Biết được nguyên nhân và cách khắc phục các mã lỗi máy giặt sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí sửa chữa. Và nếu gia đình bạn đang sử dụng máy giặt Toshiba thì đừng bỏ qua bài viết này. bTaskee sẽ chia sẻ tất tần tật các mã lỗi máy giặt Toshiba ngay dưới đây!
Tổng hợp mã lỗi máy giặt Toshiba
STT | Mã lỗi | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
1 | E1 | – Ống xả nước chưa được gắn vào máy. – Ống xả nước đã bị bẻ cong. – Ống xả đặt sai vị trí.Nước ngập miệng ống xả. | Kiểm tra tình trạng ống xả nước rồi mở nắp thiết bị rồi đóng lại. Bấm nút khởi động hoặc tạm dừng để khắc phục lỗi. |
2 | E2 | Nắp máy giặt không thể đóng kín bởi bị kẹt đồ vật. | Lấy vật thể bị mắc ra khỏi nắp. Nếu không đóng khít được thì do bo mạch đã hỏng. |
3 | E3 | Đồ giặt trong máy bị xô lệch, ốc xoáy thiết bị lỏng lẻo, mất vành cân bằng, mất lò xo ở công tắc cửa, cần gạt an toàn không hoạt động,… | Sắp xếp lại đồ trong máy giặt, kiểm tra máy giặt đã được đặt ở vị trí cân bằng chưa |
4 | E4 | Hỏng phao máy giặt. | Kiểm tra lại tình trạng mở hoặc đóng của phao. |
5 | E5, E51 | – Vòi nước không cấp nước. – Ống cấp nước bị tắc. – Lưới lọc của ban cấp nước bị ứ đọng. Mất khả năng cảm biến mực nước. | Kiểm tra lại nguồn cấp nước và mực cảm biến nước tự động. |
6 | E6, E7 | – Mô tơ giặt không hoạt động. – Đồ giặt quá tải, mực nước bơm không đủ. | Kiểm tra lại mô tơ và kiểm tra số lượng đồ giặt. |
7 | Ec5 | 1 trong hai bánh răng truyền độc hoặc mô tơ xả đã ngừng hoạt động. | Kiểm tra mô tơ xả và bánh răng của thiết bị. |
8 | E7 | Số lượng quần áo giặt quá nhiều, kẹt mô tơ, trục ly hợp và cung cấp ít nước. | Giảm bớt số lượng quần áo giặt ở mỗi lần giặt. Kiểm tra vật thể bị kẹt ở mô tơ và nguồn nước cung cấp. |
9 | E7 – 1 | Lập trình loạn do giặt quá nhiều đồ trong 1 thời gian dài. | Rút nguồn điện và cắm lại trong vòng vài phút để setup lại chế độ. |
10 | E7 – 3 | Phần bo mạch báo lỗi. | Liên hệ bộ phận sửa chữa. |
11 | E7 – 4 | Bộ phận đếm từ bị lỗi. | Kiểm tra mâm từ nếu là inverter hoặc kiểm tra đếm vòng + board mạch, kiểm tra các jack kết nối từ bo mạch đến đầu dò động cơ. |
12 | E8 | Mô tơ giặt đồ bị kẹt. | Kiểm tra mô tơ và lồng giặt để tìm vật thể lạ bị mắc. |
13 | E9, E91, E92 | Nước giặt bị trào ra ngoài, lồng giặt bị thủng, van xả nước không hoạt động. | Kiểm tra lồng giặt và các dây cắm kết nối. Kiểm tra mực nước cảm biến. |
14 | EL | Lỗi phần động cơ thiết bị. | Liên hệ với trung tâm sửa chữa. |
15 | EB | Thiết bị không tải. | Kiểm tra phần bo mạch điều khiển. |
16 | E21 | Lỗi hoạt động của bo mạch và lỗi công tắc điều khiển. | Thay công tắc và kiểm tra lại bo mạch. |
17 | E23 | Hỏng công tắc cửa. | Thay mới công tắc cửa. |
18 | EP | Bơm của thiết bị hoạt động không theo điều khiển. | Kiểm tra lại bộ phận bơm. |
19 | F | Đồ khô quá nhiều. | Giảm lượng quần áo của mỗi lần giặt. |
20 | E94 | Cảm biến áp lực hoạt động không hiệu quả. | Kiểm tra chế độ cảm biến mực nước. |
21 | E52 | Nước nóng không được cung cấp hoặc cung cấp không đúng yêu cầu. | Kiểm tra lại bộ phận thanh đốt và các dây kết nối. |
22 | EA | Dòng điện áp bất thường. | Kiểm tra dây tải điện, hiệu điện thế của nguồn điện. |
23 | E64 | Lỗi báo ngay khi vừa khởi động thiết bị. | Liên hệ với thợ sửa chữa. |
24 | ED | Lỗi ED xuất hiện khi mở máy giặt. | Liên hệ với thợ sửa chữa. |
>> Xem thêm: Tổng Hợp Bảng Mã Lỗi Máy Giặt Của Tất Cả Các Hãng Cập Nhật 2023
Một số lưu ý khi sử dụng máy giặt Toshiba để hạn chế các lỗi xảy ra
Kiểm tra quần áo trước khi cho vào máy
Khi sử dụng máy giặt Toshiba, bạn nên kiểm tra toàn bộ quần áo trước khi bỏ vào máy giặt. Loại bỏ hoàn toàn các vật thể ở túi áo, túi quần đặc biệt là những vật thể làm từ kim loại rất gây hại cho quần áo và thiết bị.
