Có những nguyên nhân nào khiến máy in bị lem mực? Có thể khắc phục tình trạng này ngay tại nhà hay không? Cùng bTaskee tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân khiến máy in bị lem mực
Giấy in không chất lượng
Khi thấy máy in bị nhòe mực, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra chất lượng giấy in. Có thể sản phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc bị ẩm do quá trình bảo quản không tốt. Điều này khiến cho mực bám vào giấy nhưng không thấm và khô kịp nên dẫn tới tình trạng giấy bị lem.
Bên cạnh đó, độ dày của giấy cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bản in. Nếu giấy quá mỏng thì trong quá trình in rất dễ bị gập, nhăn, xếp quạt khiến mực phun không đều.
Đổ mực in sai cách
Trong quá trình đổ mực, các thao tác thực hiện sai hoặc dùng loại mực không tương thích với máy sẽ khiến máy in màu bị lem mực.
Trước khi nạp mực cần lưu ý lắc đều hộp để tránh bị lắng hoặc vón cục. Nếu đã thực hiện đúng các thao tác mà chất lượng bản in vẫn không thay đổi hoặc xuống cấp hơn thì tốt nhất là liên hệ đơn vị bảo hành thiết bị.
Mực in không chất lượng
Mực cho vào máy in cũng cần có sự tương thích nhất định với từng dòng thiết bị. Trên thị trường hiện nay có vô vàn sản phẩm mực in với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên bạn không nên mua loại quá rẻ, vì đây rất có thể là mực kém chất lượng, sẽ nhanh chóng làm hỏng máy in.
Trống máy in bị mòn
Khi thấy bề mặt bản in xuất hiện các chấm nhỏ li ti xếp thành một hàng thẳng thì khả năng cao trống máy đã bị hỏng.
Trống máy in là bộ phận hoạt động khá năng suất lúc hoạt động nên dễ bị ăn mòn. Nó có công dụng truyền động momen quay từ motor chính đến các linh kiện khác của hộp mực máy in như trục từ, trục đảo mực.
Cách khắc phục khi máy in bị lem mực
Tùy vào từng nguyên nhân khiến máy in bị dính mực, bạn nên áp dụng cách khắc phục tương ứng như sau:
- Trường hợp giấy in kém chất lượng: Kiểm tra chất lượng giấy trước khi tiến hành in ấn, tránh sử dụng giấy quá mỏng hay bị ẩm ướt.
- Trường hợp đổ mực sai cách: Thường xuyên lau chùi hộp mực và thực hiện các thao tác đổ mực in chuẩn kỹ thuật, giúp hạn chế máy in bị em mực 2 bên hoặc toàn bộ trang giấy.
- Trường hợp mua phải mực in kém chất lượng: Nên loại bỏ và đầu tư loại mực đạt chuẩn, chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tương thích với dòng máy in.
- Trường hợp trống máy in bị hỏng: Bạn cần thay trống mới để máy hoạt động bình thường trở lại.
Bạn bận rộn với công việc cả ngày tại văn phòng? Bạn không có thời gian vệ sinh nhà cửa. Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa chuyên nghiệp và uy tín của bTaskee. Đội ngũ cộng tác viên sẽ nhanh chóng trả lại cho bạn căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Các loại mực máy in phổ biến, thông dụng
Các loại mực in chất lượng, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Mực in Ribbon: Giá thành tốt, đa dạng mẫu mã, nóng chảy ở nhiệt độ thấp, chống mài mòn, không bị phai,…
- Mực in laser: Dạng bột kết hợp với các chất tạo màu, polyme tạo ra bột nhuyễn có tính chất điện học thích hợp cho máy in laser. Chất lượng sản phẩm sau in ấn có độ bền cao, rõ nét hơn và hạn chế bong tróc.
- Mực in dạng lỏng: Ưu điểm của nó là in ra các bản vẽ, hình ảnh, tài liệu chất lượng cao. Tuy nhiên hạn chế của loại mực này là dễ bị lem và cần dùng loại mực chất lượng tốt để hình ảnh, chữ viết được bóng mượt, rõ nét.
