Từ lâu, việc dọn bàn thờ ngày Tết đã trở thành một truyền thống trong dịp Tết đến Xuân về. Nghĩa cử cao đẹp này như thể hiện sự tôn kính đối với người thân quá cố của mình, từ đó cầu xin họ mang đến sự an lành, thịnh vượng cho gia đình. Tuy vậy, không ít người vẫn còn băn khoăn chẳng biết cách lau dọn bàn thờ ngày Tết như thế nào cho đúng.
bTaskee xin giới thiệu cho bạn các bước dọn dẹp bàn thờ ngày Tết đúng cách, để bạn có thể dễ dàng trang trí bàn thờ ngày Tết hơn nhé!
Ý nghĩa việc lau dọn bàn thờ ngày Tết
Bàn thờ là nơi thiêng liêng, nơi kết nối con cháu với ông bà tổ tiên. Đồng thời, bàn thờ cũng là nơi để con cháu thắp nhang, thực hiện lễ cúng và thể hiện lòng hiếu thảo đối với tổ tiên.
Và đặc biệt hơn, đối với người đã khuất, bàn thờ cũng như là nhà. Chính vì thế, bàn thờ cần được dọn dẹp sạch sẽ và tràng hoàng sao cho tươm tất, trang nghiêm và đẹp mắt.
Không chỉ có thế, lau dọn bàn thờ còn mang những ý nghĩa khác. Theo phong tục của người Việt Nam, mỗi dịp Tết Cổ Truyền, khi có khách đến nhà chơi thì việc đầu tiên khách sẽ làm là đến thắp hương cho người đã khuất.
Chính vì thế, ngoài việc trang trí và dọn dẹp nhà cửa đón Tết thì bạn cũng phải chú trọng cho việc dọn dẹp và trang trí cho bàn thờ thần phật và tổ tiên. Bởi vì khách đến chơi nhà cũng sẽ đánh giá gia đình bạn thông qua cách bày trí nhà và bàn thờ đấy.
Ngoài ra, theo như quan niệm phong thủy, bàn thờ là nơi linh thiêng và tập hợp nhiều năng lượng tốt nhất. Những năng lượng này chính là yếu tố để tạo nên nhiều phước lành và may mắn cho gia chủ.
Vậy nên, việc dọn bàn thờ ngày Tết, làm cho nơi thờ cúng được tươm tất thì sẽ khiến cho những điều tốt lành và may mắn đến với gia đình nhiều hơn.
Thời điểm nên lau dọn bàn thờ
Không giống với việc cúng đưa tiễn ông Táo về trời hay cúng tất niên, dọn bàn thờ là một trong những việc cần làm để chuẩn bị Tết nên nó không có sự cố định về thời gian thực hiện.
Và thực chất, bạn cũng không cần phải đợi đến dịp Tết thì mới có thể dọn dẹp bàn thờ. Bàn thờ tổ tiên bạn có thể dọn dẹp thường xuyên hơn để luôn giữ được sự sạch sẽ và nét tôn nghiêm.
Thế nhưng, khi dọn dẹp bạn cần tuân thủ các lưu ý để không phạm vào đại kỵ và làm kinh động đến đấng linh thiêng là được.
Quay lại với thời gian dọn bàn thờ ngày Tết, bạn có thể dọn dẹp bàn thờ vào khoảng thời gian từ sau 23 tháng Chạp đến trước Giao thừa.
Vì theo quan niệm xưa cho rằng, khoảng thời gian này thì ông bà tổ tiên và các vị thần linh điều đã về trời nên tiến hành dọn bàn thờ ngày Tết là hợp lý nhất, tránh gây mạo phạm đến thần linh cũng như ông bà tổ tiên.
>> Xem thêm: Tổng Hợp 15+ Phong Tục Tết Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt
Các bước cơ bản để dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách
Dọn bàn thờ ngày Tết tuy không khó nhưng bàn thờ là nơi liên kết với tổ tiên và thần linh nên sẽ có những điều riêng biệt bạn cần thực hiện và lưu ý. Dưới đây là các bước để dọn dẹp bàn thờ ngày Tết, bạn theo dõi để biết cách thực hiện nhé.
