Rằm tháng 7 là một lễ hội quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng rằm tháng 7 và cách cúng như thế nào?
Mâm cúng rằm tháng 7 – Mâm cúng Phật
Thông thường, để tỏ lòng thành kính, không sát sinh, thuận theo nhân quả, các mâm cúng Phật vào ngày rằm tháng 7 sẽ là các món chay. Do đó, chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 dâng Phật sẽ có những món sau:
- Xôi đậu xanh, xôi gấc hoặc xôi hạt sen
- Chả giò chay hoặc chả giò nấm
- Canh rau củ hoặc canh nấm
- Đậu hũ sốt nấm
- Tùy theo điều kiện và sở thích của mỗi gia đình có thể chọn các món chay khác.
Nếu gia đình không có điều kiện chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ chay, gia đình chỉ có tấm lòng thành và bày đĩa trái cây cúng đơn giản. Vậy lễ vật trong mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
- Các loại hoa tươi như: hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,…
- Nhang
- Nước
- Rượu
- Quần áo giấy
Mâm cúng Thần Linh Và Gia Tiên
Theo đúng nghi thức, thực đơn mâm cúng rằm tháng 7 cho Thần Linh và Gia Tiên sẽ là các món mặn. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh gia đình có thể làm mâm cỗ chay. Thực đơn có thể được chuẩn bị theo đặc trưng của vùng, miền hay theo sở thích ăn uống của tổ tiên khi còn sống.
Mâm cúng Thần Linh và Gia Tiên gồm các món sau:
- Thịt gà
- Canh rau củ hoặc canh xương hầm
- Chả giò, nem
- Rau luộc
- Chè
- Xôi
Vậy lễ vật cúng bao gồm những gì?
- Hoa tươi
- Hoa quả
- Rượu
- Nước
- Vàng mã
- Nến
- Giày dép, quần áo,… bằng giấy
Mâm cúng rằm tháng 7 – Mâm cúng Chúng Sinh (Cúng Cô Hồn)
Cúng Chúng Sinh hay còn được gọi là cúng ngoài trời, cúng Cô Hồn. Đây được hiểu là cúng cho những cô hồn đã mất, không nhà cửa, nơi nương tựa hay sa cơ lỡ vận. Một mâm cúng rằm tháng 7 đơn giản cho Chúng Sinh bao gồm những món như:
- Cháo trắng nấu loãng
- Trái cây
- Các loại bánh kẹo
Nên lưu ý các món chuẩn bị nên là những món chay. Vì theo quan niệm, các vong hồn sẽ bị khơi dậy tham sân, si khi cúng đồ mặn. Một mâm cúng Chúng Sinh cần chuẩn bị một số lễ vật sau:
- Gạo muối
- Tiền trần
- Nước
- Nến
- Nhang
>>>Xem thêm: Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp và trang nghiêm
Cách cúng mâm cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất
Nhiều người thắc mắc cách cúng mâm cúng rằm tháng 7 đúng nghi thức sẽ cần quan tâm đến những yếu tố nào. Dưới đây là một số gợi ý để bạn đọc có thể tham khảo:
Ngày cúng
Ngày cúng chuẩn nhất cho rằm tháng 7 là ngày 13 tháng 7 âm lịch. Theo quan niệm dân gian và truyền thống lâu đời, 13 tháng 7 âm lịch là ngày Đường Phong, là điềm lành nên các hoạt động xuất hành, cầu may mắn rất tốt.
Đồng thời, đây cũng là ngày hoàng đạo tốt, có quý nhân phù trợ, nên cúng rằm tháng bảy sẽ mang đến nhiều điềm lành cho gia chủ.
Giờ cúng
Theo các chuyên gia, việc cúng Tổ Tiên và các lễ cầu siêu Vu Lan báo hiếu nên được diễn ra vào ban ngày. Khoảng thời gian cúng hợp lý nhất là từ 11 – 12 giờ.
