạch đồ gỗ bằng dầu Paraffin hoặc bia
Cách đầu tiên, bạn cần dùng đến dầu Paraffin hoặc bia. Bia thì có thể đã quá quen thuộc với bạn về thành phần cũng như mùi vị. Vậy còn dầu Parafin là gì?
Dầu Paraffin còn được gọi là dầu trắng, nó là một dạng chất lỏng trong suốt, không mùi, không vị và được xem là loại chất đa tác dụng. Bởi nó có thể dùng trong sản xuất mỹ phẩm, bảo quản gạo,… Bên cạnh đó dầu Paraffin còn được biết đến rộng rãi với tác dụng làm sạch đồ gỗ hiệu quả.
Cách để dùng bia hay dầu Paraffin làm sạch đồ gỗ như sau: tẩm 1 trong 2 loại chất này vào một chiếc khăn hoặc tấm vải. Sau đó lấy vải/khăn này chà nhẹ lên bề mặt đồ gỗ là bạn sẽ có thể dễ dàng lau đi vết bụi bẩn lâu ngày trên gỗ. Dầu Paraffin có độ bóng nên sau khi làm sạch, đồ gỗ của bạn sẽ bóng loáng lên trông thấy.
Làm sạch đồ gỗ không đánh vecni
Cách vệ sinh đồ gỗ thứ 2 là cách dành riêng cho loại đồ gỗ không có đánh vecni. Chất phủ bề mặt vecni chỉ là một loại sơn dành riêng cho các bề mặt gỗ. Vậy nên tùy vào loại gỗ mà đồ dùng sẽ được hoặc không được phủ lên lớp sơn này.
Để làm sạch đồ gỗ không có lớp sơn vecni, bạn chỉ cần pha một dung dịch theo công thức 1 giấm : 3 nước. Rồi tiến đến dùng khăn thấm hỗn hợp rồi chấm lên vật dụng gỗ. Để đồ gỗ sáng hơn, bạn dùng nước trà tươi đặc lau qua vài lần nữa là được.
Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp thay thế: 1 lít nước + 90 gam thuốc tẩy (loại nào cũng được nhé) + 10 gam muối. Bạn dùng cây quét sơn để quét hổn hợp này lên bề mặt gỗ. Để yên hỗn hợp trên gỗ tầm 15 phút rồi rửa lại đồ gỗ với nước sạch, lau khô.
Làm sạch, sáng lớp vecni trên gỗ
Như đã giới thiệu ở trên, vecni là một lớp sơn trên gỗ. Lớp sơn này có đặc tính riêng nên cách làm sạch gỗ có vết sơn này cũng có cách riêng.
Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng sữa tươi cho vào khăn mềm. Dùng khăn này lau lên đồ gỗ có vecni và đợi đến khi gỗ khô. Tiếp đó, bạn dùng bàn chải có lông chải mịn nhúng vào nước rồi chà nhẹ lên bề mặt gỗ. Việc này không chỉ giúp lấy đi bụi bẩn mà còn làm cho lớp vecni được cứng cáp, bám chắc hơn cũng như bóng loáng hơn.
Cách làm gỗ sạch bụi bằng nước trà
Nước chè hay nước trà từ trước đến nay được biết đến là một thức uống truyền thống. Thế nhưng, ít ai biết được nó cũng là một nguyên liệu để làm sạch hiệu quả, đặc biệt là dùng để làm cách lau cửa gỗ hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Pha một bình trà thật to và đậm vị. Lượng nước trà có thể tùy chỉnh theo lượng đồ gỗ trong nhà mình.
- Dùng nước trà thấm đều hết bề mặt khăn hoặc miếng vải rồi lau lên đồ dùng gỗ 2 đến 3 lần để loại bỏ hết bụi và các vết bẩn.
Dùng nước muối với gỗ từ mây, tre
4 cách được trình bày trên đây bạn vẫn có thể sử dụng để vệ sinh gỗ từ mây tre. Thế nhưng nếu muốn giúp đồ gỗ mây tre sáng bóng, sạch đẹp hơn thì bạn hãy dùng thử nước muối xem sao nhé!
