Mặc dù là một loại trái cây, nhưng cà chua thường được sử dụng và chế biến như một loại rau, củ. Đây là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu về tác dụng của quả cà chua và những lưu ý khi sử loại quả này nhé
Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của quả cà chua
Nguồn gốc và đặc điểm của cà chua
Cây cà chua là một loại thực vật thuộc chi Cà (Solanacea), có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Thân cây mềm và bò dưới đất. Quả cà chua mọc thành chùm, ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ.
Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều gia đình sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Theo trang Worldatlas, cà chua là loại quả ưa chuộng và phổ biến bậc nhất thế giới.
Thành phần dinh dưỡng của quả cà chua
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 1 trái cà chua chứa:
Năng lượng: 18 kcal (75 kJ)
Protein: 0.9 gram
Carbohydrate: 3.9 gram trong đó có đường: 2.6 gram
Chất xơ: 1.2 gram
Chất béo: 0.2 gram
Vitamin C: 13 miligam
Mangan: 0.8 miligam.
Đặc biệt, trong cà chua là loại hoa quả chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể. Trong đó phải kể đến là Vitamin C, vitamin K1, Folate và Kali.
Vitamin C là là một yếu tố cần thiết để hình thành các mạch máu, sụn, cơ và collagen trong xương. Ngoài ra, đây cũng là một chất chống Oxy hóa quan trọng.
Kali và folate là 2 khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Kali có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim. Folate giúp đảm bảo sự phát triển bình thường của tế bào và mô.
Những tác dụng của quả cà chua
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Cà chua có chứa một chất chống oxy hóa gọi là lycopene, chất này làm cho chúng cho màu đỏ. Các nghiên cứu của NCBI đã chỉ ra rằng lycopene tác tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã cho thấy rằng ăn cà chua và các sản phẩm từ cà chua sẽ có lợi ích đối với sức khỏe hệ tim mạch hơn là bổ sung trực tiếp lycopene bằng đường uống.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Cà chua là loại thực phẩm mà những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.
Theo một nghiên cứu của viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ , những người mắc bệnh tiểu đường bổ sung cà chua nấu chín trong 30 ngày đã làm giảm quá trình peroxy hóa lipid, một phản ứng dây chuyền trong đó các chất được gọi là gốc tự do tấn công chất béo.
Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và giúp các bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư. Ngoài ra, cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Cải thiện thị giác
Cà chua là thực phẩm giàu carotenoid và vitamin A do đó có lợi cho sức khỏe của mắt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn cà chua thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng hoặc mất thị lực do tuổi tác.
Tốt cho tóc
Các vitamin và chất sắt trong cà chua giúp mái tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn. Ngoài ra, cà chua có tính axit có thể cân bằng độ pH trong tóc.
Nếu bạn đang bị gàu hoặc ngứa da đầu, hãy dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn sau khi gội đầu, sau đó rửa sạch bằng ấm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá thường xuyên phương pháp này vì axit của cà chua có thể làm khô tóc.
Bảo vệ sức khỏe làn da
Các chất beta carotene và lycopene có trong cà chua sẽ bảo vệ bạn khỏi bị cháy nắng bằng cách hấp thụ tia cực tím (UV) sau đó chống lại các tổn thương do tia UV gây ra.
Một nghiên cứu năm 2011 đã cho thấy chất lycopene trong cà chua và dầu ô liu giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và thúc đẩy sản xuất pro-collagen, một phân tử cung cấp cấu trúc và giữ cho da săn chắc và trẻ trung.
Bảo vệ chống lại bệnh ung thư
Nghiên cứu đã cho thấy lycopene trong cà chua có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Nhờ đó, nó có thể làm chậm sự phát triển của khối u trong giai đoạn đầu.
Một bài nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra việc bổ sung chất lycopene trong cà chua có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt – loại ung thư nguy hiểm nhất ở nam giới.