Bởi theo quan niệm của người xưa, vào khung giờ này, Thổ Thần sẽ cho phép vong linh người nhà được thổ thần phù hộ độ trì mà sẽ không bị quấy rầy bởi các cô hồn dã quỷ được thả về vào ngày rằm tháng 7.
Thời gian cúng Chúng Sinh tốt nhất là vào buổi tối, từ 17h – 19h. Tuy nhiên, cần lưu ý các ngày giờ cúng đều phải thực hiện trước 12h trưa ngày 15/7.
>>>Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa theo từng vùng miền
Nghi lễ cúng
Nội dung dưới đây sẽ giúp ích cho bạn về các thông tin cần thiết cho nghi lễ cúng. Đừng vội bỏ qua nhé!
Nghi lễ cúng Phật
Buổi sáng thường là thời gian thích hợp để thực hiện nghi lễ cúng Phật. Người chủ lễ ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị đầy đủ mâm cúng rằm tháng 7. Sau đó người chủ lễ thắp 3 nén hương, đọc lời thề rõ ràng, không nhanh quá, không chậm quá. Buổi lễ kết thúc sau khi chủ lễ khấn xong, chắp tay lạy 3 lần.
Cúng gia tiên
Cũng giống như cúng Phật, gia đình cũng nên thực hiện lễ cúng Gia Tiên vào buổi sáng tại nhà. Người chủ trì thắp 3 nén hương và bắt đầu khấn. Kết thúc lễ bằng cách vái 3 lần. Đợi kết thúc 1 tuần hương, người chủ trì đọc văn khấn hóa vàng và giày dép cho gia tiên.
Cúng vong linh vất vưởng (Cúng cô hồn)
Như các thông tin được chia sẻ ở trên, lễ cúng Chúng Sinh sẽ được diễn ra vào buổi chiều hoặc tối. Sau khi bày đủ các mâm lễ và cúng xong, gia chủ thắp hương khấn 3 vái, sau đó đọc văn khấn và vái lạy ba lần.
Sau khi đợi được 1 tuần hương, gia chủ rắc muối gạo ra. Việc này có ý nghĩa giúp các linh hồn không còn quanh quẩn bên trong nhà, gây ảnh hưởng đến người thân. Sau đó gia chủ đốt vàng mã, đọc to văn khấn hóa vàng, lúc này các vong hồn sẽ đi.
Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 vì công việc nội trợ quá bận rộn, đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ bTaskee nhé! Chị Ong của bTaskee sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị những mâm cúng đúng lễ nghi nhất!
Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình ngay hôm nay
Câu hỏi thường gặp
- Nên cúng gì và nên tránh gì khi cúng rằm tháng 7?
Nên cúng các loại thức ăn như hoa, trái cây, xôi chè,… Kiêng kỵ không nên cúng thịt rắn, thịt chó, thịt mèo, mắm, tỏi,…
- Cần lưu ý điều gì về mâm cúng rằm tháng 7?
Khoảng 2 ngày trước khi cúng, bạn phải giữ thân thể sạch sẽ, không làm ô uế bản thân bằng việc ăn thức ăn có mùi. Lễ sẽ được cúng trong chùa hoặc trước cửa nhà. Ngoài ra, số lượng cô hồn lang thang trong ngày rằm tháng 7 rất nhiều nên trên đồ đốt cho người thân phải ghi rõ tên người nhận, khi cúng phải đọc tên người thân to, rõ ràng.
Trên đây là những việc cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng ngày rằm tháng 7 âm lịch. Hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu thêm các thông tin này để chuẩn bị cho gia đình một lễ cúng đúng nghi thức nhất!
>> Xem thêm:
- Cách làm gà cúng vàng đẹp, đơn giản và nhanh chóng
- Cúng hóa vàng là gì? Mâm cơm hóa vàng ngày Tết gồm những món nào?
Hình ảnh: Canva, Internet