Phân Loại Và Công Dụng Của Mái Nhà Theo Vật Liệu

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Các loại mái nhà, công dụng và lưu ý khi thiết kế
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mái nhà là một trong những bộ phận chính đóng vai trò bảo vệ ngôi nhà cũng như quyết định tính thẩm mỹ của công trình. Vậy có những loại mái nhà nào? Cùng bTaskee tìm hiểu chi tiết nhé!

Mái nhà ngói

Là sự kết hợp hoàn hảo giúp kiến trúc của ngôi nhà ấn tượng và đẹp mắt hơn. Do đó từ xưa đến nay, mái ngói luôn là sự lựa chọn ưu tiên. 

Bời mái ngói sở hữu kết cấu chắc chắn và độ bền cao, mái nói có khả năng chống chịu rất tốt bất chấp thời tiết khắc nghiệt. 

Bên cạnh đó, việc thi công mái ngói cũng không quá phức tạp. Quá trình lợp mái chỉ cần sử dụng hệ thống vì kèo gồm sắt hộp, li tô và xà gồ gỗ để cố định. 

Trong quá trình thi công, kiến trúc sư thường sẽ chọn thép mạ. Loại thép này sẽ giúp tăng tuổi thọ của mái.  Lưu ý để tránh giảm tuổi thọ của mái và tình trạng thấm dột, sau khi lợp xong bạn nên hạn chế đi lại trên mái. 

Mái ngói luôn là sự lựa chọn ưu tiên khi xây dựng nhà cửa
Mái ngói luôn là sự lựa chọn ưu tiên khi xây dựng nhà cửa

Mái bê tông dán ngói

Mái bê tông dán ngói có tuổi thọ cao, vệ sinh dễ cùng khả năng chống ồn, chống thấm dột và chống nóng cao. Vì tính ứng dụng tốt nên mái bê tông dán ngói xuất hiện rất nhiều ở những công trình kiến trúc đẳng cấp như: Biệt thự, nhà phố…

Khi xây dựng mái bê tông dán ngói thay vì sử dụng hệ thống vì kèo các kiến trúc sư thường áp dụng phương pháp: Đặt thép, đổ bê tông, ghép ván khuôn và cuối cùng là dán ngói cố định.

Mái bê tông dán ngói xuất hiện rất nhiều ở những công trình kiến trúc đẳng cấp
Mái bê tông dán ngói xuất hiện rất nhiều ở những công trình kiến trúc đẳng cấp

Mái tôn

Mái tôn được sử dụng nhiều trong các thiết kế nhà cấp 4, nhà xưởng, nhà kho hoặc nhà ống bởi giá thành rẻ và dễ tìm. Bên cạnh đó, mái tôn tương đối nhẹ và dễ lắp đặt cũng như tháo dỡ.

Nhờ vậy mà quá trình thi công cũng sẽ nhanh chóng hơn. Thông thường tuổi thọ của mái tôn sẽ rơi vào khoảng 20 -35 năm. 

Hiện nay mái tôn khá đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và mẫu mã. Khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng. Một số loại mái tôn có khả năng chống nóng, chống ồn như: Bông thủy tinh, tôn mái, cát tường,…

Mái tôn được sử dụng nhiều trong các thiết kế nhà cấp 4, nhà xưởng, nhà kho
Mái tôn được sử dụng nhiều trong các thiết kế nhà cấp 4, nhà xưởng, nhà kho

Mái nhà kính

Mái kính là một trong các kiểu mái nhà đẹp được sử dụng phổ biến trong những công trình kiến trúc hiện đại, sang trọng và đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như: Nhà phố, văn phòng, quán cà phê…

Hệ thống mái kính được sử dụng nhiều nhất là kính cường lực với khả năng chống chịu tốt trước thời tiết xấu và loại kính dán an toàn. 

Đi kèm với đó bạn có thể chọn các loại hệ thống khung như: Khung inox, khung nhôm, khung sắt… được gia cố cẩn thận bằng keo và các phụ kiện có khả năng chịu lực tốt để đảm bảo an toàn cũng như tăng độ bền cho mái. 