Bước 1: Chuẩn bị đồ cúng trước
Trước khi dọn bàn thờ, việc đầu tiên bạn cần để nhà mở cửa thoáng. Đồng thời, ban cần chuẩn bị đủ đồ cúng cho bàn thờ, bao gồm: nến, hương, hoa, quả và thực phẩm. Mỗi loại đồ cúng mang đến một ý nghĩa riêng biệt. Cụ thể:
Nến
Khi thắp lửa lên sẽ làm nhà ấm cúng hơn.
Hương (nhang)
Khi thắp hương lên, cả gia đình sẽ cùng cầu nguyện, cúng bái tổ tiên từ đó thể hiện lòng thành, lòng hiếu thảo của mình.
Hoa tươi
Sắc màu của những loài hoa sẽ giúp nhà cửa thêm tươi mát. Ngoài ra, hoa còn là biểu tượng của sự sống nên trưng hoa trong nhà thì nhà sẽ thêm sức sống và năng lượng tích cực.
Ngũ quả
Mâm ngũ quả từ lâu là vật cần dâng cho tổ tiên. Mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau. Mỗi cách bày trí lại mang một ý nghĩa riêng biệt nên bạn có thể tham khảo qua cách bày mâm ngũ quả 3 miền để chọn ra mâm ngũ quả cho mình nhé!
Thực phẩm
Bao gồm xôi gấc, gà, bánh kẹo, đồ chay,… cũng là một phần thiết yếu để dâng cúng tổ tiên.
Rượu trắng cùng củ gừng giã nát và khăn sạch
Để thực hiện nghi lễ, mọi người thường giã gừng và đổ rượu vào, sau đó ngâm khăn vào rượu trong khoảng nửa tiếng để lau dọn bàn thờ.
Nếu bạn vẫn chưa biết cách mua nguyên liệu ngày Tết như thế nào cho đúng hay không có thời gian để đi mua sắm thì bạn có thể đặt dịch vụ “Đi Chợ” của bTaskee nhé!
Bước 2: Khấn xin tổ tiên trước khi dọn
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ cho bàn thờ ngày Tết, hãy bắt đầu thắp hương để khấn nguyện tổ tiên. Sau đó nói bạn cần xin phép tổ tiên và thần linh để được phép tiến hành lau dọn bàn thờ ngày Tết. Đợi cho đến khi hương tàn thì hãy dọn dẹp nhé!
Tuy nhiên, khác với khi thay chân hương cuối năm hay khi đi tảo mộ cuối năm, dọn bàn thờ ngày Tết không có một bài văn khấn. Bạn chỉ cần xin ông bà tổ tiên một cách lễ phép, nói rõ tên họ và lý do bạn xin phép là được.
Nhưng có một lưu ý nhỏ cho bạn trước khi thắp hương để xin phép dọn bàn thờ ngày Tết thì người thực hiện dọn dẹp cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề trước nhé!
Bước 3: Hạ đồ thờ cúng để bắt đầu lau dọn
Hãy bắt đầu hạ các đồ mình muốn lau dọn xuống. Nếu được có thể để lại bát hương, còn không thì hãy cẩn thận khi dọn bát hương xuống nhé. Và một lưu ý là việc lau dọn và thay chân hương sẽ tiến hành riêng nhé!
Sau đó, hãy chuẩn bị bàn cao và to để hạ đồ thờ cúng như bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước… Lưu ý bạn cần phủ vải hoặc giấy đỏ (giấy vàng đối với bàn thờ Phật) lên bàn trước khi hạ đồ thờ cúng xuống nhé!
Đến lúc này, bạn dùng chiếc khăn sạch đã ngâm rượu gừng ở bước 1 để dọn dẹp bàn thờ ngày Tết. Lưu ý khi lau bàn thờ hãy thật nhẹ nhàng, lau lần lượt từng món một, lau xong để lại ngay ngắn để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên.
Bước 4: Rút tỉa chân hương
Đây là một bước khá phức tạp trong việc lau dọn bàn thờ ngày đầu năm. Hành động này còn được gọi là bao sái, giúp mang lại sự thịnh vượng cho ngôi nhà.
