Quả lê là một loại trái cây ôn đới có vị chua ngọt, thanh mát được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh hương vị thơm ngon, lê còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Cùng bTaskee tìm hiểu về 7 công dụng của quả lê và những lưu ý khi dùng loại quả này nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng trong quả lê
Nguồn gốc và đặc điểm của quả lê
Theo Wikipedia, quả lê là tên gọi chung của một nhóm thực vật, chứa các loài cây ăn quả thuộc chi có danh pháp khoa học Pyrus. Nhóm cây này thường mọc dọc theo các triền núi, nơi có khí hậu ôn đới. Có rất nhiều giả thuyết đặt ra về nguồn gốc của loại cây này, song vẫn chưa có thông tin chính thức.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang bày bán rất nhiều loại lê, tiêu biểu trong số đó là lê ta, lê Hàn Quốc, lê Bắc Phi, lê Nhật Bản, lê trắng Trung Quốc.
Thành phần dinh dưỡng của quả lê
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, trung bình trong 100g quả lê có thể cung cấp cho cơ thể:
- Năng lượng : 57kcal
- Carbs: 15,2 g
- Chất xơ: 3,1g
- Protein: 0,36g
- Vitamin C: 4,3mg
- Vitamin K: 4,4µg
- Kali: 116mg
Và một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, riboflavin, vitamin B6, folate.
Ngoài ra quả lê cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, carotenoid, flavonol và anthocyanin giúp cải thiện hoạt động trao đổi chất của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị một số chứng bệnh mãn tính nguy hiểm.
Ăn lê có tác dụng gì? Mách bạn 7 công dụng thần kỳ của quả lê
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Lê là một nguồn cung cấp dồi dào chất xơ hòa tan và không hòa tan, rất cần thiết cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Trung bình trong 100g lê chứa tới 3,1 g chất xơ. Đặc biệt, trong vỏ lê chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy bạn nên ăn lê cả vỏ.
Theo nghiên cứu, chất xơ hòa tan có trong một số loại trái cây như quả lê có tác dụng nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong hệ đường ruột, từ đó giúp đảm bảo hoạt động của hệ tiêu hóa
Ngoài ra,lượng chất xơ không hòa tan có trong quả lê giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón.
Chống viêm mãn tính
Viêm mãn tính là nguyên nhân gây ra các căn bệnh mãn tính nguy hiểm thường gặp như ung thư, bệnh tim và bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, lê là một loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là flavonoid. Hoạt chất flavonoid giúp chống lại chứng viêm và có thể làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh mãn tính.
Ngoài ra, quả lê còn chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng như đồng, vitamin C và vitamin K giúp chống lại chứng viêm hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư
Một số bài nghiên cứu đã chỉ ra hai chất anthocyanin và axit cinnamic được tìm thấy trong quả lê có khả năng chống lại ung thư.
Cụ thể, thí nghiệm nghiên cứu của NCBI cho thấy chế độ ăn nhiều lê có thể bảo vệ chống lại một số tế bào ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư bàng quang.
Ngoài ra, các thí nghiệm khoa học khác cũng đã chứng minh rằng hợp chất flavonoid có trong quả lê cũng có thể chống lại ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Lê là thực phẩm giàu anthocyanin và chất xơ có tác dụng điều trị và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo một nghiên cứu lớn trên 200.000 người đã cho thấy rằng những người bổ sung chất anthocyanin có trong lê vào bữa ăn hằng ngày giúp làm giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại.
Bên cạnh đó, chất xơ trong lê làm chậm quá trình tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Nhờ đó giúp ngăn ngừa và kiểm soat bệnh tiểu đường.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Hợp chất procyanidin được tìm thấy trong quả lê có tác dụng làm giảm độ cứng của mô tim, giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol HDL.
Đặc biệt, theo nghiên cứu, vỏ lê có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng gọi là quercetin giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách điều hòa huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu.
Ngoài ra, cuộc nghiên cứu trên 40 người lớn mắc hội chứng chuyển hóa đã cho thấy rằng việc ăn 2 quả lê mỗi ngày trong 12 tuần có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về huyết áp và tim mạch.
