Củ khoai môn được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Vị bùi béo, ngon ngọt của khoai môn được nhiều người ưa dùng trong nhiều các món ăn. Không chỉ ngon mà khoai môn còn giàu chất dinh dưỡng cũng như những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu qua bài viết sau!
Đặc điểm của khoai môn
Củ khoai môn (hay củ môn) có tên khoa học là Colocasia esculenta. Theo Wikipedia, tại Việt Nam có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn…
Ở miền Bắc, khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du. Ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ bị sượng. Giống khoai cho củ to, ít củ con vẫn được gọi là khoai môn.
Củ khoai môn có lớp vỏ xù xì, màu nâu đất với những vân sẹo ngang. Phần thịt khoai màu trắng với những đốm màu tím trong suốt. Khoai môn chứa nhiều tinh bột. Cây hầu như được nhân giống bằng thân nhánh (củ con).
Giá trị dinh dưỡng của khoai môn
Theo USDA, trong 100 gram khoai môn sống bao gồm những giá trị dinh dưỡng sau:
- Lượng calo: 112
- Protein: 1.5 gram
- Chất béo: 0.2 gram
- Carbs: 26.5 gram
- Đường: 0.4 gram
- Chất xơ: 4.1 gram
- Canxi: 43 mg
- Photpho: 84 mg
- Sắt: 0.55 mg
- Kali: 591 mg
- Vitamin C: 4.5 mg
- Magie: 33 mg
- Vitamin B6: 0.283 mg
- Folate: 22 µg
Lợi ích của khoai môn đối với sức khỏe
Củ khoai môn là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và các chất dinh dưỡng khác. Đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng, bao gồm cải thiện khả năng quản lý lượng đường trong máu, sức khỏe đường ruột và tim mạch…
Kiểm soát lượng đường trong máu
Mặc dù củ khoai môn giàu tinh bột. Nhưng nó có chứa hai loại carbohydrate có lợi cho việc quản lý lượng đường trong máu. Đó là chất xơ và tinh bột kháng.
Chất xơ là một loại carbohydrate mà con người không thể tiêu hóa. Vì không được hấp thụ nên nó không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Theo Pubmed, chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại tinh bột khác. Giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu chất xơ (khoảng 42 gam mỗi ngày) có thể làm giảm lượng đường trong máu khoảng 10 mg/dl ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Khoai môn cũng chứa một loại tinh bột đặc biệt, được gọi là tinh bột kháng. Cũng như chất xơ, tinh bột kháng không thể tiêu hóa và do đó không làm tăng lượng đường trong máu.
Sự kết hợp giữa tinh bột kháng và chất xơ làm cho củ khoai môn trở thành một nguồn carb tốt. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Chất xơ và tinh bột kháng trong khoai môn cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều chất xơ có xu hướng giảm tỷ lệ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu khác cho thấy cứ thêm 10 gam chất xơ tiêu thụ mỗi ngày thì nguy cơ tử vong vì bệnh tim giảm 17%.
100 gram khoai môn chứa hơn 4 gram chất xơ, nhiều hơn gấp đôi lượng được tìm thấy trong một khẩu phần khoai tây tương đương. Do đó có thể thấy nó là một nguồn chất xơ tuyệt vời.
Theo Pubmed, tinh bột kháng trong khoai môn có thể làm giảm cholesterol và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Ngăn ngừa ung thư
Củ khoai môn chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật được gọi là polyphenol. Chúng có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm cả khả năng giảm nguy cơ ung thư.
Theo NCBI, polyphenol chính được tìm thấy trong củ khoai môn là quercetin. Chất này cũng tồn tại với một lượng lớn trong hành tây, táo và trà.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quercetin có thể kích hoạt tế bào ung thư chết và làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư.
Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do quá mức có liên quan đến ung thư.
Một nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất khoai môn có thể ngăn chặn sự lây lan của một số loại tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên vẫn cần thêm một số nghiên cứu ở người để xác định khả năng này của khoai môn.
Hỗ trợ giảm cân
Một trong những lợi ích mà khoai môn mang đến là có thể hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn. Đó là nhờ vào hàm lượng chất xơ dồi dào của nó.
Những người ăn nhiều chất xơ có xu hướng có trọng lượng cơ thể thấp hơn và ít chất béo hơn. Theo Viện y khoa Hoa Kỳ, điều này là do chất xơ làm chậm quá trình rỗng của dạ dày. Giúp bạn no lâu hơn và giảm lượng calo ăn trong ngày. Do đó nó có thể hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả.
Tinh bột kháng trong củ khoai môn cũng có tác dụng tương tự.
Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông dùng chất bổ sung có chứa 24 gam tinh bột kháng trước bữa ăn tiêu thụ ít hơn khoảng 6% calo. Và có mức insulin thấp hơn sau bữa ăn, so với nhóm đối chứng.
Nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng những con chuột ăn chế độ ăn giàu tinh bột kháng có ít tổng lượng mỡ cơ thể và mỡ bụng hơn. Người ta giả thuyết rằng điều này một phần là do tinh bột kháng làm tăng quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể.
Tốt cho đường ruột
Vì khoai môn chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng nên nó có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Cơ thể của bạn không tiêu hóa hoặc hấp thụ chất xơ và tinh bột kháng. Vì vậy chúng vẫn còn trong ruột. Khi đến ruột kết, chúng sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn trong đường ruột và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt. (Theo Viện y khoa Hoa Kỳ)
Khi vi khuẩn đường ruột lên men các chất xơ này, chúng tạo ra các axit béo chuỗi ngắn nuôi dưỡng các tế bào lót đường ruột và giữ cho chúng khỏe mạnh.
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng chế độ ăn giàu tinh bột kháng cải thiện sức khỏe ruột kết bằng cách tăng cường sản xuất axit béo chuỗi ngắn và giảm tổn thương tế bào ruột kết.
Theo nghiên cứu của NCBI, tiêu thụ chất xơ và tinh bột kháng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh viêm ruột và ung thư ruột kết.
Với những lợi ích trên, bạn hãy nhớ bổ sung khoai môn vào thực đơn hàng ngày của mình nhé! Nếu bạn không có thời gian hoặc ngại ra đường trong thời điểm hiện tại, đừng ngần ngại mà hãy đặt ngay app bTaskee. Dịch vụ đi chợ của bTaskee sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn, mua ngay các thực phẩm cần thiết chỉ trong thời gian ngắn, uy tín và an toàn.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Những lưu ý khi sử dụng khoai môn
Dù khoai môn giàu chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, bạn có thể gặp những tình trạng xấu không mong muốn:
Gây dị ứng, ngứa ngáy
Trong lúc cạo vỏ khoai môn, bạn có thể bị ngứa ở tay nhưng một lúc sau sẽ hết. Còn đối với người có da nhạy cảm, tình trạng ngứa có thể nặng hơn, lan ra toàn thân.
Vì vậy để đảm bảo, bạn nên đeo bao tay khi gọt vỏ khoai hoặc ngâm tay vào trong nước pha dấm sau khi gọt là hết. Nếu ăn khoai môn mà bị ngứa miệng, bạn có thể chữa bằng cách ăn rau má trộn dầu dấm.
Vì lý do này, những người hay bị dị ứng được khuyến cáo không nên ăn khoai môn. Chẳng hạn những người bị nổi mề đay, chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng nên ăn càng ít càng tốt để tránh gây ra phản ứng dị ứng đường hô hấp và dị ứng da.
Gây ngộ độc
Tương tự như khoai tây, khoai môn khi mọc mầm cũng gây ra chất độc ở xung quanh khu vực nảy mầm. Nếu ăn phải chỗ mọc mầm sẽ bị ngộ độc gây ra các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
Để tránh ngộ độc, bạn tuyệt đối không ăn mầm khoai môn. Nếu khoai có mầm thì hãy khoét bỏ cả phần xung quanh để tránh ngộ độc.
Đầy hơi khó tiêu
Củ khoai môn chứa nhiều hàm lượng chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy ăn vài miếng dứa (thơm) tươi để giúp giảm triệu chứng trên.
Do đó những người mắc chứng khó tiêu nên ăn ít khoai môn. Đặc biệt là trẻ nhỏ có dạ dày yếu cần phải chú ý nhiều hơn.
Gây tăng đờm
Người bị đờm không nên sử dụng vì nước ép khoai môn có chất làm tăng hàm lượng đờm. Dẫn đến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, làm chậm quá trình phục hồi của người bệnh.
Câu hỏi thường gặp
- Khoai môn ăn sống được không?
Cần lưu ý là củ khoai môn chỉ nên ăn chín. Khoai môn sống có chứa protease và oxalat có thể gây ra cảm giác châm chích hoặc bỏng rát trong miệng của bạn. Khi nấu chín sẽ vô hiệu hóa các hợp chất này.
- Khoai môn có tác dụng gì?
Nhờ các giá trị dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là chất xơ và tinh bột khoáng mà khoai môn có những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như Kiểm soát lượng đường trong máu, Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, Ngăn ngừa ung thư, Hỗ trợ giảm cân, Tốt cho đường ruột.
Với những chia sẻ trên, bTaskee hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về các giá trị dinh dưỡng và lợi ích của khoai môn mang lại cho cơ thể. Tham khảo thông tin rau củ quả của bTaskee để biết thêm công dụng, thành phần dinh dưỡng để sử dụng an toàn nhé!
Xem thêm bài viết:
- Cách Làm Bánh Khoai Môn Hấp Thơm Ngon Béo Ngậy Tại Nhà
- Khoai Tây: Giá Trị Dinh Dưỡng Và Công Dụng Cho Sức Khỏe
- Quả Me: Thành Phần Dinh Dưỡng, Tác Dụng Và Những Lưu Ý
Hình ảnh: Canva, Istock photo