Thất Tịch (Qixi Festival) Là Ngày Gì? Ý Nghĩa Ngày Lễ Thất Tịch

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Thất Tịch Là Ngày Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Ngày Lễ Thất Tịch
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Lễ Thất Tịch thường diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm. Ngày Thất Tịch cũng được xem là Valentine Đông Á và được các bạn trẻ đón nhận phổ biến hiện nay. Vậy Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất Tịch ra sao? Mọi người nên làm gì vào ngày này? Cùng bTaskee khám phá ngay!

Lễ Thất Tịch Ngày Là Gì?

Lễ Thất Tịch (Qixi Festival, Hán-Nôm là 七夕), còn được gọi là Lễ Tình Nhân Đông Á (Valentine Đông Á), là một ngày lễ truyền thống diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để kỷ niệm câu chuyện tình yêu giữa Ngưu Lang và Chức Nữ, tôn vinh tình yêu đôi lứa và lòng chung thủy.

Tại Việt Nam, Thất Tịch còn gọi là Ngày Ngâu hay Tết Ngâu vì vào ngày này thời tiết thường xuyên có mưa ngâu. Những giọt mưa tượng trưng cho nước mắt đoàn tụ của Ngưu Lang và Chức Nữ khi chỉ được gặp nhau duy nhất một lần trong năm.

Ngày Thất Tịch 2024 Là Ngày Nào?

Ngày Thất Tịch 2024 rơi vào Thứ Bảy, ngày 10 tháng 8 dương lịch. Ngày này được xem là Ngày Hắc đạo, Tiết Lập thu, tháng đầu thu và sẽ có mưa nhẹ vào vào buổi đêm, do đó đây là thời điểm lý tưởng để mọi người bày tỏ tình cảm với người thương.

Dưới đây là lịch Thất Tịch đến năm 2030:

NămNgày Thất Tịch theo lịch dương
202410/08/2024
202529/08/2025
202619/08/2026
202708/08/2027
202826/08/2028
202916/08/2029
203005/08/2030
Ngày Thất Tịch 2024 là ngày 10/08 dương lịch.
Ngày Thất Tịch 2024 là ngày 10/08 dương lịch.

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Lễ Thất Tịch

Nguồn gốc của ngày Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ (chữ Hán: 牛郎織女). Theo đó, Ngưu Lang (chàng chăn trâu nghèo nhưng hiền lành và lương thiện) đem lòng yêu Chức Nữ (nàng tiên dệt vải xinh đẹp, là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương). Họ đã nên duyên vợ chồng và có hai người con (một trai, một gái).

Thế nhưng, cuộc sống hạnh phúc chẳng tày gang khi Ngọc Hoàng, cha của Chức Nữ, nổi giận vì con gái kết hôn với người phàm, đã bắt nàng trở về trời. Ngưu Lang dù đã cố gắng đuổi theo nhưng bị sông Thiên Hà (ranh giới giữa hai cõi phàm trần) ngăn lại. Từ đó họ rơi vào hoàn cảnh người đầu sông, người cuối sông.

Tuy nhiên, trải qua năm tháng họ vẫn một lòng chung thủy với nhau. Ngưu Lang vẫn đứng đợi mãi bên sông không rời nên kể từ đó, bên cạnh dòng sông Thiên Hà xuất hiện một ngôi sao mà người ta gọi là sao Ngưu Lang.

Ngọc Hoàng và Vương Mẫu Nương Nương vì động lòng trước tình cảm của Ngưu Lang và Chức Nữ nên đã đồng ý cho hai người được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7/7 âm lịch (hay còn gọi là ngày Thất Tịch). Đồng thời hạ lệnh cho đàn quạ hợp lại thành cây cầu bắc qua sông Thiên Hà để cặp đôi được đoàn tụ, vì đàn quạ có màu đen nên được gọi là Cầu Ô Thước.

