Quả chanh từ lâu đã được dùng phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa biết hết những công dụng thần kỳ của loại quả thân thuộc này. Cùng bTaskee tìm hiểu thêm về 6 tác dụng của quả chanh và những lưu ý khi dùng nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của quả chanh
Nguồn gốc và đặc điểm của quả chanh
Chanh ta là một loại quả mọng nhỏ thuộc họ Cam (Rutaceae) và có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Cây chanh mọc thành bụi và có gai dài khoảng 35mm. Lá chanh hình trứng dẹt và dài độ dài từ 5,5cm cho tới 11cm, chiều rộng từ 3,5cm đến 6cm. Hoa chanh mọc thành từng chùm có màu trắng hơi pha tím hoặc đỏ.
Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới; chủ yếu thường vắt để lấy nước cốt. Ngoài ra phần vỏ chứa tinh dầu cũng được sử dụng nấu ăn, nướng bánh hoặc làm thuốc.
Nước cốt chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol / lít) axit citric, điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3.
Thành phần dinh dưỡng của quả chanh
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng quả chanh là một nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C.
Theo USDA, trung bình trong 100g chanh có chứa:
- Năng lượng: 30kcal
- Tinh bột: 9g
- Chất đạm 0.7g
- Chất béo: 0.2g
- Vitamin C: 29mg
- Chất xơ: 3g
- Đường: 1.7g
Ăn chanh có tác dụng gì? Mách bạn 6 công dụng thần kỳ của quả chanh
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chanh là một nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ dồi dào.
Một quả chanh 100g cung cấp khoảng 30 mg vitamin C, chiếm 51% lượng tiêu thụ hàng ngày (RDI). Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung trái cây và rau quả giàu vitamin C vào chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Ngoài ra, chất xơ và các hợp chất thực vật trong chanh cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số chứng bệnh tim. Cụ thể:
Thí nghiệm của NCBI đã cho thấy rằng bổ sung khoảng 24 gam chiết xuất chất xơ từ chanh, cam, quýt hằng ngày trong một tháng sẽ làm giảm cholesterol trong máu. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Đặc biệt, hai hợp chất thực vật được tìm thấy trong chanh là hesperidin và diosmin cũng có tác dụng điều hòa tuần hoàn máu và kiểm soát cholesterol.
Kiểm soát cân nặng
Chất xơ hòa trong chanh cùng vi chất polyphenol chiết xuất từ vỏ chanh giúp duy trì thể trạng no lâu hơn.
Trên thực tế, trong một nghiên cứu, những con chuột trong chế độ ăn kiêng được cho uống polyphenol chiết xuất từ vỏ chanh. Chúng tăng cân và ít mỡ hơn những con chuột khác.
Do đó, nhiều người hay áp dụng cách uống 1 ly nước chanh nóng vào trước bữa ăn sẽ giảm sự thèm ăn. Tuy nhiên, trong phương pháp này bạn không nên dùng nước chanh khi bụng đói và sử dụng nước quá nóng để pha nước chanh nhé (tìm hiểu rõ hơn ở phần 3 của bài viết này)
Phòng chống bệnh thiếu máu
Quả chanh có chứa chất sắt và đặc biệt là vitamin C và axit citric giúp điều trị bệnh thiếu máu.
Thông thường, ruột của bạn hấp thụ sắt từ thịt, gà và cá (được gọi là sắt heme) rất dễ dàng; trong khi sắt từ nguồn thực vật (sắt không heme) thì lại rất khó khăn. Tuy nhiên, sự hấp thụ này có thể được cải thiện bằng cách tiêu thụ vitamin C và axit xitric.
Bởi vì chanh chứa cả vitamin C và axit citric, chúng có thể chống lại bệnh thiếu máu bằng các hỗ trợ tăng cường sự hấp thụ các chất sắt từ các thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể.
Ngăn ngừa sỏi thận
Theo một số nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, axit citric có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách tăng lượng nước tiểu và tăng độ pH trong nước tiểu. Từ đó, tạo ra một môi trường ít thuận lợi hơn cho việc hình thành sỏi thận.