Đầu tiên, hãy rửa hai tay thật sạch với rượu gừng đã ngâm ở bước 1. Sau đó lấy khăn khô hoặc chổi để phủi bụi xung quanh bát hương, cẩn thận đừng để đổ bát hương nhé!
Tiếp đó, theo đúng như trình tự thì bạn sẽ cần đọc bài bài văn khấn tỉa chân hương để xin phép thần linh và ông bà tổ tiên. Sau khi đọc xong thì bạn có thể tiến hành tỉa chân nhang rồi đấy.
Quy tắc tỉa chân hương là phải dùng 2 tay rút từng chân hương cho đến khi số chân hương còn lại trong bát là một số lẻ: 3, 5, 7 hoặc 9 là được. 5 chân hương tượng trưng cho ngũ hành tề tụ, 3 chân hương thường tượng trưng cho sinh tài. Và người Việt Nam thường sẽ để lại 3 chân nhang khi dọn dẹp bát hương.
Những chân hương đã rút ra trước đó hãy đặt lên bàn to phủ vải/giấy đỏ của bước hai. Sau đó hãy cho đốt thành tro tàn rồi đổ ra dòng sông.
Cuối cùng bạn dùng khăn ngâm rượu gừng vệ sinh bát hương, lau lại bàn thờ cho hết bụi và dùng khăn khô để lau bàn thờ một lần nữa là xong nhé.
>> Xem thêm chi tiết: Thay Chân Hương Cuối Năm Vào Ngày Nào? Cách Thay Ra Sao?
Bước 5: Khấn báo đã xong việc dọn bàn thờ
Đến bước này, hãy cho đồ thờ cúng đã cất trên bàn trải vải/giấy đỏ ở bước 2 trở lại bàn thờ, thay nước (thay cả chum gạo muối nếu có) cho bàn thờ. Sau hết, hãy khấn chân thành để xin thỉnh tổ tiên trở về và báo rằng đã xong việc dọn bàn thờ ngày Tết.
Một số điều không được làm khi dọn bàn thờ ngày Tết
Đối với những bàn thờ đạo Phật, tuyệt đối không dùng rượu gừng lên tượng Phật và ảnh Phật nhé. Bạn nên dùng khăn thấm nước cánh hoa hồng vàng, nước ngũ vị hương là được nhé.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều riêng về dọn dẹp bát hương và chân nhang. Cụ thể:
Không đặt bát hương chông chênh, không ngay ngắn
Bát hương là nơi linh thiêng nên nếu không được đặt đúng chỗ hoặc đặt không ngay ngắn thì người Việt quan niệm đây là điềm xấu.
Bởi vì khi đặt chênh vênh có những là không ổn định, điều này được nhiều người hiểu là năm mới của gia đình sẽ không ổn định, sẽ gặp nhiều không khăn.
Không làm đổ, vỡ bát hương
Người Việt Nam có quan niệm rằng làm đổ, vỡ đồ đạc sẽ mang lại điều không hay, là điềm xấu. Đặc biệt là khi làm vỡ, hư hỏng đồ bằng kính và những đồ vật liên quan đến tâm linh.
Chính vì thế, để năm mới được vui vẻ, suôn sẻ và không có gì bận lòng thì bạn nên thật cẩn thận và chú ý đặt, để đồ vật nhẹ nhàng khi dọn dẹp nhé.
Tuyệt đối không bỏ cát vào bát hương
Bát hương thường chỉ chứa tro sạch. Nếu bạn cho cát vào để có thể cắm nhang thì sẽ mang lại điềm xấu. Người xưa cho rằng cho cát vào thì có nghĩa là gia đình sẽ lục đục và không gặp điều may mắn trong năm mới.
Không được tùy tiện di chuyển bát hương
Khi di chuyển bát hương thì người Việt quan niệm rằng sẽ làm cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình không tốt.
Ngoài ra, nó còn làm cho công việc làm ăn của gia đình trong năm mới không được suôn sẻ, thành công. Tuy chỉ là quan niệm nhưng bạn vẫn nên tuân thủ vì có thờ có thiêng có kiêng có lành đúng không.