Hai tên gọi Ông Ngâu và Bà Ngâu cũng bắt nguồn từ chính câu chuyện tình cảm này. Người ta tin rằng khi Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau thì họ đã khóc vì hạnh phúc và những giọt nước mắt đã hóa thành mưa và được trần gian gọi là mưa ngâu.

Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ câu truyện truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ.
Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ câu truyện truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ.

Ý Nghĩa Và Phong Tục Ngày Thất Tịch Tại Việt Nam

Như đã nêu trước đó, Lễ Thất Tịch tại Việt Nam còn được gọi là Ngày Ngâu, Tết Ngâu hay Ngày Ông Ngâu Bà Ngâu. Ngày này mang ý nghĩa tình yêu quan trọng để các cặp đôi thể hiện tình cảm cho nhau, giúp họ luôn nhớ về một tình yêu chung thủy và vượt qua khó khăn để đến với nhau.

Về phong tục, các hoạt động thường diễn ra như:

  • Ăn chè đậu đỏ hoặc các món ăn từ đậu đỏ: Người ta tin rằng đậu đỏ tượng trưng cho sự may mắn trong tình yêu.
  • Ngắm sao: Nhiều người còn tin rằng nếu hai người yêu nhau cùng đi ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ vào đêm Thất Tịch 7/7 sẽ mãi mãi bên nhau.
  • Đi chùa Hà để cầu duyên và cầu mong cho gia đình hạnh phúc.
Ngày Ông Ngâu Bà Ngâu tại Việt Nam mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp với nhiều truyền thống khác nhau.
Ngày Ông Ngâu Bà Ngâu tại Việt Nam mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp với nhiều truyền thống khác nhau.

Ý Nghĩa Và Phong Tục Ngày Thất Tịch Tại Trung Quốc

Lễ Thất Tịch tiếng Trung (Hán-Nôm) là 七夕节 (Qīxì jié). Ngoài ra, Lễ Thất Tịch Trung Quốc còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như:

  • Khất Xảo Tiết (乞巧節): Lễ hội để thể hiện tài năng.
  • Thất Thư Đản (七姐誕): Sinh nhật của người chị thứ bảy.
  • Xảo Tịch (巧夕): Ngày mà các cặp đôi tặng nhau chuỗi hạt Hồng Đậu để tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

Mỗi khi đến ngày 7/7 âm lịch, phụ nữ Trung Quốc thường Cúng sao để cầu xin Chức Nữ ban cho sự khéo léo và may mắn trong tình duyên. Ngoài ra, họ còn có phong tục thả kim vào chén nước để cầu xin trí thông minh, vì kim là biểu tượng của trí khôn, nếu kim không bị chìm thì sẽ được ban cho sự sáng suốt.

Về ẩm thực, người Trung Quốc thường ăn chè đậu đỏ, xảo tô, gà và sủi cảo để cầu mong sự may mắn và trí tuệ.

Thất Tịch ở Trung Quốc có nhiều ý nghĩa khác nhau.
Thất Tịch ở Trung Quốc có nhiều ý nghĩa khác nhau.

Ý Nghĩa Và Phong Tục Ngày Thất Tịch Tại Hàn Quốc

Trong văn hóa Hàn Quốc, Lễ Thất Tịch được gọi là Lễ Chilseok, đánh dấu mùa mưa đến. Mưa vào thời điểm này được gọi là nước Chilseok, mang ý nghĩa may mắn và sức khỏe.

Ngày 7/7 âm lịch người Hàn thường ăn bánh mì, bánh nướng và các món ăn làm từ lúa mì vì chất lượng lúa mì ở thời điểm Chilseok rất thơm ngon. Ngoài ra họ còn tổ chức các hoạt động khác như tắm gội dưới mưa và ăn mì sợi (milguksu)…để cầu mong những điều tốt đẹp nhất.

Lễ Thất Tịch tại Hàn Quốc được gọi là Lễ Chilseok và được tổ chức khá hoành tráng.
Lễ Thất Tịch tại Hàn Quốc được gọi là Lễ Chilseok và được tổ chức khá hoành tráng.