>>> Xem thêm: Những Mẫu Thiết Kế Nhà Cấp 4 Đẹp Hiện Đại Giá Rẻ 2023

Hệ thống mái kính được sử dụng nhiều nhất là kính cường lực
Hệ thống mái kính được sử dụng nhiều nhất là kính cường lực

Mái nhà lợp bằng tấm nhựa trong suốt

Giá thành mái lợp bằng nhựa trong suốt rẻ hơn mái kính. Đồng thời tốc độ thi công cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn nên thường được áp dụng trong các công trình như nhà kính trồng cây, nhà dân dụng, giếng trời hoặc sân bóng, vòm ga xe buýt…

Thêm vào đó, mái lợp thuộc top các loại mái được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại. Nguyên vật liệu chính là hạt nhựa Bayer của Đức và các loại hạt nhựa khác như: Thermoplastic, aromatic poly sodium, cùng các hóa chất – phụ gia khác. Nhờ đó mà sản phẩm đạt tuổi thọ cao và được đánh giá đạt chuẩn chất lượng. 

Mặc dù khá tương đồng với kính nhưng tấm polycarbonate sở hữu độ bền lớn hơn 200 lần so với kính, trọng lượng cũng chỉ bằng một nửa trọng lượng của kính.

Hơn thế nữa, loại mái lợp này còn được đánh giá cao nhờ khả năng chống nhiệt, cách điện tốt, khả năng xuyên sáng và thân thiện với môi trường khi có thể tự phân hủy. Hứa hẹn sẽ là dòng mái nhà có độ phủ sóng dày đặt trong tương lai. 

Giá thành mái lợp bằng nhựa trong suốt rẻ hơn mái kính
Giá thành mái lợp bằng nhựa trong suốt rẻ hơn mái kính

Tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái được sản xuất từ hỗn hợp nhôm nhựa dưới áp suất và nhiệt độ cao. Thân thiện với môi trường và có độ bền lên đến 40 năm nên loại mái nhà này thường xuất hiện tại các công trình tiện ích như nhà máy sản xuất, mạ hóa chất, resort ven biển…

Ngoài ra, một số ưu điểm vượt trội khác của tấm lợp sinh học như: 

  • Cách âm, cách nhiệt tốt
  • Chống cháy nổ, chống oxy hóa, ngăn ngừa tia UV
Tấm lợp sinh thái thân thiện với môi trường
Tấm lợp sinh thái thân thiện với môi trường

Các loại mái nhà phổ biến hiện nay

Mái dốc (mái thái)

Mái thái hay mái dốc là thiết kế rất được ưa chuộng trong kiến trúc Việt Nam. Kiểu mái nhà này thường được sử dụng nhiều trong các kiến trúc nhà mái ngói 3 gian, nhà cấp 4, biệt thự hay nhà phố. 

Mái dốc có cấu trúc xếp chồng, nhô ra khỏi thân nhà một khoảng từ 60 – 150cm và tạo một góc nhất định với phương ngang. Thiết kế này giúp tăng khả năng thoát nhiệt, thoát nước cũng như chống dột cho ngôi nhà. Bên cạnh đó giúp tạo hình nhà đẹp và sang trọng hơn.

Mái thái hay mái dốc là thiết kế rất được ưa chuộng trong kiến trúc Việt Nam
Mái thái hay mái dốc là thiết kế rất được ưa chuộng trong kiến trúc Việt Nam

Mái bằng

Biệt thự, nhà phố, nhà ống hoặc các công trình cao cấp khác lại dành sự ưu tiên cho thiết kế mái bằng. Vẻ đẹp hiện đại, thời thượng và sang trọng là những gì mà kiến trúc mái bằng sẽ mang lại cho công trình của bạn.

Bên canh đó, được làm bằng bê tông nên kết cấu của mái bằng có khả năng chống chịu rất tốt trước thời tiết khắc nghiệt. 

Kiến trúc sư thường sẽ dùng loại mái này để tạo điểm nhấn cho kiến trúc của ngôi nhà. Ngoài ra, dùng mái bằng khi thiết kế sân thượng trồng cây, làm nơi thư giãn cũng rất lý tưởng. 