Số lượng đồ giặt phù hợp
Số lượng đồ cho vào máy giặt không nên quá ít hoặc quá nhiều. Mỗi máy sẽ có 1 trọng lượng tiêu chuẩn khác nhau. Giặt quá tải lượng quần áo lâu ngày sẽ gây ra 1 số hỏng hóc của thiết bị đồng thời làm giảm hiệu suất hoạt động của máy.
Lựa chọn loại bột giặt/nước giặt chuyên dụng
Tùy thuộc vào công năng hoạt động của thiết bị và sở thích của gia chủ mà có thể lựa chọn những loại bột hoặc nước giặt khác nhau.
Tuy nhiên cần đảm bảo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất về sự đảm bảo sản phẩm giặt phù hợp với từng loại máy. Lượng nước giặt cho vào máy cũng lưu ý vừa đủ không quá nhiều.
>> Tham khảo thêm: Top 5 loại nước giặt Thái lan tốt nhất thị trường hiện nay
Lấy quần áo ra ngay sau khi máy giặt xong
Hãy lấy quần áo ra ngay sau khi máy giặt hoàn thành chương trình giặt để đảm bảo hương thơm và chất lượng của quần áo. Nếu để lâu trong lồng giặt sẽ gây ra mùi ẩm ướt khó chịu. Đồng thời còn gây 1 áp lực lên lồng máy giặt vô tình làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt định kỳ
Để máy giặt ít hỏng hóc và thời gian sử dụng lâu bền hãy vệ sinh máy giặt định kỳ.
Bạn có thể đặt lịch bảo dưỡng ở nhiều trung tâm dịch vụ hoặc tự vệ sinh định kỳ tại nhà. Điều này giúp bạn phát hiện sớm mã lỗi của máy giặt Toshiba (nếu có) và giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này.
Câu hỏi thường gặp
- Nên gọi thợ hay tự sửa mã lỗi máy giặt Toshiba?
Đối với mã lỗi máy giặt Toshiba ở mức đơn giản như gặp sự cố ở đường ống nước, dây cấp nước,…thì bạn có thể tìm hiểu và tự sửa chữa tại nhà.
Đối với những sự cố hỏng hóc nặng tốt hơn là bạn nên liên hệ với trung tâm sửa chữa để nhận được giải pháp an toàn và tối ưu nhất. - Máy giặt Toshiba hoạt động tốt với nguồn điện thế bao nhiêu?
Đối với đa số các mẫu máy giặt Toshiba thì thường sẽ hoạt động ổn định với nguồn điện có hiệu điện thế ở mức 220 – 240V. Kiểm tra nguồn điện kỹ càng để đảm bảo công suất làm việc của thiết bị. Hạn chế được 1 số những sự cố, hỏng hóc liên quan đến bộ phận máy giặt do nguồn điện.
Qua nội dung mà bTaskee vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã có thêm nhiều hiểu biết hơn về mã lỗi máy giặt Toshiba. Sử dụng thiết bị nội thất thông minh và đúng cách để kéo dài tuổi thọ và tăng năng suất hoạt động cho máy nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Lỗi E10 Máy Giặt Electrolux: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Nhanh
- Lỗi 4c Máy Giặt Samsung: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Hình ảnh: Pinterest