Nếu sử dụng máy lạnh Panasonic, mà bạn phát hiện trên đèn nháy chớp báo một số mã lỗi hiện tượng này là máy lạnh đang có vấn đề. Nếu như không hiểu rõ ý nghĩa mã lỗi báo hiệu điều gì, có thể bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề sửa chữa. bTaskee sẽ tổng hợp giúp bạn những mã lỗi điều hòa Panasonic đầy đủ và mới nhất nhé !
Cách kiểm tra mã lỗi điều hòa Panasonic Inverter đơn giản nhất
Thông thường điều hòa, máy lạnh Panasonic không có màn hình hiển thị, chính vì vậy khi gặp lỗi người dùng sẽ khó khăn để nhận biết. Nếu thấy đèn hiển thị nhấp nháy, hoặc đèn timer nhấp nháy liên tục tức là điều hòa đang gặp phải lỗi. Khi đó các bạn có thể tiến hành check lỗi điều hòa Panasonic với các bước sau đây:
- Bước 1: Nhấn và giữ nút CHECK khoảng 5 giây, cho đến khi màn hình hiện dấu “– –”
- Bước 2: Hướng điều khiển về phía điều hòa đồng thời nhấn và giữ nút TIMER. Mỗi lần nhấn nút màn hình sẽ tuần tự hiện mã lỗi và đèn báo POWER trên máy lạnh sẽ chớp một lần để xác nhận tín hiệu.
- Bước 3: Khi đèn báo POWER sáng và máy lạnh phát ra tiếng bíp liên tục trong 4 giây, mã lỗi đang xuất hiện trên màn hình là mã lỗi của máy lạnh đang gặp phải.
- Bước 4: Muốn tắt chế độ truy vấn mã lỗi các bạn nhấn giữ nút CHECK trong 5 giây hoặc nó sẽ tự kết thúc sau 20 giây nếu bạn không thực hiện thêm thao tác nào khác.
- Bước 5: Tạm thời xóa lỗi trên máy lạnh bằng cách ngắn nguồn cung cấp hoặc nhấn AC RESET và cho máy lạnh hoạt động để kiểm tra lỗi có xuất hiện lại không.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Cách Chỉnh Máy Lạnh Panasonic Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết
Bảng mã lỗi điều hòa Panasonic Inverter đầy đủ nhất
Sau đây là bảng mã lỗi Panasonic Inverter thông dụng thường gặp nhất. Các bạn có thể tham khảo để nắm rõ tình trạng lỗi hỏng của chiếc điều hòa 1 chiều hay điều hòa 2 chiều trong gia đình và nhanh chóng đưa ra được biện pháp xử lý.
Bảng mã lỗi H của máy lạnh Panasonic
STT | Mã lỗi | Ý nghĩa |
1 | 00H | Không có bất thường phát hiện |
2 | 11H | Lỗi đường dữ liệu giữa dàn lạnh và dàn nóng. |
3 | 12H | Lỗi khác công suất giữa dàn nóng và dàn lạnh. |
4 | 14H | Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng |
5 | 15H | Lỗi cảm biến nhiệt máy nén. |
6 | 16H | Dòng điện tải máy nén quá thấp. |
7 | 19H | Lỗi quạt khối trong nhà. |
8 | 23H | Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn lạnh |
9 | 25H | Mạch e-ion lỗi |
10 | 27H | Lỗi cảm biến nhiệt độ ngoài trời. |
11 | 28H | Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn nóng. |
12 | 30H | Lỗi cảm biến nhiệt độ ống ra của máy nén. |
13 | 33H | Lỗi kết nối khối trong và ngoài. |
14 | 38H | Lỗi khối trong và ngoài không đồng bộ. |
15 | 58H | Lỗi mạch PATROL |
16 | 59H | Lỗi mạch ECO PATROL |
17 | 97H | Lỗi quạt dàn nóng |
18 | 98H | Nhiệt độ dàn lạnh quá cao (chế độ sưởi ấm) |
19 | 99H | Nhiệt độ giàn lạnh quá thấp. (đóng băng) |
Bảng mã lỗi máy lạnh Panasonic – Lỗi F
STT | Mã lỗi | Ý nghĩa |
1 | Mã lỗi 11F | Lỗi chuyển đổi chế độ làm lạnh /Sưởi ấm |
2 | Mã lỗi 90F | Lỗi mạch Bost tăng áp cho khối công suất ĐK máy nén |
3 | Mã lỗi 91F | Lỗi dòng tải máy nén quá thấp. |
4 | Mã lỗi 93F | Lỗi tốc độ quay máy nén. |
5 | Mã lỗi 95F | Nhiệt độ giàn nóng quá cao. |
6 | Mã lỗi 96F | Quá nhiệt bộ transistor công suất máy nén (IPM) |
7 | Mã lỗi 97F | Nhiệt độ máy nén quá cao. |
8 | Mã lỗi 98F | Dòng tải máy nén quá cao. |
9 | Mã lỗi 99F | Xung DC ra máy nén quá cao. |
Ngoài ra trong khi dò tìm, bạn sẽ thấy xuất hiện một số lỗi không có trong bảng mã lỗi điều hòa Panasonic Inverter kể trên. Đó là những lỗi không xác định được bằng chức năng điều khiển.
Khi phát hiện ra lỗi trên điều hòa, bạn không nên tự thực hiện khắc phục, hãy liên hệ ngay tới bên bảo hành hoặc những đơn vị sửa chữa kỹ thuật có chuyên môn để được hỗ trợ xử lý. Tránh tự thao tác có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là tổng các mã lỗi điều hòa Panasonic Inverter. Hi vọng qua bài biết bTaskee đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên sử dụng dịch vụ vệ sinh máy lạnh của bTaskee để luôn giữ máy lạnh sạch sẽ và tăng tuổi thọ của máy nhé!
Tải app bTaskee tại đây
Câu hỏi thường gặp
- Bao lâu cần vệ sinh máy lạnh
Nếu gia đình sử dụng thì thời gian khoảng từ 3 – 4 tháng/lần. Nếu tần suất sử dụng thấp thì khoảng 6 tháng/lần. Đối với công ty nhà hàng khoảng 3 tháng/lần. Trong môi trường có nhiều bụi bẩn thời gian nên là 1- 2 tháng/lần. Xem chi tiết thời gian bao lâu vệ cần vệ sinh máy lại tại đây.
- Remote điều hòa không nhấn được hoặc không điều khiển được thì làm thế nào?
Với trường hợp remote điều hòa không nhấn được có rất nhiều lý do, thường là do hết pin hoặc bị hỏng nút do sử dụng quá lâu. Khuyến khích bạn nên thay pin mỗi 3 tháng 1 lần hoặc thay remote mới 1 năm một lần để không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Xem thêm các bài viết:
- 12 Dấu Hiệu Nhận Biết Máy Lạnh Bị Hư Cần Cấp Cứu Gấp
- Cách Vệ Sinh Máy Lạnh Panasonic Inverter Hiệu Quả
- Cách Hẹn Giờ Điều Hòa Panasonic Chi Tiết, Dễ Thao Tác
Hình ảnh: Canva, Internet