Kết cấu của mái bằng có khả năng chống chịu rất tốt trước thời tiết khắc nghiệt
Kết cấu của mái bằng có khả năng chống chịu rất tốt trước thời tiết khắc nghiệt

Giữ vệ sinh cho công trình không những giúp đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn hỗ trợ việc thi công dễ dàng và an toàn hơn. Đặt ngay dịch vụ tổng vệ sinh của bTaskee để tiết kiệm thời gian và chi phí nhé.

Tải app bTaskee để trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay.

Mái lệch

Chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng góp mặt trong phần lớn các công trình cao cấp là minh chứng rõ nhất cho chất lượng của mái lệch. 

Về kết cấu, mái lệch có vài điểm tương đối giống với mái bằng. Tuy nhiên, ở mái lệch, độ dốc và độ chênh lệch giữa 2 phần mái khác nhau nên tạo được hiệu ứng lệch tầng lạ mắt. Bên cạnh đó, mặt cắt không cân xứng cũng chính là điểm nhấn của công trình mái lệch. Tạo nên một không gian kiến trúc hiện đại và phong cách riêng cho gia chủ. 

Độ chênh lệch giữa 2 phần mái khác nhau nên tạo được hiệu ứng lệch tầng lạ mắt
Độ chênh lệch giữa 2 phần mái khác nhau nên tạo được hiệu ứng lệch tầng lạ mắt

Các loại mái nhà theo kết cấu

Mái bê tông cốt thép

Rất dễ bắt gặp mái bê tông cốt thép trong các loại công trình nhà ở, đặc biệt là với những ngôi nhà áp dụng thiết kế mái thái. 

Giống với tên gọi của nó, loại mái này thường được thi công lắp ghép, nửa lắp ghép hoặc xây dựng hoàn toàn bằng bê tông. Đi kèm với đó, mái bê tông cốt thép luôn phải đảm bảo yêu cầu về cách nhiệt,  chống dột cũng như chịu được mưa bão lớn.

Trong quá trình thi công, các kiến trúc sư phải tính toán kỹ lưỡng lượng nguyên vật liệu và khối lượng thép dùng để xây dựng. Sao cho đảm bảo độ phù hợp với diện tích mái và kiểu dáng của công trình

Cần tính toán kỹ lưỡng khối lượng thép dùng để xây dựng mái bê tông cốt thép
Cần tính toán kỹ lưỡng khối lượng thép dùng để xây dựng mái bê tông cốt thép

Mái khung (giàn) phẳng từ tre – gỗ – thép

Mái khung phẳng được sử dụng nhiều trong các thiết kế khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Vật liệu để sản xuất loại mái này thường là gỗ, tre hoặc thép. Quá trình thi công cũng tương đối dễ dàng. 

Tuy nhiên, do độ chống chịu và yêu cầu về mặt tải trọng thấp nên mái khung phẳng không phổ biến trong thiết kế nhà ở hoặc các công trình cao cấp hơn. 

>>> Xem thêm: Nhà Cấp 4 Là Gì? Các Cách Để Phân Biệt Nhà Cấp 1 2 3 4

Chỉ nên dùng mái khung giàn từ tre trong các công trình sinh thái
Chỉ nên dùng mái khung giàn từ tre trong các công trình sinh thái

Mái giàn thép không gian

Mái giàn thép không gian phù hợp với các loại công trình quy mô lớn như sân vận động, sân bay… Kết cấu của loại mái này được thiết kế nhằm tăng khả năng chịu lực theo nhiều chiều khác nhau. 

Ngoài ra, một ưu điểm vượt trội nữa của mái giàn thép chính là chống cháy và khả năng chống chịu các tác động từ môi trường. 