Ý Nghĩa Và Phong Tục Ngày Thất Tịch Tại Nhật Bản

Thất Tịch tại Nhật Bản được gọi là Tanabata – Lễ tình nhân tượng trưng cho tình yêu và sự kiên trì vượt qua khó khăn để đến với nhau như Hikoboshi (tương đồng với Ngưu Lang) và Orihime (tương đồng với Chức Nữ).

Vào ngày này, người Nhật thường viết điều ước lên những dải giấy Tanzaku và treo lên cành trúc trước nhà để cầu mong sự thịnh vượng, may mắn, bội thu và hạnh phúc trong tình yêu. Sau khi lễ hội qua đi, họ sẽ gỡ những cành trúc xuống đưa lên thuyền thả trôi trên sông hoặc đem đi đốt. Ngoài ra, họ còn có những phong tục khác như: Mặc Yukata, thả đèn lồng trên sông hay xem bắn pháo hoa…

Lễ Thất Tịch ở Nhật Bản được gọi là Tanabata - Ngày lễ tượng trưng cho tình yêu.
Lễ Thất Tịch ở Nhật Bản được gọi là Tanabata – Ngày lễ tượng trưng cho tình yêu.

3 Điều Tuyệt Đối Không Nên Làm Trong Ngày Thất Tịch 7/7 Âm Lịch

Không Tổ Chức Đám Cưới

Theo truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ, dù là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, nhưng cũng là câu chuyện về sự chia ly. Họ chỉ được gặp nhau vào ngày 7/7 âm lịch rồi lại chia ly trong nỗi buồn và nỗi nhớ, chờ đợi suốt một năm trời. Do đó người ta tin rằng đây là ngày không may mắn, không nên tổ chức đám cưới, đám hỏi.

Không nên tổ chức đám cưới vào ngày Thất Tịch.
Không nên tổ chức đám cưới vào ngày Thất Tịch.

Không Xây Nhà, Dựng Cửa

Theo văn hóa tâm linh, Thất Tịch được xem là Ngày Hắc đạo, ngày xấu trong tháng. Ngoài ra, tháng 7 cũng là Tháng cô hồn – Thời điểm ma quỷ được tự do trên nhân gian nên sẽ không phù hợp để xây nhà, dựng cửa vì dễ xảy ra sự cố và sai sót.

Về tính thực tế, ngày Thất Tịch thường có mưa ngâu nên sẽ không không thuận lợi cho việc xây dựng vì ảnh hưởng đến tiến độ công trình, làm giảm chất lượng vật liệu và gây khó khăn trong quá trình thi công…

Không nên xây dựng nhà cửa vào ngày 7/7 âm lịch.
Không nên xây dựng nhà cửa vào ngày 7/7 âm lịch.

Không Làm Những Điều Gian Ác

Hướng thiện tránh điều gian ác là việc ai cũng nên làm không chỉ riêng ngày Thất Tịch. Tuy nhiên, theo quan niệm nếu làm điều tốt trong ngày 7/7 âm lịch sẽ giúp bạn có được may mắn trong tình yêu. Đặc biệt là có cơ hội “ghi điểm” với người thương.

Tránh làm điều gian ác trong ngày Thất Tịch sẽ giúp bạn có được may mắn trong chuyện tình cảm.
Tránh làm điều gian ác trong ngày Thất Tịch sẽ giúp bạn có được may mắn trong chuyện tình cảm.

4 Ý Nghĩa Của Ngày Lễ Thất Tịch Trong Đời Sống Hiện Đại

Trong đời sống hiện đại, câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ vẫn còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn và giáo dục về lòng chung thủy, tính hy sinh và sự gắn kết mọi người:

Tôn Vinh Tình Yêu Và Lòng Chung Thủy

Thất Tịch nhắc nhở và truyền cảm hứng đến mọi người về một tình yêu đích thực, không vụ lợi, vượt qua mọi rào cản khó khăn để đến với nhau. Câu chuyện là minh chứng cho sự kiên trì, hy sinh và lòng chung thủy trong tình yêu.

