Mâm cỗ là một nét đẹp văn hóa của người Việt đặc biệt vào dịp Tết. Mang ý nghĩa liêng thiêng trong việc thờ cúng tổ tiên của các gia đình. Mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm cỗ khác nhau. Riêng miền Bắc không chỉ chú trọng hương vị mà món ăn còn đầy đủ màu sắc tượng trưng cho một năm mới sung túc và ấm no. Bài viết này bTaskee sẽ giúp bạn tìm hiểu mâm cỗ ngày Tết miền Bắc có những món gì nhé!
Món ngon trong mâm cỗ tết miền Bắc
Văn hóa ẩm thực miền Bắc vốn rất tinh tế và cầu kỳ. Người miền Bắc rất coi trọng hình thức, do đó mâm cỗ ngày Tết Cổ Truyền thường được bày biện rất tỉ mỉ và công phu. Ngày nay do cuộc sống có bận rộn, mâm cỗ ngày Tết miền Bắc cũng đơn gian hơn nhưng vẫn đảm bảo có những món sau:
Xôi gấc
Xôi gấc món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới.
Do vậy, trong mâm cơm ngày Tết người miền Bắc luôn chuẩn bị món xôi gấc để thiết đãi mọi người, mong một năm mới nhiều tài lộc và may mắn sẽ đến.
>> Xem thêm: Cách Nấu Xôi Gấc Mềm Dẻo Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà
Bánh chưng
Bánh Chưng là một trong những loại bánh truyền thống Việt Nam được nhiều người ưa thích vào dịp Tết. Bánh không chỉ ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Bánh chưng có nhân đậu xanh, thịt mỡ được bọc bên ngoài là lớp lá dong cùng dây lạc.
Hương vị béo bùi của bánh chưng sẽ giúp mâm cơm ngày tết của gia đình bạn thêm tròn vị. Bánh Chưng là sự thể hiện của lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông với đất trời đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.
Món mặn
Thịt heo nấu đông
Thịt nấu đông là món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng. Món này được làm từ thịt lợn ba chỉ, chân giò, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ.
Sau khi nấu xong, để nguội rồi cho ngăn mát tủ lạnh. Một miếng thịt đông ăn kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết miền Bắc.
Thịt được bảo quản trong ngăn lạnh đông lại thành tảng. Trong cái không khí ấm lạnh ngày Tết, được thưởng thức món thịt đông dưa chua thì thật tuyệt vời.
>> Xem thêm: Cách Nấu Thịt Đông Chuẩn Hương Vị Tết
Thịt gà luộc
Thịt gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những dịp trọng đại, đặc biệt là ngày Tết. Gà luộc tượng trưng cho cuộc sống ấm no, an khang, với niềm tin màu vàng mang đến nhiều điều may mắn và thuận lợi.
Vì thế, khởi đầu một năm mới với món gà luộc vàng óng để gia đình bạn có được khởi đầu may mắn và cầu gì được nấy. Hương vị thơm ngon, ngọt thanh của thịt gà luôn tạo nên một hương vị riêng trong ngày Tết.
>> Xem thêm: Top 99+ Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Ngon Miệng, Dễ Làm
Giò lụa, giò thủ
Giò lụa, giò thủ cũng là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Bắc. Giò lụa hay còn gọi chả lụa (miền Nam). Chả lụa được làm từ thịt heo giã nhuyễn vẫn giữ được vị ngọt từ thịt và gia vị, còn chả thủ được làm từ phần thịt của thủ heo.
Hiện nay, bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua các loại giò lụa, giò thủ truyền thống tươi ngon tại các siêu thị, cửa hàng. Giò lụa ngon khi có mùi hương đặc trưng của thịt luộc và lá chuối tươi, ăn vào có vị ngọt đậm đà được nhiều người ưa thích vào dịp Tết.
Nem rán
Nem rán là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày lễ tết của người Việt, đặc biệt là người dân miền Bắc. Trong mâm cơm ngày tết, các dịp quan trọng, người miền bắc đều làm món nem rán.
Đối với món ăn này, người miền Bắc gọi tên là nem rán, còn người miền Nam gọi bằng cái tên thân thương là chả giò. Món nem rán giòn tan, béo ngậy nhân thịt chấm với nước chấm chanh tỏi cay nồng.