Mái giàn thép không gian phù hợp với các loại công trình quy mô lớn
Mái giàn thép không gian phù hợp với các loại công trình quy mô lớn

Nguyên tắc thiết kế mái nhà

  • Chống nhiệt: Mái nhà là phần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nên cần đảm bảo có khả năng chống nhiệt tốt. Vật liệu sản xuất mái nhà phải có khả năng chống nóng như: Gạch mát, tôn mát…
  • Chống nước: Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế mái nhà chính là khả năng thoát nước và chống dột. Mái nhà cần có độ dốc hợp lý để đảm bảo thoát nước cho mái cũng như bảo vệ ngôi nhà trước thời tiết xấu. 
  • Độ an toàn: Cần tính toán kỹ càng về kết cấu cũng như tải trọng của mái nhà khi thiết kế và thi công để đảm bảo cho người thi công và cả người sử dụng sau này. 
  • Phong thủy: Quan niệm dân gian truyền lại rằng: Không nên làm mái nhà vào các ngày xấu như: Tam xương, thọ tử… để tránh chuyện không may. Bên cạnh đó, khi lợp mái nên sử dụng mái màu nâu sẫm hoặc màu đỏ để thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ. 
Không nên làm mái nhà vào các ngày xấu để tránh rủi ro
Không nên làm mái nhà vào các ngày xấu để tránh rủi ro

Lưu ý khi thiết kế mái nhà

Yếu tố bài thủy

Để mái nhà vững chắc trước các đợt mưa gió, bão bùng của miền nhiệt đới, ông cha ta thường dùng rơm rạ để làm mái vì mang lại khả năng thoát nước mạnh. Tuy nhiên, hiện nay vì yêu cầu về độ thẩm mỹ cao nên xuất hiện rất nhiều sự lựa chọn về vật liệu khi làm mái nhà. 

Bên cạnh tính thẩm mỹ, bạn cần cân nhắc chọn loại vật liệu đảm bảo yếu tố bài thủy cho ngôi nhà của mình. 

Cần chú ý yếu tố bài thủy khi thiết kế mái nhà
Cần chú ý yếu tố bài thủy khi thiết kế mái nhà

Yếu tố cách nhiệt 

Nếu cần khả năng thoát nước vào mùa mưa thì ở mùa nóng, mái nhà cũng cần thoát nhiệt tốt để đem lại không khí mát mẻ cho không gian của bạn. Do vậy mà tùy theo nhu cầu sử dụng, gia chủ nên chọn những loại vật liệu làm mái thích hợp.

Yếu tố triệt lôi của ngôi nhà

Nguyên tắc triệt lôi ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn về tính mạng của người sử dụng. Để đảm bảo yếu tố này khi thi công mái nhà, gia chủ cần làm dây dẫn sét tiếp xúc với cột tiếp địa được chôn sâu dưới đất. 

Tổng hợp các mẫu mái nhà đẹp được ưa chuộng tại Việt Nam

Mẫu nhà mái dốc độc lạ không kém phần sang trọng
Mẫu nhà mái dốc độc lạ không kém phần sang trọng
Mẫu nhà mái bằng hiện đại, sang trọng
Mẫu nhà mái bằng hiện đại, sang trọng
Mẫu nhà mái vòm cổ điển và sang trọng
Mẫu nhà mái vòm cổ điển và sang trọng

Câu hỏi thường gặp

  1. Độ dày của tôn lợp mái là bao nhiêu?

    Độ dày của tôn lợp mái phụ thuộc vào loại tôn và yếu tố kỹ thuật của nhà sản xuất. Mỗi loại tôn ứng với mỗi yêu cầu kỹ thuật và độ dày khác nhau. Độ dày của tôn được tính bằng đơn vị zem. Zem càng lớn thì tôn càng dày và độ bền cao. Đa số các loại tôn trên thị trường hiện nay đang được sản xuất với độ dày từ 2 – 5zem tùy loại.

  2. Tại sao các loại mái thường có hình lượn sóng?

    Mái nhà là nơi chịu lực trực tiếp từ mặt trời, gió, nước mưa… Theo các kỹ sư, mái nhà kiểu lượn sóng giúp tăng khả năng chịu lực của mái so với các loại mái phẳng. Bên cạnh đó, cấu tạo lượn sóng giúp tăng diện tích bề mặt và khả năng tản nhiệt của mái nhà. 

Hy vọng những chia sẻ về các loại mái nhà và lưu ý trong thiết kế mái trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của mái nhà và có sự lựa chọn đúng đắn cho không gian của mình. 

>>> Xem thêm:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services