Bên cạnh hương vị thơm ngon và thanh mát, quả dứa (ở miền Nam thường gọi là trái thơm) còn được nhiều người ưa chuộng vì những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu về 8 tác dụng của quả dứa và những lưu ý khi sử dụng loại quả này nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của dứa
Nguồn gốc, đặc điểm của dứa:
Quả dứa (còn được gọi là thơm, khóm hoặc gai) là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Có một sự thật thú vị: quả dứa mà ta thường gọi thực ra là phần trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật là các “mắt dứa”.
Có hai loại dứa, dứa có gai và không có gai. Người miền tây Tây gọi loại dứa có gai là “trái khóm” ; còn loại không có gai gọi là “trái thơm”.
Thành phần dinh dưỡng của dứa
Theo Bộ Nông nghiệp nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trung bình trong 100g dứa chứa:
Calo: 50
Protein: 0.54 g
Chất xơ: 1.40 g
Vitamin A: 58 IU
Vitamin C: 47.8 mg
Kali: 109 mg
Đồng: 0.110 mg
Magie: 12 mg
Ngoài ra, trong quả dứa còn chứa enzyme bromelain, có thể phân hủy protein. Vì vậy, quả dứa được sử dụng kết hợp để chế biến một số món thịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo ra hương ngọt thanh đặc trưng.
8 tác dụng của quả dứa
Tăng cường hệ miễn dịch:
Quả dứa được biết đến là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Chỉ cần bạn ăn 1 miếng nhỏ khoảng tầm 125g thì đã cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết trong 1 ngày.
Vitamin C có trong dứa có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và ức chế các gốc tự do.
Ngoài ra, trong một thí nghiệm nghiên cứu kéo dài chín tuần trên 98 đứa trẻ khỏe mạnh đã chỉ ra rằng : nhóm trẻ em ăn dứa có nguy cơ bị nhiễm khuẩn thấp và có lượng bạch cầu chống lại bệnh tật (bạch cầu hạt) cao hơn gần 4 lần so với nhóm trẻ không ăn dứa.
Phòng ngừa ung thư
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, trong dứa chứa một lượng lớn các chất chống Oxi hóa, đặc biệt là flavonoid và axit phenolic. Các chất chống Oxi hóa có tác dụng trung hòa các gốc tự do bảo vệ tế bào. Nhờ đó, ngăn chặn sự hình thành của các khối u và phòng chống ung thư.
Bên cạnh đó, theo các bài nghiên cứu, một loại enzym tiêu hóa gọi là bromelain được tìm thấy trong dứa có thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
Tăng cường sức khỏe cho hệ xương và trị viêm khớp
Trái dứa chứa một lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc phục hồi và phát triển xương.
Ngoài ra, trong các bài nghiên cứu từ đầu những năm 1960 đã cho thấy rằng enzym bromelain có trong dứa được sử dụng như một loại thuốc hữu hiệu để điều trị và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Trị cảm lạnh và viêm xoang
Vitamin C có trong trái dứa giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, enzyme bromelain có trong dứa còn có khả năng giảm chất nhầy và đờm có trong đường hô hấp và các xoang.
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc tế Anticaner cho thấy rằng trẻ em bị viêm xoang hồi phục nhanh hơn đáng kể khi dùng chất bổ sung bromelain có trong dứa.
Tốt cho hệ tuần hoàn và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch
Ngoài là nguồn bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho sức khỏe; dứa còn cung cấp một lượng lớn các khoáng chất, đặc biệt là kali và đồng. Trong đó:
Kali có tác dụng làm giãn mạch máu, ngăn chặn hình thành các cục máu đông; và giảm sự tích tụ mảng bám trong mạch máu. Từ đó, giúp ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ một cách hữu hiệu.
Đồng là một khoáng chất cần thiết cho việc hình thành các tế bào hồng cầu. Số lượng tế bào hồng cầu cao sẽ làm tăng oxy truyền đến cho các hệ cơ quan trong cơ thể. Nhờ đó, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ tuần hoàn.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Kháng viêm và giảm đau sau phẫu thuật hoặc vận động mạnh
Enzym bromelain trong dứa có tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Thí nghiệm khoa học đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ bromelain trước khi phẫu thuật đã giảm đáng kể cơn đau sau phẫu thuật.
Vận động mạnh hoặc tập thể dục gắng sức cũng có thể làm tổn thương mô cơ và gây viêm xung quanh. Bài nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã cho thấy tác dụng của bromelain trong việc giảm đau và hỗ trợ phục hồi các tổn thương khi tập thể dục.
Vì vậy hãy bổ sung dứa trước khi phẫu thuật hoặc vận động mạnh để giúp cơ thể kháng viêm và giảm đau nhé.
Tốt cho sức khỏe của mắt
Chất beta-carotene (tiền thân của vitamin A) có trong quả dứa giúp trì hoãn thoái hóa điểm vàng, căn bệnh gây ảnh hưởng đến thị lực của rất nhiều người lớn tuổi.
