Nhận Biết Các Mã Lỗi Máy Lạnh Midea Và Cách Khắc Phục

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
mã lỗi máy lạnh midea
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Trong quá trình sử dụng điều hoà thì việc tránh khỏi các sự cố lỗi hay hỏng hóc là không thể. Đối với những hộ gia đình sử dụng máy lạnh Midea cũng sẽ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề. Hãy cùng bTaskee tham khảo một số mã lỗi máy lạnh Midea ở bài viết dưới đây nhé!

Bảng mã lỗi máy lạnh Midea treo tường

Mã lỗiMô tả lỗiCách khắc phục
E1Cảm biến nhiệt độ bị lỗiKiểm tra giắc cắm giữa bo mạch và đầu nối cảm biến, đo giá trị điện trở của cảm biến, thay thế cảm biến trước nếu không được thay thế bo mạch dàn lạnh
E2Lỗi tín hiệu kết nối từ bo mạchKiểm tra dây điện kết nối tín hiệu, nguồn hoặc tháo bo mạch ra cắm lại hoặc thay bo mạch mới
E3Cấp nguồn cho dàn lạnh bị lỗiKiểm tra lại đường điện kết nối tín hiệu, dùng tay xoay motor hoặc thay motor cho dàn lạnh
E4Lỗi điện áp hoặc nguồn điện có sự cố vấn đềKiểm tra điện áp ra từ nơi cấp điện
E5Lỗi cảm biến nhiệt độ dàn lạnhBáo lên trung tâm bảo hành của hãng để kỹ thuật viên có thể qua thay thế, xử lý
E6Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh bị chập điệnKiểm tra giắc cắm của cảm biến tại bo mạch, kiểm tra điện trở cảm biến hoặc thay thế bo mạch cho dàn lạnh
E7(đối với máy lạnh 2 chiều)Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh bị chập điệnKiểm tra giắc cắm của cảm biến tại bo mạch, kiểm tra điện trở cảm biến hoặc thay thế bo mạch cho dàn lạnh
ECLỗi liên quan đến áp suất gas, đường ống có thể do: Hở gas gây xì gas, hay thiếu gas, đường ống bị móp làm nghẹt gas,…Kiểm tra đầu giắc co hay đường ống nếu đường ống có vấn đề nên đi lại đường ống
Bảng mã lỗi máy lạnh Midea treo tường

Mã lỗi điều hoà Midea âm trần

Mã lỗiBáo lỗi trên đènMô tả lỗi
E0Lỗi dây tín hiệu chạm dây khác
E1Lỗi tín hiệu kết nối từ bo mạch
E2Đèn Timer nhấp nháyLỗi cảm biến không khí
E3Đèn Operation nhấp nháyLỗi E3 điều hòa Midea liên quan đến cảm biến dàn trong nhà
E4Đèn DEF/FAN nhấp nháyLỗi cảm biến dàn ngoài trời
F4, ED, E6Cả 4 đèn nhấp nháyLỗi pha, áp suất, bo mạch
E7Lỗi chipset, bo mạch
E5, EE, E8Đèn Alarm nhấp nháyLỗi công tắc kiểm soát mức nước
EBLỗi tốc độ motor máy trong
F1, F2LED hiển thị, dây kết nối
F3Lỗi kết nối dây máy trong
FCLỗi gas, nghẹt gas
Cả 4 đèn đều nhấp nháyLỗi áp suất, pha, dây tín hiệu
Bảng mã lỗi điều hoà Midea âm trần

Bảng mã lỗi điều hoà Midea tủ đứng

Mã lỗiMô tả lỗi Báo lỗi trên đèn
E1Dây tín hiệu chạm dây khác
E2Lỗi tín hiệu kết nối từ bo mạch
E3Lỗi cảm biến không khí
E4Lỗi cảm biến dàn trong nhà
P4Lỗi cảm biến dàn ngoài trời
P5Lỗi pha, lỗi áp suất, lỗi bo mạch
E6Lỗi ChipSet, lỗi bo mạch
Lỗi công tắc kiểm soát mức nướcCả 4 đèn đều nhấp nháy
Bảng mã lỗi điều hoà Midea tủ đứng

Máy lạnh Midea báo lỗi EC

Điều hòa Midea với thiết kế hiện đại, tinh tế
Điều hòa Midea với thiết kế hiện đại, tinh tế 

Lỗi EC trên điều hòa Midea là gì?

Máy lạnh Midea có thể gặp phải sự cố liên quan đến áp suất gas hay đường ống khi báo lỗi EC, vấn đề này xảy ra do: gas bị rò rỉ, xì ra, bị thiếu gas hay đường ống bị bẹp, móp khiến gas không lưu thông được,…

Lỗi EC khiến cho điều hoà chỉ có thể hoạt động với công suất thấp, luồng khí mát toả ra yếu và không lan toả ra hết khu vực lắp đặt dù phòng vừa, nhỏ hay thậm chí là dừng hoạt động.

Nguyên nhân điều hòa Midea lỗi EC 

Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi EC cho điều hoà Midea:

  • Quá trình lắp đặt không cẩn thận đã khiến đường ống dẫn bị đứt hoặc sai làm sai kỹ thuật khiến cho khí gas bị rò rỉ và thoát ra ngoài.
  • Đường ống dẫn gas bị ngập nước hoặc ống dẫn môi chất gas bị méo, bẹp khiến cho khí gas tắc nghẽn không thể lưu thông. Phần lớn cũng do quá trình vận chuyển, và kỹ thuật viên khi lắp đặt.
  • Khi bơm gas, kỹ thuật viên cần phải hút chân không để làm sạch đường ống. Tuy nhiên, nếu đường ống không được vệ sinh thường xuyên thì việc tắc nghẽn là không thể tránh khỏi.

