Mùa hè đang đến gần với những ngày nắng nóng gay gắt. Chiếc máy lạnh LG của bạn có đang hoạt động tốt? Nếu không, đừng lo lắng! Tổng Hợp Bảng Mã Lỗi Máy Lạnh LG 2024 Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất sẽ giúp bạn “cứu cánh” cho mùa hè của mình.
Tổng hợp bảng mã lỗi điều hòa LG có màn hình hiển thị
Bảng mã lỗi điều hòa LG Inverter
Mã lỗi | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
CH01 | Do hở mạch, lỗi bên trong mạch, mối hàn kém | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH02 | Do cảm biến hỏng hoặc dây dẫn bị hở | Thay thế cảm biến, kiểm tra dây dẫn |
CH03 | Do dây tín hiệu bị lỏng hoặc hỏng | Gắn lại dây tín hiệu, thay thế nếu cần thiết |
CH04 | Do công tắc phao mở | Sửa chữa hoặc thay thế bơm xả nước, công tắc phao |
CH05 | Do đường truyền tín hiệu kém | Gắn lại dây kết nối, thay thế nếu cần thiết |
CH06 | Do hở mạch, lỗi bên trong mạch hoặc mối hàn kém | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH07 | Do các cục trong hoạt động không cùng một chế độ | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH09 | Do lỗi bo mạch dàn nóng và dàn lạnh | Kiểm tra kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh |
CH10 | Do kẹt quạt vì bụi bẩn, khô dầu, hư cháy quạt, lỗi bo dàn lạnh | Kiểm tra quạt dàn lạnh hoặc bo mạch điều khiển dàn lạnh |
CH22 | Do quá tải điện áp, kẹt, khô dầu dẫn đến quá tải | Kiểm tra điện áp nguồn |
CH23 | Do sụt áp nguồn quá tải nguồn cục bộ | Kiểm tra điện áp nguồn |
CH26 | Do máy nén cháy, kẹt | Kiểm tra bo mạch điều khiển inverter, cảm biến nhiệt độ và block máy nén |
CH27 | Do máy hoạt động quá tải | Kiểm tra bo mạch inverter |
CH29 | Do khô dầu, kẹt trục hoặc block máy | Kiểm tra bo mạch điều khiển và máy nén |
CH33 | Do cảm biến nhiệt độ cao trên ống đẩy máy nén | Kiểm tra dàn nóng, bo mạch điều khiển và cảm biến nhiệt |
CH41 | Do cảm biến bị hư hở mạch, đứt dây | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH44 | Do cảm biến bị hư, hở mạch, đứt dây | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH45 | Do hở mạch, lỗi bên trong mạch, mối hàn kém | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH46 | Do cảm biến bị hỏng hoặc bị lỗi hoặc môi chất làm lạnh bị rò rỉ | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH47 | Do hở mạch, lỗi bên trong mạch, mối hàn kém | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH51 | Do tổng công suất cục trong lớn hơn cục ngoài | Kiểm tra dàn nóng và bo mạch điều khiển |
CH54 | Do nguồn điện có sự cố hoặc sai phân vùng tần số | Kiểm tra nguồn điện và bo mạch điều khiển |
CH60 | Do bo mạch trên dàn nóng bị lỗi | Kiểm tra dàn nóng và bo mạch điều khiển |
CH61 | Do bụi bẩn có thể tích tụ trên bề mặt của dàn nóng. | Vệ sinh dàn nóng |
CH62 | Do lỗi cảm biến nhiệt độ và áp suất | Kiểm tra cảm biến nhiệt và bo mạch dàn lạnh |
CH67 | Do bị kẹt dị vật hoặc dây nguồn từ mạch điều khiển để mô tơ quạt bị đứt | Kiểm tra và sửa chữa quạt dàn nóng |
Bảng mã lỗi điều hòa LG Non-Inverter (điều hòa LG mono)
Mã lỗi | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
CH24 | Máy nén hoạt động áp lực cao do bị tắt 3 lần/ giờ | Kiểm tra máy nén, bo mạch điều khiển và cảm biến nhiệt độ |
CH40 | Cảm biến CT ngắn hoặc mở | Kiểm tra và sửa chữa cảm biến CT, dây dẫn kết nối với cảm biến và bo mạch điều khiển |
