Cà tím là một loại quả dân dã và thường xuyên góp mặt trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam. Bên cạnh vị ngọt mát đặc trưng, trái cà tím còn đem đến vô vàn những lợi ích sức khỏe. Cùng bTaskee tìm hiểu về 6 công dụng của cà tím và những lưu ý khi sử dụng loại quả này nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của quả cà tím
Nguồn gốc và đặc điểm của cà tím
Cà tím là một loại thực vật thuộc chi Cà (Solanum), có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Cây cà tím thường chỉ sinh trưởng và phát triển trong vòng 1 năm. Thân cây có thể cao từ 40 – 150 cm (16 – 57 inch); thường có gai và các lá lớn mọc xung quanh.
Hoa cà tím có màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy với các nhị hoa màu vàng. Quả cà tím là một loại quả mọng chứa nhiều cùi thịt và hạt nhỏ, mềm.
Trong nền ẩm thực Việt Nam, loại quả này thương được chế biến một cách rất đơn giản để tạo thành các món ăn hấp dẫn như : Cà tím nướng, kho, chiên, xào, hoặc canh cà tím nhồi thịt, salad cà tím, …
Thành phần dinh dưỡng của cà tím
Cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trung bình trong 100g cà tím chứa:
- Năng lượng: 25Kcal
- Protein: 0,98g
- Chất xơ: 3g
- Canxi: 9mg
- Kali: 229mg
- Vitamin B
- Vitamin C
- Phốt pho
Ăn cà tím có tác dụng gì? Mách bạn 6 công dụng từ cà tím
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Cà tím có thể điều hòa lượng LDL cholesterol và triglyceride trong máu. Do đó, một chế độ ăn có bổ sung thêm cà tím giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.
Trong một nghiên cứu của PubMed, các nhà khoa học đã cho động vật ăn cà tím sống hoặc nướng. Kết quả, sau 30 ngày có thể nhận thấy rõ sự cải thiện chức năng tim và hệ tuần hoàn trên các loại động vật tham gia thí nghiệm.
Giàu chất chống oxi hóa giúp ngăn chặn các chứng bệnh mãn tính
Ngoài là một nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin và khoáng chất, cà tím còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanins loại nasunins.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh mãn tính nguy hiểm.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho thấy rằng hợp chất nasunins có trong cà tím có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại tổn thương từ các gốc tự do có hại.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Các nhà khoa học của NCBI đã khuyến cáo rằng một chế độ ăn giàu chất xơ đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Theo PubMed, các loại chất xơ có trong cà tím có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thụ đường trong cơ thể. Nhờ đó, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa tăng đột biến.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng hợp chất thực vật polyphenol được tìm thấy trong thực phẩm như cà tím có thể giúp điều hòa insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.
Hỗ trợ giảm cân
Cà tím chứa ít calo và đặc biệt nhiều chất xơ giúp cơ thể no lâu. Do đó, đây là một loại thực phẩm lành mạnh và xứng đáng được bổ sung vào thực đơn giảm cân.
Ngăn ngừa ung thư
Các hợp chất chống oxi hóa trong cà tím có tác dụng ngăn ngừa các loại ung thư trên cơ thể.
Đặc biệt, solasodine rhamnosyl glycosides (SRGs) – một hợp chất được tìm thấy trong quả cà tím có tác dụng điều trị ung thư. Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng SRG có thể phá hủy các tế bào ung thư và cũng có thể giúp giảm sự tái phát của một số loại ung thư.
Bảo vệ và tăng cường hoạt động của não bộ
Nasunins có trong vỏ cà tím là một loại anthocyanin với đặc tính khử sắt mạnh. Nhờ đó, nó có khả năng chống lại quá trình lipid peroxidation, giúp bảo vệ màng não khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Những loại thực phẩm chứa một hàm lượng lớn anthocyanin giúp bảo vệ và tăng cương hoạt động của não bộ.