Giúp xương chắc khỏe
Trái cà chua có chứa nhiều vitamin K và canxi giúp đảm bảo cho hệ xương của bạn luôn chắc khỏe.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy lycopene trong cà chua đóng một vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất của xương bằng cách tăng mật độ khoáng chất của xương và làm giảm nguy cơ gãy xương.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Tăng cường khả năng sinh sản ở nam giới
Một số nghiên cứu của NCBI đã cho thấy rằng bổ sung lycopene có thể là một phương pháp dùng để điều trị hiếm muộn ở nam giới. Điều này là nhờ các đặc tính chống oxy hóa của lycopene có trong cà chua có thể làm tăng cơ hội sản xuất số lượng tinh trùng khỏe mạnh cao hơn.
Đặc biệt, một thí nghiệm nghiên cứu trên 44 người đàn ông bị vô sinh đã kết luận rằng tiêu thụ các sản phẩm từ cà chua, chẳng hạn như nước ép cà chua hoặc súp, làm tăng đáng kể mức lycopene trong máu, dẫn đến cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng.
Cải thiện hệ miễn dịch
Một số nước ở phương tây thường sử dụng súp cà chua như một phương thuốc chữa cảm lạnh thông thường tại nhà. Trên thực tế, hàm lượng vitamin C và carotenoid có trong cà chua có thể kích thích hệ thống miễn dịch của bạn.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, vitamin C trong cà chua có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường và giảm thời gian hồi phục, cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh
Những lưu ý khi sử dụng loại cà chua
Không ăn cà chua khi đói
Trong cà chua chứa nhiều pectin và nhựa phenolic tương tự như trái hồng giòn. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng mạnh mẽ với a-xít trong dạ dày, và gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.
Không nên ăn hạt cà chua
Tương tự hạt ổi, hạt cà chua rất cứng nên không bị tiêu hóa và nằm tích tụ ở trong đường ruột. Trong quá trình vận chuyển thức ăn nó có thể lọt vào ruột thừa, gây viêm ruột thừa.
Một số thực phẩm không nên kết hợp với cà chua
- Khoai lang: Khoai lang có hàm lượng tinh bột khá cao, khi vào cơ thể sẽ có phản ứng lên men, tạo axit. Chất này với pectin có trong cà chua sẽ phản ứng với nhau, gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta không nên ăn chung cà chua với khoai lang.
- Cà rốt: Đây cũng là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với cà chua không phải ai cũng biết. Bởi enzym có chứa trong cà rốt sẽ làm phân giải vitamin C có trong cà chua. Đồng thời, khi dùng chung hai loại thực phẩm này cũng sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau và không hề tốt.
- Cua: Cua là loại hải sản rất giàu các nguyên tố vi lượng, protein, axit amin và các chất dinh dưỡng khác thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn cùng với cà chua thì hàm lượng vitamin C sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo thành các chất độc hại, đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, không nên mạo hiểm ăn cua chung với cà chua.
- Dưa chuột: Trong dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.
>>> Bỏ túi bí quyết chọn cà chua ngon và phương pháp bảo quản cà chua tươi ngon được lâu.
Câu hỏi liên quan
- Cà chua bao nhiêu calo?
Theo USDA, trung bình trong 100g cà chua chứa 18 kcal. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh nên bổ sung vào thực đơn giảm cân.
- Một ngày ăn bao nhiêu quả cà chua?
Các nhà khoa học khuyến nghị trong 1 ngày mỗi người chỉ nên ăn một quả cà chua thường tương đương với 6 quả cà chua bi. Vì vậy, hãy thưởng thức cà chua – loại thực phẩm yêu thích của bạn, nhưng hãy chia đều nó trong suốt cả tuần để tránh những tác dụng phụ khi ăn quá nhiều cà chua bạn nhé!
- Nên ăn cà chua sống hay chín
Cà chua chín chắc chắn sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn khi ăn chín.Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm, khi nấu chín cà chua sẽ giải phóng nhiều lycopene (một chất chống oxy hóa chống ung thư).
Hi vọng những thông tin kiến thức tổng hợp trên có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về các tác dụng của quả cà chua và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hãy thêm cà chua vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho gia đình bạn nhé!
>>> Xem thêm các bài viết liên quan
- 8 Tác Tụng Của Quả Dứa, Những Lưu Ý Khi Dùng Và Cách Chữa Rát Lưỡi
- 8 Lợi Ích Của Chanh Dây, Những Lưu Ý Khi Dùng
- Quả Cà Tím: Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng
Hình ảnh: Canva, istock