CH42 | Cảm biến áp suất thấp ngắn hoặc mở | Kiểm tra và sửa chữa cảm biến áp suất thấp |
CH43 | Cảm biến áp suất cao ngắn hoặc mở | Kiểm tra và sửa chữa cảm biến áp suất cao |
CH48 | Lỗi do cảm biến đường ống của dàn nóng ngắn hoặc mở | Kiểm tra và sửa chữa cảm biến đường ống và dẫn kết nối với cảm biến |
CH52 | PCB biến tần không báo tín hiệu cho PCB chính trong vòng 20 giây | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH55 | Trung tâm điều khiển không báo tín hiệu cho PCB chính trong vòng 3 phút | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH56 | PCB chính không báo tín hiệu cho trung tâm điều khiển trong vòng 3 phút | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
CH57 | PCB chính không báo tín hiệu cho PCB biến tần trong vòng 3 phút | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
Tổng hợp bảng mã lỗi điều hòa LG không có màn hình hiển thị
Mã lỗi | Nguyên nhân | Hiển thị ở cục trong (LED2) | Hiển thị ở cục trong (LED1) | Hiển thị ở cục ngoài (Đỏ) | Hiển thị ở cục ngoài (Xanh) | Cách khắc phục |
28 | Lỗi điện áp DC cao hơn giá trị định mức | 2 lần | 8 lần | 2 lần | 8 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
29 | Máy nén biến tần bị quá dòng | 2 lần | 9 lần | 2 lần | 9 lần | Kiểm tra nguồn điện và quạt dàn nóng |
31 | Lỗi thấp dòng | 3 lần | 1 lần | 3 lần | 1 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
32 | Nhiệt độ ống xả máy nén biến tần cao (Đứt/Chập) | 3 lần | 2 lần | 3 lần | 2 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
40 | Lỗi Sensor biến dòng (Đứt/Chập) | 4 lần | – | 4 lần | – | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
41 | Lỗi cảm biến ống xả máy nén biến tần (Đứt/Chập) | 4 lần | 1 lần | 4 lần | 1 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
44 | Lỗi cảm biến không khí dàn nóng (Đứt/Chập) | 4 lần | 4 lần | 4 lần | 4 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
45 | Lỗi cảm biến giữa dàn nóng (Đứt/Chập) | 4 lần | 5 lần | 4 lần | 5 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
48 | Lỗi cảm biến đầu ra dàn nóng (Đứt/Chập) | 4 lần | 8 lần | 4 lần | 8 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
53 | Lỗi kết nối tín hiệu (Cục ngoài ↔ Cục trong) | 5 lần | 3 lần | 5 lần | 3 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
60 | Lỗi IC EEPROM | 6 lần | – | 6 lần | – | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
61 | Nhiệt độ dàn nóng cao | 6 lần | 1 lần | 6 lần | 1 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
62 | Nhiệt độ IC Inverter cao | 6 lần | 2 lần | 6 lần | 2 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
63 | Nhiệt độ dàn nóng thấp | 6 lần | 3 lần | 6 lần | 3 lần | Kiểm tra quạt dàn nóng |
65 | Lỗi cảm biến cánh tản nhiệt IC Inverter | 6 lần | 5 lần | 6 lần | 5 lần | Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp |
Trong trường hợp máy lạnh không có màn hình led thì có thể quan sát lỗi dựa vào số âm nháy đèn để chẩn đoán lỗi.
Cách kiểm tra mã lỗi máy lạnh LG
- Đối với máy lạnh LG có màn hình hiển thị: Chúng ta có thể kiểm tra mã lỗi của máy lạnh bằng cách quan sát màn hình led, máy lạnh có dấu hiệu bất thường xảy ra lỗi sẽ được hiển thị trên màn hình.
- Đối với máy lạnh LG không có màn hình hiển thị: Với máy lạnh không có màn hình hiển thị mà chỉ có trang bị đèn báo. Khi máy lạnh gặp vấn đề bị lỗi thì đèn báo sẽ tự động nhấp nháy để báo lỗi.
