Chanh dây là một loại trái cây nhiệt đới rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng quả chanh dây lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về 8 lợi ích sức khỏe của chanh dây, những lưu ý khi dùng và các món ăn ngon từ loại quả này nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của chanh dây
Nguồn gốc, đặc điểm của chanh dây
Chanh dây (hay chanh leo) là một loại trái cây nhiệt đới thuộc họ Lạc Tiên. Tại Việt Nam, có nhiều giống chanh dây khác nhau về kích thước và màu sắc, trong đó phổ biến là giống chanh dây quả vàng (Passiflora flavicarpa) và chanh dây quả tím (Passiflora edulis).
Quả có lớp vỏ bên ngoài cứng, bao bọc một lớp hạt bên trong. Một sự thật thú vị là tuy được gọi với cái tên chanh leo (hoặc chanh dây) nhưng loại trái cây này không có bất kỳ mối quan hệ họ hàng với loài chanh trong chi Cam chanh.
Giá trị dinh dưỡng của chanh dây
Chanh dây là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ, vitamin C và vitamin A. Theo USDA, trong 1 quả chanh dây 18g có chứa:
Calo: 17,5 kcal
Chất xơ: 1,87 gam
Vitamin C: 5,4 mg
Vitamin A: 11,5µg
Sắt: 0,4g
Kali: 62,6mg
Ngoài ra, trong chanh leo còn chứa các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm cả carotenoid và polyphenol. Đặc biệt, theo nghiên cứu lượng polyphenol trong chanh leo còn nhiều hơn hẳn so với các loại trái cây nhiệt đới như chuối, vải, xoài đu đủ và dứa.
Polyphenol là hợp chất có tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ thần kinh; kiểm soát lượng đường trong máu, loại bỏ các cục máu đông, ngăn ngừa bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Các công dụng của chanh dây
Giàu chất chống Oxi hóa
Chanh dây là một loại quả giàu các chất chống Oxi hóa; điển hình là vitamin C, beta carotene và polyphenol.
Các chất này có tác dụng trung hòa các gốc tự do để bảo vệ tế bào. Nhờ đó giúp cơ thể ngăn ngừa các chứng bệnh mãn tính nguy hiểm như; ung thư, tiểu đường, đột quỵ,.. và làm chậm quá trình lão hóa da.
Là nguồn chất xơ dồi dào
Tuy có kích thước khá nhỏ nhưng trung bình trong 1 quả chanh leo chứa đến 2g chất xơ.
Bài nghiên cứu về cơ chế tác động và lợi ích của chất xơ đã chỉ ra rằng chất xơ chính là một dưỡng chất quan trọng và cần thiết để cải thiện và bảo vệ chức năng cuả hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Viện dược phẩm Hoa Kỳ, chế độ ăn giàu chất xơ giúp cơ thể chống lại nguy cơ mắc những căn bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Cải thiện sắc tố da, hỗ trợ điều trị bệnh béo phì và tiểu đường.
Chỉ số đường huyết (GI) trong chanh leo rất thấp nên đây là loại trái cây rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, theo nghiên cứu của NCBI, hàm lượng hợp chất piceatannol có trong chanh leo có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin ở nam giới thừa cân và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, hợp chất piceatannol còn có khả năng ức chế sự hình thành của những vùng da tối màu trên cơ thể. Đây cũng là lý do nhiều sản phẩm kem dưỡng da và dưỡng thể chống lão hóa ngày nay thường được chiết xuất từ chanh leo.
Giảm căng thẳng, lo lắng
Ngoài các chất dinh dưỡng và vitamin; trong chanh leo còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như Magie, Kali và Folate.
Bài nghiên cứu của Viện dược phẩm Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng Magiê có thể giúp con người kiểm soát mức độ lo lắng của họ.
Bên cạnh đó, Kali và Folate trong chanh leo có thể làm cải thiện chức năng của hệ thần kinh, giảm tình trạng stress và lo âu. Trong đó, Kali có tác dụng giúp điều tiết lưu lượng máu và tăng cường nhận thức; còn Folate có thể ngăn ngừa chứng bệnh suy giảm trí nhớ.
Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và trị hen suyễn.
Hàm lượng vitamin C, vitamin A và các axit amin như prolin, treonin, valin, tyrosin, arginin có trong chanh leo có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bạch cầu và chống lại các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, vỏ chanh leo có tác dụng làm giảm tình trạng khò khè, ho khan và khó thở ở người lớn mắc bệnh hen suyễn.
Chanh leo giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Chanh leo rất giàu kali, theo NCBI đây một loại khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp; làm thư giãn các mạch máu và tăng cường lưu lượng máu. Qua đó có thể làm giảm căng thẳng cho tim và cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Phần lớn chất xơ trong phần ruột và vỏ chanh leo đều là chất xơ hòa tan. Nó có tác dụng như loại thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng cholesterol bằng cách bài tiết qua phân.
Phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư
Như các thông tin đã được đề cập ở phần trên, trong chanh leo chứa nhiều chất chống Oxi hóa; do đó giúp cơ thể phòng chống ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, vitamin A, flavonoid và các hợp chất phenolic khác có trong chanh leo cũng giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt, một hợp chất khác là piceatannol được tìm thấy trong chanh leo có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư đại trực tràng.
Những lưu ý khi sử dụng chanh dây
Không nên ăn quá nhiều chanh dây
Mặc dù quả chanh leo đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng chanh leo quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và loạn nhịp tim.
Vì vậy, bạn nên sử dụng chanh leo với một lượng vừa phải (1-2 quả mỗi ngày) ; và nhớ bổ sung thêm các loại hoa quả khác để đa dạng nguồn dinh dưỡng cho cơ thể nhé.
Hạt chanh dây có thể gây viêm ruột thừa, tắc ruột
Hạt chanh dây không những không có lợi mà còn tạo gánh nặng cho bộ tiêu hóa của bạn. Trong quá trình tiêu hóa hạt chanh dây có thể rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già, ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận.
Tránh dùng chanh leo khi đói
Quả chanh leo chứa nhiều axitcitric, nếu dùng khi đói bụng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Nếu duy trì thói quen xấu này thường xuyên có thể làm viêm loét hoặc xuất huyết. Thời điểm thích hợp nhất là sau khi ăn khoảng 1 đến 2 tiếng.
Một số người không nên dùng chanh dây
- Người đang sử dụng thuốc: Các chất trong chanh dây có thể tương tác mạnh mẽ với một số loại thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống đông hoặc một số thảo dược…
- Người bị sỏi thận, viêm loét dạ dày: Trong chanh dây chứa nhiều axit hữu cơ, các chất này gây hại cho dạ dày. Và có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy nếu như bạn đang bị đau dạ dày hay sỏi thận thì không nên sử dụng chanh dây vì nó sẽ càng làm tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Gợi ý những món ăn hấp dẫn từ quả chanh leo
Nước chanh dây
Đây là một thức uống giải nhiệt cơ thể vô cùng hiệu quả với nguyên liệu, cách làm đơn giản. Bạn nên gạn bỏ hạt trước khi uống chanh dây để tránh bị khó tiêu vì hạt chanh dây nhé.
Bánh Mousse chanh dây
Các loại bánh làm từ chanh dây luôn có hương vị hấp dẫn và cực kỳ kích thích vị giác ; trong đó phải kể đến món bánh mousse chanh dây với vị chua ngọt, béo ngậy, ngon đến khó cưỡng. Cùng bắt tay vào bếp để làm ngay món bánh hấp dẫn này cho gia đình thôi nào!
Mứt đu đủ chanh dây
Món mứt đu đủ chanh dây với những miếng đu đủ mỏng dai thơm, ngọt dịu ; hòa quyện vị chua dịu của chanh dây tạo nên sự khác biệt so với các loại mứt khác.
Lẩu tôm chanh dây
Những ngày mùa đông se lạnh mà được ngồi cùng với gia đình quây quần bên nồi lẩu tôm chanh dây nóng hổi, thơm ngon thì còn gì hạnh phúc bằng, đúng không nào?
Thạch chanh dây
Với hương vị chua chua ngọt ngọt cùng màu sắc bắt mắt; thạch chanh dây hứa hẹn sẽ là một món tráng miệng hấp dẫn được cả nhà yêu thích.
Câu hỏi thường gặp
- Ăn chanh dây có tác dụng gì?
Với hàm lượng chất chống Oxy hóa và các khoáng chất cao, chanh dây có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, tiểu đường, cải thiện hoạt động của đường ruột và hệ miễn dịch. Đặc biệt, chanh dây còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tham khảo thông tin bài viết này để biết rõ hơn về công dụng của chanh dây.
- Chanh dây có bao bao nhiêu calo?
Trung bình trong 1 quả chanh dây (18g) chứa 17,5 kcal. Con số này chưa đủ 1% năng lượng cần thiết cho 1 ngày.
Hi vọng những thông tin kiến thức tổng hợp trên có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về công dụng của chanh dây và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hãy sử dụng chanh dây thường xuyên và đúng cách để tăng cường sức khỏe cho gia đình bạn nhé!
>>> Xem các bài viết liên quan:
- Rau Bina Là Gì? 10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Rau Bina
- Ăn Bơ Có Tác Dụng Gì? Giá Trị Dinh Dưỡng Từ Quả Bơ
- Đu đủ: 9 Tác Dụng Thần Kỳ Và Những Lưu Ý
Hình ảnh: Canva