Chỉ đơn giản là bạn pha nước muối loãng, nhúng khăn vào để khăn thấm đều nước muối rồi lấy khăn này lau lên bề mặt đồ gỗ là đã hoàn tất. Nước muối không chỉ giúp đồ dùng gỗ của bạn sạch mà còn giúp chúng trở nên vừa mềm mại vừa dẻo dai.
Làm sạch đồ gỗ với giấm ăn hoặc chanh pha loãng
Giấm và chanh có tính axit tuy khá yếu nhưng nó vẫn có thể giúp bạn loại bỏ đi bụi bẩn cũng như các vết bẩn bám lâu ngày trên gỗ. Cách thực hiện tương tự với cách dùng nước muối phía trên. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 trong 2 hỗn hợp: nước cốt chanh và nước hoặc giấm với nước theo tỷ lệ 1:4.
Sau khi đã chuẩn bị xong dung dịch để lau gỗ, bạn chỉ cần dùng khăn nhúng đều hỗn hợp chanh hoặc giấm rồi lau xung quanh bề mặt vật dụng gỗ là được. Axit trong chanh và vết bẩn sẽ tác động đến vết bẩn, khiến chúng bị bong tróc, dễ dàng loại bỏ hơn.
Dùng xà phòng và nước ấm để làm sạch gỗ
Xà phòng dường như là loại dung dịch tẩy rửa “quốc dân”. Dù là bạn rửa chén bát hay lau dọn nhà vệ sinh thì đều có thể dùng đến. Cách tẩy vết bẩn trên gỗ với nước rửa chén hay xà phòng cũng vô cùng đơn giản.
Cụ thể:
- Pha xà phòng hay nước rửa chén với nước ấm. Đánh đều hỗn hợp để xà phòng tan hết và tạo bọt.
- Đổ hỗn hợp này vào bình xịt và xịt lên các bề mặt gỗ.
- Dùng khăn mềm lau thật sạch lại đồ gỗ. Lau thêm 1 lần nữa với nước để loại bỏ bọt xà phòng và cả bụi bẩn.
Với những cách trên đây, bạn sẽ chỉ có thể làm sạch phần ngoài của các đồ vật gỗ. Nếu là những vết xước hay vết phồng rộp, dính sơn,… thì áp dụng những cách trên lại không có hiệu quả. Vậy nên, nếu bạn muốn làm sạch sâu, trả lại vẻ bóng loáng ban đầu cho những đồ vật bị nhiều hư tổn. Hãy tìm hiểu thêm 9 cách tiếp theo dưới đây nhé!
Lau sạch vết ố trên đồ gỗ bằng sáp ong và dầu ăn
Trên đồ gỗ và đặc biệt là các mặt bàn, đầu tủ – những nơi đặt ấm trà, ly nước thường sẽ bị những vết ố do nước trà, nước ngọt tràn ra ngoài, bám vào đáy ly. Những vết ố này sẽ không xuất hiện chỉ trong ngày 1 ngày 2 nên đôi khi bạn sẽ không để tâm đến để lau chùi bàn gỗ đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên bạn không cần lo bởi vết ố có cứng đầu đến mấy dùng sáp ong và dầu ăn cũng sẽ biến mất.
Cách tẩy vết bẩn trên gỗ với sáp ong và dầu ăn:
- Cho 1 ít dầu ăn vào sáp ong trắng, trộn đều hỗn hợp lên và mang nó đi chưng cách thủy để dầu và sáp ong thực sự có thể hòa quyện vào nhau.
- Đợi đến khi hỗn hợp bớt nóng, bạn lấy nó thoa lên bề mặt gỗ, đặc biệt là những vị trí có vết ố. Cuối cùng, dùng khăn chà mạnh để loại bỏ hết các vết ố bạn nhé.
Tuy nhiên sáp ong lại khó tìm nên bạn có thể dùng bột mì để thay thế. Khi dùng bột mì, bạn chỉ cần trộn đều nó với mật ong để tạo hỗn hợp có độ đặc sệt, không cần chưng cách thủy đâu nhé.