Cơ Hội Để Các Cặp Đôi Thể Hiện Tình Cảm

Đây cũng là dịp để các bạn trẻ tạm gác lại những lo toan thường ngày, dành trọn vẹn thời gian cho nhau và làm mới tình yêu của mình. Đồng thời tạo bất ngờ cho nhau bằng những lời yêu thương và món quà ý nghĩa.

Gắn Kết Cộng Đồng Và Gia Đình

Trong xã hội hiện đại với nhiều tất bật cuộc sống, Lễ Thất Tịch cũng là dịp để mọi người cùng nhau gặp gỡ và giao lưu thông qua các hoạt động truyền thống văn hóa. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để nhiều gia đình đoàn tụ và quây quần bên nhau.

Nâng Cao Nhận Thức Về Sự Bình Đẳng Trong Tình Yêu

“Without love, we are nothing”, ở góc độ nào đó, truyện Ngưu Lang Chức Nữ là minh chứng cho tình yêu mãnh liệt, bất chấp sự khác biệt về thân phận. Từ đó gửi gắm thông điệp về tình yêu thuần khiết, không phân biệt địa vị trong xã hội.

Lễ Thất Tịch mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống hiện đại.
Lễ Thất Tịch mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống hiện đại.

** Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Ngày Thất Tịch 7/7

Lễ Thất Tịch Có Khác Biệt Gì So Với Lễ Tình Nhân Valentine?

Về ý nghĩa, Lễ Thất Tịch và Valentine đều có nét tương đồng là tôn vinh tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, hai ngày này vẫn có những khác nhau về nguồn gốc, phong tục và các hoạt động. Cụ thể:

Đặc điểmLễ Thất TịchValentine
Thời gian7/7 âm lịch14/2 dương lịch
Đối tượngCả người yêu, vợ chồng và gia đìnhChủ yếu dành cho các cặp đôi yêu nhau
Phong tụcCúng sao, ăn chè đậu đỏ, cầu duyên, đi chùa…Tặng quà (hoa, chocolate, thiệp), hẹn hò lãng mạn
Không khíTrang trọng, ấm cúng, đậm chất truyền thốngLãng mạn, hiện đại, trẻ trung theo phong cách Phương Tây

Mọi Người Thường Tặng Gì Cho Nhau Trong Ngày Thất Tịch?

Mọi người có thể tặng cho nhau bất cứ thứ gì trong ngày Thất Tịch miễn là có ý nghĩa với cả hai. Một số món quà phổ biến như chè đậu đỏ (hoặc các món ăn từ đậu đỏ), bánh trung thu, đồ handmade, các món quà tặng trang sức, chuyến du lịch, một bữa ăn…

Người Độc Thân Thường Làm Gì Để Cầu Duyên Trong Ngày Thất Tịch?

Người độc thân thường Cúng sao Chức Nữ, đi chùa cầu duyên và Thả đèn hoa đăng…để cầu mong sự may mắn trong tình yêu

Lễ Thất Tịch Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Những Người Đã Mất Đi Người Mình Thương?

Đối với những người đã mất đi người mình thương, lễ Thất Tịch mang một ý nghĩa đặc biệt, vừa là nỗi buồn man mác, vừa là niềm hy vọng và sự an ủi. Buồn vì sự chia ly, cách biệt âm dương, hy vọng về sự đoàn tụ ở một thế giới khác như Ngưu Lang và Chức Nữ vẫn được gặp lại nhau trên cầu Ô Thước hằng năm.

Trên đây là tất cả thông tin về ngày Lễ Thất Tịch chi tiết nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Chúc các bạn yêu nhau vẫn sẽ được bên nhau mãi mãi hạnh phúc, và chúc các bạn độc thân tìm được một nửa của mình. Đừng quên theo dõi bTaskee để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services