Nguyên liệu phong phú, đa dạng gơi ra sự muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Tất cả kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn như sự đồng lòng, gắn bó giữa con người với nhau.
Món canh
Canh măng lưỡi lợn
Măng lưỡi lợn hầm với giò heo là món ăn đặc biệt không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từng lát măng vàng mỡ màng, mềm mại nhưng giòn ngọt đậm đà tích tụ tinh túy của núi rừng.
Măng lưỡi lợn ngọt mềm kế hợp với vị béo bùi của thịt tạo nên một món canh đậm đà, thanh nhã như chính con người Hà Nội. Khi thưởng thức, măng phải mềm, giòn mà vẫn không mất đi mùi vị đặc trưng, măng thơm nồng là cảm giác dù ai có đi đâu xa cũng khó lòng quên được.
Canh miến nấu măng
Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc, canh miến nấu măng luôn là món ăn đặc biệt được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và công dụng rất tốt của nó.
Canh miến nấu măng là một trong những món ăn truyền thống của người dân miền Bắc. Vị béo bùi của thịt kết hợp với hương thơm thanh mát của măng tạo nên một món ăn hấp dẫn mọi thực khách.
Ngoài những món khô thì sự xuất hiện của một tô canh miến nấu măng thơm ngon tạo thêm màu sắc cho mâm cơm ngày Tết thêm phần sung túc và ấm cúng.
Canh bóng thập cẩm
Canh bóng thập cẩm hay còn gọi là canh bóng thả là đồ ăn không thể thiếu trong mâm cỗ mỗi dịp Tết miền Bắc. Bóng thả đem nấu với rau củ tạo nên một món canh bổ dưỡng không quá phức tạp để món canh bóng trông nhiều màu sắc rực rỡ hơn.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được từng miếng bóng bì mềm mại, dẻo dẻo kết hợp cùng vị beo béo của giò, trứng hòa cùng nước dùng ngọt thanh. So với canh măng sườn, canh bóng bì mọc giúp giải ngấy tốt hơn trong các bữa cơm ngày tết, lại giúp bổ sung rau xanh.
>> Xem thêm: Mâm Cơm Ngày Tết Nên Có Những Món Nào?
Món ăn kèm
Rau nộm
Bên cạnh những món ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ dễ gây ngán và khó tiêu trong Tết thì không thể thiếu các món rau nộm. Không chỉ giúp mâm cỗ ngày Tết thêm màu sắc mà món rau nộm tươi ngon sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng, kích thích ăn ngon hơn trong ngày Tết.
Người miền Bắc thường làm rau nộm từ rau muống, su hào, hoa chuối,… các nguyên liệu đơn giản, dễ làm. Bổ sung rau nộm vào mâm cơm ngày Tết hội tụ đầy đủ sắc, hương, vị tuyệt vời trong ngày đầu năm.
Dưa hành
Không biết tự bao giờ, dưa hành được xem như món ăn truyền thống, gắn liền với ẩm thực đất Bắc, trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết dâng lên tổ tiên được người miền Bắc rất ưa chuộng.
Tết ăn quá nhiều các món chứa nhiều dầu mỡ và khó tiêu khiến bạn chán ăn, tuy nhiên nếu bạn ăn kèm với món dưa hành bạn không chỉ cảm thấy ngon miệng hơn mà nó còn góp giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Nếu bạn không có thời gian đi chợ để nấu những món ăn ngon vào ngày Tết. Hãy sử dụng dịch vụ đi chợ của bTaskee. Các chị Ong sẽ giúp bạn cho những nguyên liệu tươi ngon nhất.
Tải app bTaskee và trải nghiệm các dịch vụ tiện ích gia đình tốt nhất.
Gợi ý mâm cỗ ngày Tết 3 miền
Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc
Mâm cỗ Tết của người miền Bắc không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng đến hình thức, màu sắc với mong muốn một năm mới nhiều may mắn cho cả gia đình.