Giảm căng thẳng, lo âu
Trong dứa có nhiều serotonin, một loại chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và hệ thần kinh của bạn được thư giãn.
Những lưu ý khi sử dụng dứa và cách chữa rát lưỡi sau khi ăn dứa
Những lưu ý khi sử dụng dứa
Không ăn dứa khi đói: Trong dứa có nhiều chất hữu cơ và bromelin; những chất này tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột. Nếu ăn dứa trong lúc đói sẽ dễ làm tổn thương ruột và viêm loét dạ dày.
Không nên ăn dứa xanh: Theo giáo sư Julia Morton khi chưa chín, dứa không những không ăn được mà còn rất độc. Các hoạt chất trong dứa xanh có chất tẩy mạnh; và gây đau rát cổ họng, tiêu chảy và nôn mửa.
Không ăn dứa bị dập nát, gọt bỏ kỹ phần mắt dứa trước khi dùng: Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất; lớp vỏ xù xì của nó nơi cư trú của nấm và vi khuẩn. Khi dứa bị dập nát, bào tử nấm và vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào trong quả; gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc phổ biến là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy và nổi mề đay.
Các loại thực phẩm đại kỵ, không được dùng cùng dứa:
- Sữa: Quả dứa chứa nhiều axit ascorbic (vitamin C). Chất axit này sẽ phản ứng với protein có trong trứng; và gây kích ứng với dạ dày, khó tiêu, chướng bụng.
- Trứng: Tương tự như sữa, khi dứa kết hợp với trứng; axit trong quả dứa sẽ phản ứng kết tủa với protein trong trứng gây nên các chứng khó tiêu, nặng bụng.
- Củ cải: Khi kết hợp củ cải và dứa cùng với nhau, hợp chất flavonoid trong dứa sẽ bị chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic; gây ức chế tuyến giáp dẫn đến bướu cổ.
- Hải sản: Ăn dứa sau khi ăn hải sản sẽ làm các vitamin trong dứa chuyển đổi thành asen trioxide (thạch tín); gây ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy.
Cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa
Hiện tượng rát lưỡi sau khi ăn lưỡi xảy ra vì trong dứa chứa rất nhiều chất bromelain. Mặc dù là một hợp chất có tác dụng kháng viêm tốt; thế nhưng nếu chất này khi tiếp xúc với vùng da nhạy cảm như lưỡi sẽ khiến protein bị phân hủy và dẫn đến tình trạng đau rát mà chúng ta hay gặp.
Nếu bạn bị rát lưỡi khi ăn dứa, hãy lấy dứa đi ngâm nước muối trong 10 phút. Cách này sẽ làm ức chế men phân giải protein trong dứa. Nhờ đó, bạn sẽ không bị rát lưỡi sau khi ăn dứa.
Cách chọn dứa ngon, ngọt
Bằng quan sát:
Về màu sắc, bạn nên chọn trái có màu vàng tươi từ cuống tới thân; quả dứa càng vàng thì càng ngọt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tránh chọn những trái dứa đã ngả sang màu nâu hoặc đỏ vì những trái này đã chín quá mức, bên trong có thể đã bị hỏng.
Về hình dáng, quả dứa có hình tròn bầu sẽ có phần thịt nhiều hơn so với trái dài. Ngoài ra, nên chọn những trái có phần mắt lớn vì mắt dứa càng lớn chứng tỏ dứa càng già và chín một cách tự nhiên.
Bằng cảm nhận tay khi cầm:
Nên chọn những quả dứa không quá cứng hoặc mềm; khi nhấn ngón tay không có cảm giác bị lún vào.
>>> Xem thêm Cách Chọn Dứa Ngọt Ngon Không Bị Héo
Câu hỏi thường gặp:
- Ăn dứa có nóng không?
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng ăn nhiều dứa là nguyên nhân gây ra nóng trong người. Tuy nhiên trên thực tế, theo các các chuyên gia ăn dứa không hề gây nóng. Ngược lại, dứa chứa một lượng lớn vitamin C và chất xơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm đẹp da.
- Phụ nữ có thai có nên ăn dứa không?
Có nhưng phải ăn với một lượng vừa phải (khoảng 165g/ngày). Trong dứa có rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên loại quả này lại chứa một loại enzym là bromelain có thể gây xảy thai nếu sử dụng với hàm lượng lớn. Vì vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên dùng dứa với liều lượng phù hợp tương đương 1-2 khẩu phần ăn mỗi ngày.
Hi vọng những thông tin kiến thức tổng hợp trên có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về các tac dụng của dứa và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hãy thêm dứa vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho gia đình bạn nhé!
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Phúc Bồn Tử Là Gì? Những Công Dụng, Cách Chế Biến Phúc Bồn Tử
- Quả Lê: Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng
- 8 Lợi Ích Của Chanh Dây, Những Lưu Ý Khi Dùng