Ngoài hương vị chua, ngọt và màu đỏ bắt mắt, quả lựu còn được lựa chọn vì lợi ích sức khỏe của chúng. Quả lựu biết đến là một loại trái cây giàu polyphenol có khả năng chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, việc sử dụng quả lựu không đúng cách cũng như con dao hai lưỡi ở một số trường hợp. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu thêm về loại quả này.
Chất dinh dưỡng trong quả lựu
Đằng sau lớp vỏ cứng rắn của quả lựu là những hạt màu đỏ ruby, mọng nước, nó rất đáng để nỗ lực vì nhiều lợi ích sức khỏe nằm bên trong. Dựa trên Nutritiondata, quả lựu 284g chứa một số chất nổi trội như:
Vitamin
Vitamin trong quả lựu có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể. Chức năng của vitamin không chỉ tham gia chuyển hóa các chất, mà nó còn tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.
Bên cạnh việc cấu tạo tế bào, Vitamin còn có nhiệm vụ bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
Có thể tận dụng vitamin trong quả lựu bằng cách chế biến nước ép hoặc món ăn.
Khoáng chất
Khoáng chất cũng có vai trò quan trọng giống như vitamin. Tuy nhiên, nó còn phải cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh.
Khoáng chất trong quả lựu có công dụng tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe.
Punicalagins
Một điểm vô cùng nổi bật, vỏ và hạt lựu chứa một lượng đáng kể các hợp chất phenolic (224,39 mg) có hoạt tính chống oxy hóa mạnh.
Do đó, các nhà nghiên cứu thường dùng vỏ quả lựu làm thành bột hoặc chiết xuất cho việc phục vụ sản xuất.
Lợi ích sức khỏe từ quả lựu
Quả lựu có khả năng chống oxy hóa
Trong quả lựu chứa các polyphenol bao gồm ellagitannin và anthocyanins. Các chất này đã được chứng minh là có công suất chống oxy hóa cao hơn gấp nhiều lần so với rượu vang đỏ và trà xanh, dựa trên đánh giá khả năng loại bỏ gốc tự do.
Nó cũng được chứng minh là có mức độ chống oxy hóa đáng kể cao hơn nước ép trái cây thông thường được tiêu thụ, chẳng hạn như nho, nam việt quất, bưởi hoặc nước cam.
Do đó,những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của việc uống nước ép lựu làm cho nó trở nên quan trọng để hiểu được khả dụng sinh học của polyphenol trong quả lựu.
Tác dụng điều trị trong xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch – sự tích tụ của cholesterol và chất béo trong động mạch – là nguyên nhân phổ biến của bệnh tim.
Một nghiên cứu được báo cáo gần đây về việc bổ sung nước ép lựu. Các nhà nghiên cứu sử dụng chất lỏng quả lựu và chiết xuất bột polyphenol quả lựu trên mô hình chuột bị xơ vữa động mạch trong 3 tháng.
Kết quả thu được là sự giảm đáng kể trong xơ vữa động mạch so với nhóm xử lý bằng nước. Điều thú vị là diện tích tổn thương giảm nhiều nhất (70%) là quan sát thấy ở những con chuột được bổ sung lựu.
Vậy thành phần polyphenol trong quả lựu có tác dụng làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp – cholesterol “xấu” – làm tắc nghẽn động mạch.
Quả lựu giảm chứng viêm
Viêm mãn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu của nhiều bệnh nghiêm trọng. Điều này bao gồm bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2.
Trong một nghiên cứu ở loài chuột có dấu hiệu viêm mạch máu, các nhà nghiên cứu bổ sung chiết xuất quả lựu trong 5 tuần. Kết quả cho ra, động vật có biểu hiện tổng hợp oxit nitric nội mô mạch máu đã tăng lên đáng kể.
Oxit nitric là chìa khóa quan trọng như một chất chống oxy hóa và chống viêm trong nội mô tế bào và do đó làm giảm sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch.
Nước ép lựu cũng đã được chứng minh là ngăn ngừa sự phá hủy oxy hóa của oxit nitric và tăng cường chức năng chống oxy hóa và chống viêm của nó.
Ngoài ra, tác dụng chống viêm của chiết xuất lựu cũng đã được chứng minh bằng cách sử dụng collagen trên mô hình chuột bị viêm khớp.