Mâm cỗ được các gia đình tuân thủ nghiêm ngặt theo quy tắc: 4 bát 4 đĩa này tượng trưng cho tứ trụ của đất trời, bốn mùa giao hòa và đếm tổng ra con số 8 (bát) cũng mang ý nghĩa “phát”. Mâm cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Những mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.
4 bát sẽ bao gồm các món điển hình như:
- Canh bóng thả nấu với chân tẩy và nước dùng gà
- Chân giò hầm măng khô
- Mọc nấm thả và miến nấu lòng gà.
4 đĩa sẽ bao gồm các món như:
- Gà trống thiến luộc
- Nem rán
- Giò lụa (hoặc giò thủ, chả quế)
- Bánh chưng
Ngoài ra trên mâm cỗ miền Bắc còn có các món tráng miệng rất đa dạng với nhiều loại mứt Tết và trái cây khác nhau ví dụ như mứt quất (mứt tắc), mứt gừng, mứt sen, ô mai mơ, hồng khô,… Đặc biệt là món chè kho thơm ngọt được nấu rất kỹ từ đậu xanh và đường là món tráng miệng gần như không thể thiếu.
Mâm cỗ ngày Tết miền Trung
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung là sự giao thoa giữa sự tinh tế của miền Bắc và nét mộc mạc của miền Nam. Nhưng các món ăn trong mâm cỗ miền Trung lại mang nét đặc trưng riêng chỉ nơi này mới có.
Do ảnh hưởng văn hóa cung đình nên cỗ Tết miền Trung được chia làm nhiều đĩa lớn nhỏ, bày biện xếp tỉa công phu, tỉ mỉ hình con công, con phượng, chữ thọ, hình hoa.
Những món ăn cơ bản thường thấy trong mâm cỗ Tết miền Trung bao gồm:
- Gà luộc
- Thịt heo
- Bánh tét
- Nem chua
- Dưa hành
- Ram cuốn.
Ngoài Ngoài ra, mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung còn có các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm. Miền Trung còn là nơi nổi bật với thói quen “cuốn” cho nên mâm cỗ ngày Tết của các tỉnh không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn.
Mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Trái với những miền khác, miền Nam là vùng đất được mẹ thiên nhiên ban tặng cho nhiều đặc sản và trái cây phong phú, đa dạng. Thêm nữa, miền Nam xưa kia lại là vùng đất của dân di cư, nên cỗ Tết của phương Nam có phần phong phú và ít nặng về nghi thức như miền Bắc.
Mâm cỗ ngày Tết miền Nam không thể thiếu các món như: Canh khổ nhồi thịt quan với quan niệm mọi sự khổ ải sẽ đều qua đi để đón chào một năm mới hạnh phúc hơn. Thịt kho trứng (thịt kho tàu) có ý nghĩa thể hiện mong muốn của người dân nơi đây, nước lợ tẩy sạch nước mặn đồng chua để mùa màng được xanh tốt.
Nếu bánh chưng là linh hồn của Tết miền Bắc thì bánh tét lại là thứ quà không thể thiếu trên mâm cỗ của miền Nam. Bánh tét miền Nam rất đa dạng về cả hương vị lẫn màu sắc, bánh có nhân đậu xanh, đậu đen, chuối, dừa,…
Ngoài ra một số gia đình cũng chuẩn bị thêm chả lụa, giò thủ, lạp xưởng, gỏi gà,… để chuẩn bị bữa cơm ngày đầu năm thêm tươm tất.
Qua nội dung tổng hợp trên bTaskee hi vọng sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc mâm cỗ ngày Tết miền Bắc có những món ăn ngon gì? Cũng sự khác nhau giữa cách bày biện mâm cỗ ngày Tết 3 miền, những đều mang ý nghĩa thiêng liêng về cội nguồn, tổ tiên. Chúc bạn và gia đình năm 2024 vui vẻ và may mắn nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan khác:
- Điểm Danh Top 5+ Món Xào Ngày Tết Thơm Ngon, Dễ Làm Tại Nhà
- 6+ Món Ăn Chống Ngán Ngày Tết Cực Dễ Làm Tại Nhà Mà Ai Cũng Khen Ngon
- Tổng Hợp 10+ Món Ăn Vặt Ngày Tết Đãi Khách Không Nên Bỏ Qua