Và cũng tương tự như cách trên, bạn cũng lấy hỗn hợp này thoa lên bề mặt gỗ rồi lấy khăn chà mạnh để làm sạch vết bẩn trên gỗ. Nhưng dù chọn cách nào thì bạn cũng phải lau chùi lại đồ gỗ của mình bằng nước sạch thêm ít nhất 1 lần nữa nhé.
Dùng kem đánh răng làm sạch gỗ trắng bị ố vàng
Vết ố vừa được xử lý phía trên là vết ố nằm trên các loại gỗ có màu nâu tối. Nhưng đối với gỗ được sơn màu trắng thì vết ố đáng sợ nhất lại chính là vết ố màu vàng.
Tuy nhiên bạn không cần phải lo vì chuyện gì cũng có cách giải quyết của nó. Với loại vết ố vàng này, bạn chỉ cần thực hiện theo cách làm sạch đồ gỗ dưới đây mà bTaskee hướng dẫn là được nhé!
- Lấy một ít kem đánh răng (bạn nên dùng loại kem đánh răng chỉ có màu trắng để tránh ảnh hưởng đến màu sắc của gỗ).
- Thoa kem đánh răng lên bề mặt đồ vật gỗ, đặc biệt là vị trí bị ố vàng.
- Dùng khăn chà (dùng lực nhưng không quá mạnh để tránh làm hỏng đồ gỗ). Lặp lại công việc này nhiều lần cho đến khi vết ố vàng biến mất bạn nhé.
Làm sạch vết cháy trên bề mặt gỗ bằng khăn/vải
Ngoài những vết ố vàng thì các vết cháy cũng là thứ làm cho đồ gỗ đặc biệt là bàn gỗ nhà chúng ta trở nên xấu xí. Các vết cháy này có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vết cháy của tàn thuốc lá, que diêm đặt lên bàn khi chưa cháy hết.
Tuy là vết cháy nhưng ông bà ta từ xưa vẫn có thể tìm ra cách để loại bỏ chúng, trả lại vẻ đẹp nguyên thủy cho đồ gỗ nhà mình. Cách làm đồ gỗ sáng bóng này cũng không hề phức tạp. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chiếc nến, 1 vải sợi mịn và 1 vài chiếc tăm.
Bạn dùng vải mịn quấn quanh đầu chiếc tăm rồi lấy nó chà nhẹ lên bề mặt chỗ cháy. Tiếp đó để loại bỏ hoàn toàn vết cháy thì bạn cần bôi 1 ít nến lên chỗ cháy, dùng khăn lau lại lần nữa để lấy vết cháy đi.
Đối với cách làm này, bạn cần tận dụng lúc vết cháy còn mới để hiệu quả của nó được phát huy tối đa nhé. Còn nếu là vết cháy đã lâu ngày, bạn hãy kiên trì thực hiện nhiều lần thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn vết cháy.
Dùng nến màu để lấp đi vết xước của gỗ
Vết cháy đã là thứ khó có thể loại bỏ nhưng bạn vẫn có thể tạm biệt nó thì vết xước chẳng đồ gỗ chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên đây chỉ là với vết xước không ảnh hưởng đến phẫn gỗ bên trong bạn nhé. Đối với loại vết xước này, bạn cần có thêm nến màu (cùng màu với gỗ) và 1 chai sơn móng tay trong suốt, không màu là sẽ giải quyết được vấn đề.
Đầu tiên bạn dùng nến bôi lên chỗ gỗ có vết xước để lấp đầy vết xước bằng sáp nến. Tiếp đến để có định lớp sáp nến bạn dùng sơn móng tay sơn lên. Nhưng lưu ý chỉ thoa sáp nến mỏng, vừa lắp đầy vết xước, sơn móng tay cũng chỉ nên sơn qua 1 lớp mỏng để tránh làm chỗ xước gồ ghề và có độ nhấp nhô so với các vị trí khác.
Làm sạch đồ gỗ dính nến bằng nhựa mỏng
Ngoài vết cháy thì nến thường sẽ gây ra những vết bám khác trên bề mặt đồ gỗ. Các vết bám này hình thành khi nến cháy và sáp nến gỉ xuống mặt bàn. Đây là loại vết bẩn rất dễ để xử lý nhưng bạn phải biết xử lý đúng cách thì mới tránh được việc làm hỏng gỗ.