Cách khắc phục điều hòa Midea gặp lỗi EC

Hãy tham khảo một số cách khắc phục sự cố điều hoà Midea báo lỗi EC dưới đây nhé:

  • Thực hiện thao tác kiểm tra van gas, nếu thấy chỗ hở, van gas lỏng thì cần thắt chặt lại. Nếu van gas đã có dấu hiệu đứt, hỏng thì phải thay bằng van mới để đảm bảo khí gas không rò rỉ ra ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình làm mát cũng như tuổi thọ của điều hoà.
  • Kiểm tra lượng gas có trong điều hoà xem đã đủ hay chưa, nếu thiếu thì  phải tiến hành bơm đầy gas để thiết bị có thể hoạt động trơn tru. Lưu ý, mỗi dòng điều hoà Midea sẽ sử dụng loại gas khác nhau nên cần có các kỹ thuật viên can thiệp các thao tác để an toàn nhé!
  • Kiểm tra xem đường ống có bị móp, méo không để điều chỉnh lại sao cho khí gas có thể tuần hoàn dễ dàng. Ngoài ra, khi lắp đặt đường ống ta nên ưu tiên việc lắp thẳng, tránh những đường quanh co, gấp khúc vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình khí gas lưu thông.
  • Việc vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa định kỳ là rất cần thiết góp phần phát hiện kịp thời và sửa chữa các sự cố hỏng hóc và tiết kiệm được nhiều chi phí không cần thiết.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch vệ sinh máy lạnh ngay hôm nay!

Điều hoà Midea nháy đèn xanh

Cách nhận biết

Trong trường hợp này, điều hoà Midea dòng cao cấp sẽ không báo lỗi trên màn hình, chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu từ đèn nhấp nháy ở dàn nóng để phát hiện kịp thời.

Nguyên nhân

Khi điều hoà Midea gặp phải lỗi nháy đèn xanh, nguyên nhân có thể do:

  • Trường hợp đèn màu đèn màu đỏ tắt mà đèn xanh vẫn sáng: Thiết bị đang trong chế độ chờ.
  • Trường hợp cả đèn xanh và đèn đỏ sáng: Thiết bị hoạt động bình thường.
  • Trường hợp đèn xanh sáng, đèn đỏ nhấp nháy: block đang gặp vấn đề.
  • Đèn xanh tắt , đèn đỏ nhấp nháy: Không kiểm soát được tốc độ blog.
  • Đèn xanh nhấp nháy, đèn đỏ sáng: Động cơ và máy nén bị lỗi pha cấp.
  • Đèn xanh nhấp nháy còn  đèn đỏ tắt: lỗi P0 hoặc bo mạch dàn.
  • Trường hợp đèn xanh và đèn đỏ cùng nhấp nháy:  Bộ phận chip quá nóng (Hãy tắt nguồn điều hòa sau đó tiến hành kiểm tra giải nhiệt, tháo bo ra và lắp lại, sau 10 phút tiến hành khởi động lại)

Cách khắc phục lỗi điều hòa Midea nháy đèn xanh

Chúng ta chỉ nên khắc phục lỗi này nếu đã chắc chắn thiết bị bị lỗi thực sự và cần phải có sự can thiệp của kỹ thuật chuyên nghiệp để chấm dứt lỗi hoàn toàn. Nếu chỉ đơn giản là đèn xanh nhấp nháy do hết gas thì ta chỉ cần khắc phục bằng cách nạp thêm đủ gas để thiết bị hoạt động bình thường.

Trong trường hợp điều hoà nhấp nháy đèn xanh do hỏng bo mạch và block,…thì máy điều hoà đã gặp phải sự cố khá lớn và cần phải có thợ sửa chữa chuyên môn để tránh tình trạng làm hỏng điều hoà.

Vệ sinh máy lạnh thường xuyên giúp máy tốt hơn
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên giúp máy tốt hơn

Câu hỏi thường gặp:

  1. Cục nóng điều hòa không hoạt động ?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến cục nóng điều hòa không hoạt động:
    – Dàn nóng quá bẩn, các mảng bụi bám chặt vào linh kiện khiến nó không thể hoạt động.
    – Rơ le cảm biến nhiệt bị hư.
    – Cục nóng đặt sai vị trí nên không thể tản nhiệt nên tự động ngắt khi nhiệt độ quá cao.
    – Quạt, tụ điện hoặc các dây trong dàn nóng bị hư hỏng.

  2. Bao lâu thì nên vệ sinh máy lạnh một lần ?

    Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên vệ sinh máy lạnh tối thiểu 2-3 tháng 1 lần tùy thuộc vào thời gian sử dụng và điều kiện môi trường.

Trên đây là một số mã lỗi máy lạnh Midea mà nhiều gia đình gặp phải trong quá trình sử dụng. Việc nhận biết được các lỗi và đưa ra các phương pháp khắc phục kịp thời sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cũng như chất lượng của điều hoà cho gia đình.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services