Không dùng khăn cũ, đồ vật không sạch sẽ khi dọn bàn thờ
Mỗi dịp năm mới đến, các gia đình đều thực hiện công việc dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, trong đó không thể thiếu quy trình lau dọn bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, chúng ta cần tránh sử dụng khăn cũ để vệ sinh bàn thờ và các đồ dùng trong nhà bởi đây là điều không nên bởi khăn cũ chứa điều cũ, điều không tốt và bám nhiều ô uế. Do vậy, bạn nên sử dụng khăn mới đề lau dọn và nên vứt hoặc đốt khăn cũ đi nhé!
Không dùng nước lạnh khi lau dọn bàn thờ
Chúng ta thường không quan tâm về vấn đề nên lau dọn bàn thờ bằng nước gì mà chỉ ưu tiên sự nhanh gọn và tiện lợi. Theo đó, các nhà phong thuỷ cho biết nên sử dụng nước ấm đun sôi để lau dọn bàn thờ là tốt nhất. Bởi theo tâm linh, các loại nước lạnh không được sạch sẽ, nhiễm bẩn và không tốt cho ban thờ ông bà tổ tiên.
Ở một số gia đình miền Bắc vẫn giữ được truyền thống sử dụng nước mưa để lau dọn bàn thờ ngày Tết. Cẩn thận hơn, một số khu vực người dân còn hái lá trầu và lá bồ đề để vệ sinh bàn thờ vào các dịp đầu năm để đón ông bà tổ tiên về thăm con cháu. Đây cũng được coi là hành động tỏ lòng thành kính và biết ơn đến thế hệ đi trước.
Nơi đặt mâm cơm cúng không được lau chùi trước
Mâm cơm cúng ngày Tết thường được dâng vào buổi sáng hoặc buổi trưa sớm. Để tránh các bụi bẩn tích tụ cũng như tàn nhang từ việc thắp hương trước đó thì ta cần lau chùi sạch vị trí sẽ đặt cơm cúng lên ông bà tổ tiên.
Mặc đồ thiếu trang trọng
Cuối cùng, khi dọn bàn thờ ngày Tết chúng ta cần nghiêm túc, nhất là trong việc mặc quần áo. Ngày xưa, khi dọn bàn thờ nhiều gia đình cần có quần áo riêng biệt để bày tỏ sự kính trọng đến thần linh, ông bà tổ tiên. Bây giờ, chúng ta chỉ cần mặc quần áo lịch sự, tuyệt đối không mặc quần đùi, áo ba lỗ để lau dọn bàn thờ ngày Tết.
>> Xem thêm chi tiết: 20+ Điều Kiêng Kỵ Ngày Tết Cần Biết Nếu Không Muốn Rước Vận Xui Cả Năm
Câu hỏi thường gặp
- Dọn dẹp bàn thờ Tết vào ngày mấy?
Thời gian dọn bàn thờ ngày Tết vào khoảng thời gian từ sau 23 tháng Chạp đến trước Giao thừa. Bạn lưu ý mốc thời gian để lau dọn bàn thờ đúng nhé.
- Tôi có thể cho cát vào bát hương bàn thờ không?
Bạn không được cho cát vào bát hương bàn thờ vì người xưa cho rằng việc này làm gia đình lục đục và không gặp điều may mắn trong năm mới.
- Nên lau bàn thờ bằng nước gì?
Thông thường mọi người sử dụng rượu pha với rừng để lau dọn bàn thờ vì người xưa quan niệm rằng, rượu và gừng có khả năng xua đuổi tà ma, xua đuổi những thứ đen đủi, xui xẻo. Xem thêm một số loại nước lau bàn thờ khác qua bài viết Nên lau bàn thờ bằng nước gì?
Trên đây, bTaskee đã hướng dẫn cho bạn các bước lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách rồi đấy. Làm điều gì cũng vậy, không riêng gì dọn bàn thờ, đều phải xuất phát từ cái tâm thành kính cùng sự cẩn trọng và chậm rãi. bTaskee mong rằng qua bài viết này mình sẽ biết cách lau dọn bàn thờ ngày Tết, cho cả nhà có cái Tết an lành và hạnh phúc.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Nên Lau Bàn Thờ Bằng Nước Gì? Giúp Mang Lại Tài Lộc
- Tết Làm Gì Để May Mắn? Xem Ngay 12+ Gợi Ý Việc Làm Thu Hút Tài Lộc