Bạn nên dùng 1 tấm nhựa nhỏ, mỏng nhất có thể và không có các góc cạnh nhọn. Cách thực hiện thì bạn chỉ cần dùng lực để lấy tấm nhựa để đi sáp nến, đặt tấm nhựa sát với mặt bàn. Sau khi lấy được sáp nến ra, bạn dùng khăn mềm, mịn để lau lại mặt bàn. Bạn có thể dùng trà để thấm ướt khăn để bàn lau được sạch hơn.
Làm sạch gỗ dính mùi nước sơn bằng sữa bò
Đây là tình trạng rất hay gặp phải khi sơn sửa nhà. Cách mà bTaskee sẽ hướng dẫn bạn ngay đây không chỉ không giống với cách tẩy vết bẩn trên tường hay cách khử mùi sơn. Nó cũng chẳng tương tự với cách làm gỗ sạch bụi nào bạn đã biết ở trên. Nguyên liệu được dùng lại vô cùng độc lạ, đó chính là sữa bò. Bởi cách này dùng để khử đi vết bẩn vô hình – mùi sơn.
Đầu tiên, bạn đun sôi sữa và cho vào một cái chén nhỏ. Lấy chén này cho vào tủ hay bàn có dính mùi sơn. Sau tầm khoảng 5 tiếng, mùi sơn sẽ hoàn toàn bị sữa làm cho biến mất.
Xử lý vết rộp trên bề mặt gỗ
Đối với gỗ, đặc biệt là các loại gỗ giá thành thấp, chất lượng không cao tình trạng phồng rộp rất thường xảy ra. Và cách để giải quyết vấn đề này chính là:
Bước 1: Dùng dao sắc nhọn gạch 1 đường dứt khoát theo chiều vân gỗ. Cho keo vào bên trong gỗ thông qua đường rạch lúc nãy.
Bước 2: Dùng khăn lau đi vết keo dư ra rồi dùng vật nặng để đè lên trên cho keo dính chặt lớp gỗ bên dưới và lớp gỗ rộp phía trên với nhau.
Tẩy vết cáu nước trên bề mặt gỗ
Nếu có nước đọng lâu ngày trên bề mặt gỗ sẽ hình thành vết cáu nước. Để xử lý vết bẩn này, bạn chỉ cần dùng 1 chiếc khăn mỏng hay 1 tấm vải ướt đặt lên chỗ bẩn. Tiếp đó dùng bàn là để ủi trên khăn. Sức nóng của bàn ủi sẽ làm bốc hơi nước và vết cáu nước cũng sẽ theo đó mà biến mất.
Chỉ làm sạch vết bẩn với những cách trên đây thì vẫn chưa đủ. Bạn cần phải làm cho đồ gỗ của mình sạch đến bóng loáng bằng những cách đánh bóng dưới đây.
Cách làm gỗ sạch bóng với dung dịch chuyên dụng
Cách cuối cùng được giới thiệu trong bài viết này vừa có thể giúp bạn đánh bay vết bẩn, giảm được vết xước, vết ố mà còn giúp cho đồ gỗ của bạn sáng bóng lên trông thấy nữa đấy. Không hề xa lạ, đó chính là các dung dịch chuyên dụng dùng để lau dụng cụ bằng gỗ.
Các dung dịch này đã được các nhà sản xuất nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên đặc tính, tính chất của gỗ và các vết bẩn nên khảo năng đánh bay vết bẩn dù là vết bẩn cứng đầu, bám lâu ngày vẫn là rất cao.
Cách sử dụng của nó cũng không gì phức tạp, cách dùng đã được ghi ngay trên từng chai dung dịch vệ sinh đồ gỗ. Bạn chỉ cần xịt trực tiếp chúng lên gỗ và dùng khăn lông mềm lau nhiều lần là vết bẩn đã được loại bỏ.
Những lưu ý khác cần tránh
Khi lau chùi đồ nội thất bằng gỗ, bạn cần lưu ý thêm 1 số điều dưới đây để tránh việc vô tình làm hỏng đồ gỗ trong nhà trong lúc làm sạch vì bất cẩn.