Sau khi nhận biết được các dấu hiệu, bạn hãy kiểm tra đúng mã lỗi và tìm cách khắc phục. Trong trường hợp, bạn chưa có phương pháp để khắc phục thì bạn có thể nhờ chuyên viên sửa máy lạnh chuyên nghiệp hỗ trợ.
Những lưu ý khi sử dụng điều hòa LG
Vệ sinh và bổ sung gas định kỳ
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bụi bẩn tích tụ bên trong máy lạnh là nguyên nhân chính dẫn đến các lỗi CH10, CH61 thường gặp ở các dòng máy LG. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe gia đình.
Do đó, việc vệ sinh máy lạnh định kỳ là cách để bảo vệ tuổi thọ và hạn chế máy lạnh báo lỗi do bụi bẩn gây tắc nghẽn. Nếu bạn không có chuyên môn và thời gian để tự vệ sinh hãy đặt dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại app bTaskee. Chỉ với vài giây vào app bạn sẽ có ngay chuyên gia vệ sinh máy lạnh tại nhà mỗi khi cần.
Tải app bTaskee tại đây
Ngoài vấn đề vệ sinh máy lạnh định kỳ thì phải cần lưu ý những vấn đề khác như:
Lựa chọn điều hòa có công suất hợp lý
Lựa chọn điều hòa có công suất dựa vào diện tích phòng:
- Điều hòa 1 HP (9000 BTU): Phòng dưới 15 m2.
- Điều hòa 1.5 HP (12000BTU): Phòng 15-20 m2.
- Điều hòa 2 HP (18000 BTU): Phòng 20-30 m2.
- Điều hòa 2.5 HP (24000 BTU): Phòng 30-40 m2.
Việc lựa chọn công suất phù hợp không những giúp tiết kiệm điện mà còn bảo đảm sức khỏe gia đình.
Bật điều hòa trước khi ngủ 15-20 phút
Mỗi máy điều hòa đều có thời gian để khởi động và khả năng làm mát khác nhau. Vì vậy nếu điều hòa của bạn không có khả năng làm mát nhanh thì bạn nên bật điều hòa trước khi ngủ 15-20 phút để có một giấc ngủ ngon, thư giãn và dễ chịu.
Nên để nhiệt độ điều hòa thấp hơn 5 độ C so với môi trường
Nếu đang ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp mà đột ngột bước ra ngoài thì bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng bị sốc nhiệt như: ngất xỉu, khó thở, ảo giác, mất ý thức, tim đập nhanh…
Để ngăn chặn việc này, bạn chỉ nên để điều hòa thấp hơn 5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời là tốt nhất.
Nên sử dụng thêm quạt khi sử dụng điều hòa
Việc sử dụng thêm quạt làm cho không khí lạnh trong phòng được lưu thông đồng đều, tốt cho sức khỏe của gia đình bạn hơn. Vì vậy, khi sử dụng thêm quạt, bạn có thể tăng nhiệt độ điều hòa lên một chút, như vậy sẽ giúp tiết kiệm điện hơn.
Câu hỏi thường gặp
- Bao lâu thì cần vệ sinh máy lạnh?
Nếu gia đình sử dụng thì thời gian khoảng từ 3 – 4 tháng/lần. Nếu tần suất sử dụng thấp thì khoảng 6 tháng/lần. Đối với công ty nhà hàng khoảng 3 tháng/lần. Trong môi trường có nhiều bụi bẩn thời gian nên là 1- 2 tháng/lần.
- Sửa chữa điều hòa tại nhà có ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của máy không?
Nếu gia đình sử dụng thì thời gian khoảng từ 3 – 4 tháng/lần. Nếu tần suất sử dụng thấp thì khoảng 6 tháng/lần. Đối với công ty nhà hàng khoảng 3 tháng/lần. Trong môi trường có nhiều bụi bẩn thời gian nên là 1- 2 tháng/lần.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan khác:
- [Cập Nhật 2024] Tổng Hợp Mã Lỗi Máy Giặt Toshiba Nội Địa Chi Tiết
- Tổng Hợp Mã Lỗi Điều Hòa Panasonic Đầy Đủ Và Mới Nhất
- Bảng Mã Lỗi Điều Hòa Daikin Và Cách Khắc Phục