Giảm cân an toàn
Lê là loại trái cây có hàm lượng calo thấp, đặc biệt là nhiều nước và chất xơ khiến bạn no lâu. Sự kết hợp hoàn hảo này giúp trái lê trở thành một loại thực phẩm giảm cân lành mạnh.
Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần trên 40 người trưởng thành ăn 2 quả lê mỗi ngày đã giảm tới 1,1 inch (2,7 cm) vòng eo của họ.
Ngăn ngừa loãng xương
Ngoài là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng và khoáng chất , quả lê còn chứa một hàm lượng Vitamin K. Vitamin K có tác dụng ngăn ngừa loãng xương và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp.
Những lưu ý khi sử dụng quả lê
Không nên ăn lê khi đang đói
Các sợi thô được tìm thấy trong quả lê có thể làm tổn thương lớp màng nhầy của dạ dày khi nó đang rỗng. Thêm vào đó, trong quả lê còn chứa một hàm lượng axit. Do đó, bạn không nên ăn lê khi đang đói để tránh làm hại đến dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn.
Không nên ăn quá nhiều lê trong ngày
Ăn quá nhiều lê có thể sẽ khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa do dư thừa fructose trong cơ thể. Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể kéo theo hàng loạt các bệnh về dạ dày.
Theo Dietary Guidelines for Americans, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 1-2 trái lê mỗi ngày. Ăn 2 trái lê có thể giúp bạn đáp ứng đầy đủ nhu cầu trái cây trong ngày của cơ thể.
Những thực phẩm không nên ăn với lê:
– Thịt ngỗng: Trong thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein. Trong khi đó, lê lại là trái cây có tính hàn. Nếu kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ khiến thận làm việc quá tải gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
– Củ cải trắng: Khi ăn lê cùng củ cải trắng, chất Ceton có trong lê sẽ phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị ngộ độc và có thể dẫn các bệnh lý nguy hiểm là bướu cổ và suy tuyến giáp.
– Nước nóng: Quả lê mang tính lạnh, nếu ăn lê rồi uống nước nóng sẽ làm đường ruột bị kích thích và co thắt dẫn đến các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Cách chọn lê giòn ngọt, mọng nước
Chọn lê bằng quan sát:
Hãy chọn những quả lê có hình dáng tròn đều, căng mọng, phần vỏ mịn, ít đốm và nhạt màu. Tránh chọn những quả dập nát hoặc có lớp vỏ hơi thô, có đường kẻ màu nâu, đốm đen. Vì những quả này đã được hái lâu, thường ít nước, khô cứng và sắp bị hỏng.
Đặc biệt, bạn nên chọn những quả có phần rốn ở dưới đáy sâu, kích thước rốn nhỏ. Đây là những quả lê nhiều nước, độ ngọt giòn cao. Tránh mua những quả có rốn to, nông và không tròn vì chúng rất ít nước và vị nhạt.
Chọn lê bằng cảm nhận tay:
Chọn những quả lê chắc tay và nặng. Không nên chọn những quả nhẹ và mềm vì loại lê đó đã bị để lâu, khô héo và vị cực kỳ nhạt.
>>> Tham khảo ngay bài viết 5 Cách Chọn Lê Ngon Ngọt Nhiều Nước để biết cách phân biệt lê Trung Quốc và lê Việt Nam
Câu hỏi liên quan:
- Có nên ăn vỏ lê?
Có. Vì vỏ quả lê có chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan nên tốt nhất không nên lột vỏ loại quả này. Tuy nhiên đối với những loại quả lê có lớp vỏ quá dày thì bạn nên cân nhắc lại vì nó có thể hơi khó ăn và khó tiêu hóa.
- Có nên ăn lê khi đói?
Lê chứa nhiều chất xơ thô. Do đó, khi chúng ta ăn lê lúc bụng rỗng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến màng dạ dày.
Hi vọng những thông tin kiến thức tổng hợp trên có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về công dụng của quả lê và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hãy thêm lê vào thực đơn hằng ngày để tăng cường sức khỏe cho gia đình bạn nhé!
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tác Dụng Của Quả Chuối và Những Lưu Ý Khi Dùng
- 8 Tác Dụng Của Dưa Hấu Và Những Lưu Ý Khi Dùng
- 9 Lợi Ích Của Quả Nhãn Đối Với Sức Khỏe
Hình ảnh: Canva, Istock