- Mực in dạng đặc: Được dùng nhiều tại các văn phòng vì giá thành rẻ, đáp ứng được tốc độ in nhanh, không độc hại với người dùng và môi trường.
- Mực in nhuộm: Được in trên giấy bằng cách chuyển từ dạng rắn sang dạng hơi, thường mất khá nhiều thời gian để khô.
Ưu điểm của loại mực này là giá thành rẻ, màu sắc tươi sáng. Nhưng lại dễ bị lem khi dính nước, không phù hợp với các ấn phẩm để ngoài trời.
- Mực dầu: Chuyên dùng để in trên các bề mặt chất liệu trong suốt và dán. Lớp dầu trên bề mặt giúp bảo vệ màu mực trước tác động ngoại cảnh, thích hợp cho những ai muốn lưu trữ tài liệu lâu dài.
Cách đổ mực vào máy in đúng cách
Bạn có thể tham khảo cách đổ mực vào máy in chuẩn, đúng kỹ thuật để tăng độ bền cho thiết bị như sau:
- Đầu tiên, bạn cần xác định loại mực phù hợp với máy in của mình bằng cách xem kỹ hướng dẫn hoặc hỏi người bán cẩn thận trước khi mua.
- Tiếp đó, chuẩn bị dụng cụ và nạp mực cho máy in theo các bước sau:
- Bước 1: Tháo ốp ở đầu trống.
- Bước 2: Tháo hộp mực ra.
- Bước 3: Đổ lượng mực thải trong máy đi.
- Bước 4: Tháo nắp hộp mực và tiếp hành cho mực in vào.
- Bước 5: Ghép 2 phần của hộp mực với nhau.
- Bước 6: Lắp hộp mực vào máy và in kiểm tra để điều chỉnh nếu cần.
Một số lưu ý khi máy in bị lem mực
Trong quá trình sử dụng máy in không thể tránh được những lúc gặp trục trặc, mực in bị lem. Sau đây là những điểm cần lưu ý khi thấy máy in bị lem mực:
- Xem xét và đánh giá tình trạng thiết bị, cụ thể máy in bị lem mực một bên hay hai bên? Sau đó, xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
- Nếu không tìm được nguyên nhân để sửa máy in bị lem mực thì giữ nguyên trạng thái lỗi và mang đến các cửa hàng sửa chữa uy tín.
- Không tự ý tháo dỡ sửa chữa nếu không am hiểu về thiết bị. vì rất dễ làm mất linh kiện và khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Câu hỏi thường gặp
- Vì sao bản in xuất hiện vệt đen chạy dọc hai bên?
Nếu thấy vệt đen chạy dọc trên bản in thì có thể do máy đang bị hỏng hai bộ phận là gạt mực và gạt từ. Bạn nên mang tới các đơn vị sửa chữa để được kiểm tra và xử lý.
- Vì sao máy in mới đổ mực nhưng càng in càng thấy mờ?
Có một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng này như: Không thường xuyên vệ sinh máy, sử dụng loại mực kém chất lượng, vỏ trực từ quá mòn, gạt từ đã mất tính đàn hồi.
- Tại sao bản in ra bị đen cả phần không có nội dung?
Có thể máy in của bạn đã bị thừa mực thu hồi, bạn chỉ cần bỏ bớt và vệ sinh máy thường xuyên sẽ khắc phục được tình trạng này.
Trên đây là các nguyên nhân dẫn tới máy in màu bị lem mực và cách khắc phục hiệu quả tại nhà. Mong rằng những chia sẻ của bTaskee sẽ giúp các bạn giải quyết được các vấn đề đang gặp phải. Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn cách sử dụng máy chiếu chuẩn kỹ thuật cho người mới
- Hướng dẫn cách vệ sinh máy hút ẩm đơn giản – hiệu quả – tiết kiệm chi phí tại nhà
Hình ảnh: Pinterest