Những lưu ý khi dùng cà tím
Không nên ăn quá nhiều cà tím
Hợp chất solanine có trong cà tím tuy có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng nó cũng gây kích ứng mạnh mẽ trung tâm hô hấp, có thể gây mê và ngộ độc. Đặc biệt, Solanine lại không bị hòa tan hoặc phân hủy đáng kể khi rửa với nước hoặc đun sôi.
Vì vậy để giảm chất này, khi chế biến bạn cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine và tuyệt đối không ăn cà tím sống
Ngoài ra, trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái cây nào khác (nồng độ 0,01mg/100g). Để tránh bị ngộ độc bạn chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g.
Khi chế biến cà tím, không nên đun ở nhiệt độ quá cao
Vì là một loại trái cây nên khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy hãy sơ chế cà tím đúng cách và chế biến cà tím ở nhiệt độ vừa phải thôi bạn nhé!
Nếu bạn không có nhiều thời gian và kinh nghiệm để lựa chọn và chế biến cà tím đúng cách thì có thể tham khảo dịch vụ nấu ăn và đi chợ của bTaskee. Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản bạn sẽ có ngay những món ăn tươi ngon và an toàn cho sức khỏe của gia đình.
Tải app bTaskee tại đây
Nên ăn cả vỏ cà tím
Trong vỏ cà tím có chứa một hàm lượng lớn vitamin B và C tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nếu hệ tiêu hóa của bạn không gặp vấn đề gì hãy ăn luôn cả vỏ cà tím.
Một số người nên hạn chế ăn cà tím
Người bụng yếu, chức năng tiêu hóa kém:
Theo đông y, cà tím mang tính hàn, vì vậy những người bụng yếu nên hạn chế sử dụng, để tránh bị đau bụng, tiêu chảy.
Ngoài ra, phần vỏ cà khá khó tiêu nên những người đang có vấn đề về tiêu hóa cũng không nên dùng.
Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận
Cà tím chứa lượng axit oxalate cao nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận hoặc làm nghiêm trọng thêm tình trạng hen suyễn.
Người bị thiếu máu
Các hợp chất anthocyanin trong cà sẽ ức chế hoạt động của các ion sắt và gây cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Đồng thời, các ion khác như kẽm và đồng cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự. Vì vậy, nên ăn một lượng vừa phải và những người bị thiếu máu nên hạn chế ăn vỏ cà tím.
Cách bảo quản và cách chọn cà tím ngon
Cách chọn: Hãy lựa chọn những quả cà tím có lớp vỏ sáng bóng, màu tím sẫm, thuông dài và khi cầm cảm nhận thấy chắc tay.
Cách bảo quản: để nguyên trái cà bỏ vào túi nilon có thể giữ trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được từ 2 đến 3 ngày.
Nếu đã lỡ cắt cà thành miếng thì bạn nên ngâm qua nước pha chút muối, rồi rửa sạch lại với nước và để ráo rồi bảo quản. Làm như vậy sẽ giúp giữ cà được lâu hơn mà không bị thâm.
>>> Tham khảo chi tiết một số cách bảo quản cà tím và những mẹo lựa chọn cà tím tươi ngon, lâu hư.
Câu hỏi liên quan:
- Có nên ăn nhiều cà tím?
Trong cà tím còn chứa một lượng lớn solanine và nicotine . Để tránh bị ngộ độc bạn chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g.
- Có nên ăn cà tím cả vỏ?
Có nếu như hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động bình thường. Trong vỏ cà tím có chứa một hàm lượng lớn vitamin B và C tốt cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm công dụng của rau củ quả
- 8 Lợi Ích Của Chanh Dây, Những Lưu Ý Khi Dùng
- Đu đủ: 9 Tác Dụng Thần Kỳ Và Những Lưu Ý
- Lợi Ích Của Khoai Môn Và Những Lưu Ý Khi Dùng
Hình ảnh: Canva