Tầm soát bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một số bệnh liên quan đến các vấn đề với hormone insulin. Tuyến tụy tiết ra insulin để giúp cơ thể bạn lưu trữ và sử dụng đường và chất béo từ thực phẩm bạn ăn.
Khi tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không có insulin, bệnh tiểu đường có thể xảy ra
Các nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bắt đầu uống nước ép lựu đã cho thấy sự cải thiện trong tình trạng kháng insulin. Quả lựu cũng có công dụng giúp những người không mắc bệnh tiểu đường duy trì cân nặng hợp lý.
Người bệnh tiểu đường cần bổ sung thực phẩm quả lựu để quản lý bệnh, cũng như giữ sức khỏe.
Giảm nguy cơ ôn thư
Chỉ một trái lựu đã rất giàu chất chống oxy hóa và flavonoid, cả hai đều được biết là chìa khóa ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho tế bào của bạn.
Trong một số nghiên cứu, quả lựu cho thấy có khả năng hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiều loại ung thư tuyến tiền liệt , ung thư vú , ung thư phổi và ruột kết .
Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng trên động vật đã chỉ ra rằng ăn lựu có thể ức chế sự phát triển của các khối u phổi, da, ruột kết và tuyến tiền liệt.
Quả lựu giúp cải thiện trí nhớ
Dù thỉnh thoảng hay quên hay mất trí nhớ ngắn hạn đều gây cản trở cuộc sống hàng ngày của mọi người. Có nhiều nguyên nhân gây ra như tai nạn, tuổi tác, di truyền…
Dựa trên dữ liệu dinh dưỡng Nutritiondata, trong quả lựu có chứa vitamin B1 và B12, chúng thực sự cần thiết đến việc cải thiện trí nhớ.
Rõ ràng mà nói, toàn bộ lối sống của bạn ảnh hưởng đến việc duy trì trí nhớ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn cũng tập thể dục, hạn chế hút thuốc, rượu bia và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng trái lựu
Trái lựu có thể tương tác tiêu cực với một số loại thuốc, bao gồm thuốc làm loãng máu và thuốc điều trị cholesterol cao và huyết áp cao. Nên kiểm tra với bác sĩ trước khi quyết định dùng bất kỳ dạng lựu nào thường xuyên để họ có thể tư vấn về sự an toàn.
Ngoài ra, người bị bệnh dạ dày không nên ăn lựu thường xuyên.
Nói tóm lại, nguồn dinh dưỡng giá trị từ trái lựu có nhiều lợi ích đáng kể như chống oxy hóa, giảm chứng viêm, ngăn ngừa ung thư và cải thiện trí nhớ. Mặc dù bài viết trên phần lớn dựa trên nghiên cứu từ ống nghiệm và động vật.
Trong tương lai, hy vọng rằng sẽ có nhiều cuộc nghiên cứu lâm sàng đầy hứa hẹn, vì trái lựu đã thể hiện rõ là nguồn thực phẩm dinh dưỡng có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả ở bệnh nhân. Do đó, việc thêm trái lựu vào chế độ ăn uống của bạn chắc chắn không thể gây hại.
Những câu hỏi thường gặp:
- Mẹ bầu ăn lựu có tốt không?
Ăn lựu khi mang thai là lựa chọn dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt cực kỳ hữu dụng trong việc ngăn ngừa rạn da.
- Hạt lựu có ăn được không?
Hạt lựu ăn được. Tuy nhiên, cần nhai kỹ trước nuốt và ăn số lượng vừa phải. Đặc biệt ở trẻ em, nếu ăn quá nhiều hạt lựu sẽ bị tắc ruột.
- Ăn nhiều lựu có tốt không?
222ml mỗi ngày trong khẩu phần ăn là sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên khi lựa chọn nước đóng chai, bạn cần cần kiểm tra nhãn trước để đảm bảo rằng nó không chứa đường bổ sung, làm tăng lượng calo, có thể dẫn đến tăng cân.
Các bài viết trái cây khác:
- Củ Năng Là Gì? Tác Dụng Sức Khỏe Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
- 8 Tác Tụng Của Quả Dứa, Những Lưu Ý Khi Dùng Và Cách Chữa Rát Lưỡi
- Măng Cụt Có Tác Dụng Gì? Ăn Nhiều Măng Cụt Có Tốt Không?
Nguồn hình ảnh: Canva