Cân nhắc khi muốn dùng quần áo cũ để làm giẻ lau
Bạn không nên dùng các loại quần áo còn nguyên nút, khóa kéo, có đính các chi tiết kim loại… hoặc các loại vải thô ráp để lau chùi hay chà xát trực tiếp để làm sạch đồ gỗ nội thất. Việc ma sát quá mạnh lên bề mặt gỗ vô tình làm mất đi độ sáng bóng nguyên trạng của nó.
Lời khuyên dành cho bạn, nên tận dụng những miếng vải thừa có chất liệu 100% cotton hay vải bông mềm.
Làm sạch đồ gỗ bằng dung dịch tẩy rửa
Chất tẩy rửa có tính axit hay tính kiềm mạnh, khi tiếp xúc thì bề mặt gỗ sẽ nhanh chóng bị kiềm hóa hoặc axit hóa, tổn hại đến lớp sơn và mất đi độ sáng bóng của nước gỗ. Như vậy, tuy nước tẩy rửa được sản xuất chuyên để làm sạch đồ đạc nhưng không phải vật dụng nào cũng có thể được áp dụng đâu.
Sử dụng khăn lau quá khô, hoặc quá ướt để làm sạch đồ gỗ nội thất
Khăn lau quá khô khiến cho lớp sơn bề mặt bị xước do ma sát. Các vết xước chủ yếu được tạo nên bởi các hợp chất như cát, cotton, silic có trong bụi bẩn. Mặc dù, bạn sẽ khó nhận thấy những vết xước sau khi lau chùi nhưng càng về sau, chúng sẽ ngày càng lộ rõ hơn khiến đồ nội thất mất đi vẻ sang trọng vốn có nữa.
Đặc biệt, đồ nội thất được làm bằng gỗ rất dễ thấm hút nước, làm sạch đồ gỗ bằng khăn lau quá ướt sẽ khiến chúng bị biến dạng, căng phồng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, đồng thời bị mối mọt và bị mốc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồ gỗ.
Không để đồ gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, môi trường ẩm thấp
Nếu đồ gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài sẽ dần mất màu, kém bóng bẩy. Anh nắng còn khiến cho đồ gỗ dễ cong, rộp, nứt gãy. Vì vậy, bạn nên trang bị rèm và lắp các loại phim cách nhiệt để tránh nắng.
Còn trong môi trường ẩm thấp, đồ gỗ dễ sinh nấm mốc, có mùi khó chịu. Thậm chí trong thời gian dài độ bền của gỗ sẽ bị giảm.
Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian hay không thành thạo trong việc làm sạch đồ gỗ, hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ hoặc tổng vệ sinh của bTaskee để các chị giúp việc thực hiện thay mình.
Câu hỏi thường gặp
- Dùng dung dịch tẩy rửa vệ sinh đồ gỗ được không?
Chất tẩy rửa có tính axit hay tính kiềm mạnh, khi tiếp xúc thì bề mặt gỗ sẽ nhanh chóng bị kiềm hóa hoặc axit hóa, tổn hại đến lớp sơn và mất đi độ sáng bóng của nước gỗ.
- Dùng giấm vệ sinh đồ gỗ được không?
Giấm có thể làm sạch các loại gỗ. Giấm làm chất tẩy rửa gỗ hiệu quả vì nó sẽ không làm hỏng bề mặt gỗ hoặc làm cong gỗ.
- Dùng nước lau sàn gỗ được không?
Gỗ là chất liệu kỵ nước. Tuy nhiên, hiện tại trên thị trường cung cấp các dòng sàn gỗ chịu nước tốt, có thể dễ dàng vệ sinh với nước sạch. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên dùng giẻ thấm nước vắt ráo, đảm bảo đủ ẩm để lau sàn.
Trên đây là 16 cách để bạn có thể làm sạch đồ gỗ nhà mình như mới. Gỗ có nhiều loại, vết bẩn bám trên nó cũng khá đa dạng nên bạn hãy xem xét thật kỹ tính chất của đồ nhà mình để chọn đúng phương pháp để áp dụng nhé.