Một số thí nghiệm khoa học khác cũng đã chỉ ra rằng mỗi ngày sử dụng 1/2 cốc (125ml) có thể cung cấp đủ axit citric để giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi ở những người đã mắc bệnh.
Giảm nguy cơ ung thư
Quả chanh chứa rất nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa các gốc tự do; và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, các hợp chất khác có trong quả chanh như beta-cryptoxanthin và hesperidin có tác dụng ngăn chặn các khối u ác tính phát triển ở lưỡi, phổi và ruột kết.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Chanh là loại thực phẩm giàu chất xơ, hầu hết đều là chất xơ hòa tan. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, chất xơ hòa tan có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Từ đó điều hòa hoạt động đường ruột và giúp bạn no lâu hơn.
Tuy nhiên, phần lớn chất xơ trong quả chanh nằm tại phần màng vỏ mọng và tép. Vì vậy, hãy cố gắng tận dụng tối đa các phần phần này của chanh; để có thể bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe bạn nhé!
>>> Xem thêm 6 Cách Bảo Quản Chanh Tươi Lâu Không Phải Ai Cũng Biết
Những lưu ý khi dùng chanh
Không dùng chanh khi đang đói
Quả chanh chứa hàm lượng lớn chất axit và với nồng độ khá cao. Do đó nếu uống nước chanh khi đang đói sẽ làm hại trực tiếp đến dạ dày và ruột của bạn. Vì vậy, hãy uống nước chanh sau bữa ăn khoảng 30 phút nhé!
Không nên pha chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng
Nước quá lạnh hoặc nước quá nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị bất hoạt hoặc phá vỡ; không đem lại hiệu quả khi uống. Ngoài ra, uống nước quá nóng hoặc quá lạnh còn gây hại đến cổ họng và hệ thần kinh của bạn.
Do đó, bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ để vừa có tác dụng giảm mỡ thừa và không làm hại đến dạ dày.
Không uống trực tiếp nước chanh đậm đặc
Nồng độ axit trong chanh khá mạnh vì vậy việc uống trực tiếp rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia khuyến cáo, để cho an toàn khi uống; bạn nên pha loãng nước cốt chanh với nước theo tỷ lệ 1 quả chanh cho 1 lít nước và hãy uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày; hoặc đường ruột nên pha loãng nước chanh với nước lọc với tỉ lệ nước lọc nhiều hơn nữa để tránh làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Không nên dùng quá nhiều nước chanh
Mặc dù nước chanh đem lại nhiều cho sức khỏe nhưng bạn không nên dùng quá nhiều. Vì nếu uống nhiều chanh sẽ kích thích chứng ợ nóng; trào ngược dạ dày gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Câu hỏi liên quan
- Ăn chanh hằng ngày có tác dụng gì?
Chanh là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và flavonoid; đây là những chất chống oxy hóa. Chất chất này giúp loại bỏ các gốc tự do có thể gây hại cho các tế bào khỏi cơ thể. Từ đó giúp có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
- Chanh có giúp ngủ ngon không?
Chanh không chỉ là một loại trái cây, mà còn là một phương thuốc thần kỳ có thể kích hoạt phản ứng sinh lý trong cơ thể. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng đặt chanh cắt lát cạnh giường vào ban đêm có thể giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp, chất lượng không khí và giấc ngủ.
Hi vọng những thông tin kiến thức tổng hợp trên có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về công dụng của quả chanh và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hãy sử dụng chanh hằng ngày để tăng cường sức khỏe cho gia đình bạn nhé!
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- 9 Tác Dụng Của Cà Chua và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng.
- Tác Dụng Của Quả Chuối và Những Lưu Ý Khi Dùng
- 8 Tác Dụng Của Quả Dứa, Lưu Ý Khi Dùng Và Chữa Rát Lưỡi
Hình ảnh: Canva, Istock